Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Học sinh vùng cao “vẽ” tranh từ hạt ngô, hạt gạo tặng thầy cô ngày 20/11

vov.vn - 15:36, 17/11/2020

Không có điều kiện mua quà, học sinh trường Trung học Cơ sở Tả Ngài Chồ làm những bức tranh từ hạt ngô, gạo tặng thầy cô.

Tranh làm từ hạt gạo của học sinh Trường Trung học Cơ sở Tả Ngài Chồ. Ảnh: Vũ Ninh.
Tranh làm từ hạt gạo của học sinh Trường Trung học Cơ sở Tả Ngài Chồ. Ảnh: Vũ Ninh.

Không gian phòng truyền thống Trường Trung học Cơ sở Tả Ngài Chồ (huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai) dịp này trưng bày rất nhiều tác phẩm nghệ thuật được làm từ những hạt gạo, hạt bí, hạt ngô. Mỗi tác phẩm đều có nội dung, đường nét và tinh thần riêng, nhưng tựu chung chứa đựng trong đó là tình cảm và sự biết ơn của học sinh với giáo viên.

Tình cảm của trò nghèo vùng cao

Tráng A Chu, học sinh lớp 6B cho biết, toàn bộ nguyên liệu làm bức tranh đều là hạt gạo đã được rang; sau đó kết dính với nhau bằng bột nếp và đem phơi khô. A Chu cùng các bạn thực hiện ý tưởng trên trong một tháng. Lớp muốn dành tặng những bức tranh này cho thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam. "Chúng em muốn gửi lời cảm ơn đến các thầy cô đã dạy dỗ và chăm sóc chúng em", A Chu nói.

"Cô giáo dạy chúng em hạt gạo là hạt ngọc trời. Hạt gạo Mường Khương cũng được coi là sản vật. Trong hạt gạo này có mồ hôi, công sức của cha mẹ, tinh túy của núi rừng. Vì thế chúng em sử dụng những hạt ngô, hạt gạo làm tranh tặng thầy cô", nam sinh nói thêm.

Để làm bức tranh, thành viên của lớp 6B là Vàng A Lầu cho biết, một bạn sẽ phác thảo bằng bút chì. Sau đó cả lớp sẽ sử dụng những hạt gạo, ngô, bí, đậu… để đính lên bức tranh bằng bột nếp.

Nhóm học sinh sử dụng màu sắc tự nhiên, như màu đen sẽ sử dụng hạt gạo rang bị cháy, màu nâu sử dụng gạo rang cháy vừa tới. Sau khi gạo rang nguội sẽ sử dụng bột nếp để đính lại.

Sự công phu thể hiện ở chỗ, nhóm trẻ sử dụng cây nhíp nhỏ đính từng hạt gạo, ngô, đậu lên phông tranh được làm bằng giấy và có trát qua một lớp bột nếp hoặc hồ dán.

Không gian trưng bày những bức tranh được làm từ gạo, ngô... của học sinh. Ảnh: Vũ Ninh.
Không gian trưng bày những bức tranh được làm từ gạo, ngô... của học sinh. Ảnh: Vũ Ninh.

Mỗi bức tranh thành phẩm có hàng trăm, hàng nghìn hạt gạo, ngô, đậu… Học sinh cứ nhẩn nha xếp từng hạt gạo nhỏ. Đó là cách thể hiện tình cảm và lòng biết ơn chân thành của học sinh nơi đây đến giáo viên.

“Học sinh vùng cao là vậy. Các em không có điều kiện mua những món quà đắt tiền nên cách thể hiện tình cảm rất tự nhiên và giản dị. Đôi khi chỉ khóm hoa rừng, bông cúc dại cũng đáng quý. Với giáo viên ở đây chỉ cần nhìn học sinh tíu tít, trìu mến là lúc nào cũng cảm thấy ấm áp vô cùng”, cô giáo Hà Thị Hoa, giáo viên Ngữ văn cho hay.

Theo cô Trần Thu Hằng, Hiệu trưởng Nhà trường, học sinh giữ bí mật suốt một tháng qua cho đến khi thông báo tới giáo viên thì ai nấy đều bất ngờ. Với cô Hằng, chỉ một nhánh hoa rừng, cây măng, bức tranh cũng làm cô và giáo viên khác ấm lòng và thêm yêu nghề.

Chú trọng văn hóa của đồng bào dân tộc

Trường Trung học Cơ sở Tả Ngài Chồ luôn chú trọng lồng ghép văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc để giúp các em không quên đi cội nguồn.

Thầy Nguyễn Văn Thành, Phó Hiệu trưởng Nhà trường bày tỏ, bản thân trưởng thành từ mảnh đất Mường Khương. Nhờ giáo dục mà anh mới có cuộc sống hôm nay. Vì vậy, anh luôn ý thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc học - Học tập là con đường tươi sáng nhất để thoát nghèo.

"Bên cạnh việc dạy các em tri thức, vốn sống, trường cũng muốn các em biết trân trọng và giữ gìn văn hóa truyền thống của dân tộc mình; dạy các em uống nước thì phải nhớ nguồn”, thầy Thành nói.

Tại mỗi lớp học của trường luôn có một không gian trang trọng trưng bày những bộ quần áo truyền thống của đồng bào dân tộc Mông, những chiếc khèn, món trang sức truyền thống… Đặc biệt, tất cả những món đồ này đều do học sinh thực hiện. Thông qua những hoạt động đó, nhà trường muốn nhắc nhở học sinh phải luôn ghi nhớ nguồn cội và bản sắc văn hóa của dân tộc.

Những tấm thiệp được làm thủ công chứa đựng biết bao tình cảm trân quý của học sinh vùng cao dành cho các giáo viên. Ảnh: Vũ Ninh.
Những tấm thiệp được làm thủ công chứa đựng biết bao tình cảm trân quý của học sinh vùng cao dành cho các giáo viên. Ảnh: Vũ Ninh.

Trường thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, lồng ghép các chương trình văn nghệ - hát, múa bằng tiếng đồng bào dân tộc thiểu số. Đêm văn nghệ, những cô cậu học sinh xúng xính áo quần, trang sức; múa khèn, đánh trống thuần thục, hát những bài hát truyền thống của người Mông, người Nùng, người Dao.

“Chúng tôi đi dạy không mong cầu các em phải thành đạt, kiếm được nhiều tiền hay thành ông nọ, bà kia. Chúng tôi chỉ mong các em có thể thay đổi được nhận thức, nếp sống xưa cũ. Các em thay đổi vì chính các em và cũng vì chính thế hệ sau này, vì tương lai của mảnh đất nơi đây”, một giáo viên nói./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Nam sắp tổ chức Lễ hội hoa sưa năm 2025

Quảng Nam sắp tổ chức Lễ hội hoa sưa năm 2025

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 4 phút trước
Lễ hội “Tam Kỳ - Mùa hoa sưa năm 2025” với chủ đề “Rực rỡ sắc hoa vàng” sẽ được tổ chức từ ngày 10 - 13/4/2025.
Tiềm năng kinh tế từ phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Tiềm năng kinh tế từ phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 6 phút trước
Khai thác tiềm năng, lợi thế để liên kết trồng cây dược liệu theo chuỗi giá trị đang mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp vùng cao, vùng đồng bào DTTS. Từ đó, góp phần chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị kinh tế cho đồng bào DTTS.
Phú Thọ đẩy mạnh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719

Phú Thọ đẩy mạnh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 10 phút trước
Sau gần bốn năm quyết liệt triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Phú Thọ đã có nét khởi sắc. Điện, đường, trường, trạm được đầu tư, xây mới, đời sống của đồng bào DTTS có nhiều bước chuyển tích cực.
Tuần văn hóa, thể thao và du lịch Thái Nguyên sẽ diễn ra vào cuối tháng 4

Tuần văn hóa, thể thao và du lịch Thái Nguyên sẽ diễn ra vào cuối tháng 4

Sắc màu 54 - Minh Anh - 12 phút trước
Tuần văn hóa, thể thao và du lịch Thái Nguyên với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà - Đậm đà bản sắc” sẽ diễn ra vào cuối tháng 4/2025, với nhiều hoạt động văn hóa, du lịch đặc sắc.
Đại Giới Đàn Trí Tấn khu vực Đông Nam Bộ lần thứ I năm 2025 thành công tốt đẹp

Đại Giới Đàn Trí Tấn khu vực Đông Nam Bộ lần thứ I năm 2025 thành công tốt đẹp

Dân tộc - Tôn giáo - Duy Chí - 15 phút trước
Lần đầu tiên tỉnh Bình Dương tổ chức thí điểm Đại giới đàn Trí Tấn, thu hút 400 giới tử đến từ 5 tỉnh thành khu vực Đông Nam Bộ. Trải qua kỳ thi quan trọng về Kinh, Luật, Luận để được công nhận Tì Kheo, Sa Di, tiếp tục gìn giữ, vun đắp giáo pháp, giáo luật Phật Giáo.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Trị: Cải thiện điều kiện tiếp cận dịch vụ công vùng sâu, vùng đồng bào DTTS

Quảng Trị: Cải thiện điều kiện tiếp cận dịch vụ công vùng sâu, vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Khánh Ngân - 30 phút trước
UBND tỉnh Quảng Trị vừa ký ban hành quyết định phê duyệt dự án “Cải thiện điều kiện tiếp cận dịch vụ công trực tuyến cho người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS sinh sống”.
Du lịch Việt - Sự kết hợp hài hòa dịch vụ cao cấp với văn hóa bản địa độc đáo chinh phục giới ‘tinh hoa’

Du lịch Việt - Sự kết hợp hài hòa dịch vụ cao cấp với văn hóa bản địa độc đáo chinh phục giới ‘tinh hoa’

Sự kiện - Bình luận - Minh Nhật - 32 phút trước
Việt Nam đang dần khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch cao cấp toàn cầu nhờ sự kết hợp hài hòa giữa dịch vụ đẳng cấp và bản sắc văn hóa độc đáo.
Ninh Bình chuẩn bị cho Tuần lễ “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”

Ninh Bình chuẩn bị cho Tuần lễ “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”

Du lịch - Quỳnh Trâm - 41 phút trước
UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành Kế hoạch số 70/KH-UBND, chính thức khởi động công tác chuẩn bị cho Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2025 với chủ đề “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”.
Quảng Nam: Xử phạt 2 người nước ngoài buông cả 2 tay khi điều khiển mô tô

Quảng Nam: Xử phạt 2 người nước ngoài buông cả 2 tay khi điều khiển mô tô

Pháp luật - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Công an Quảng Nam đã xác minh, xử phạt 2 người nước ngoài có hành vi buông cả 2 tay khi điều khiển mô tô lưu thông trên đường ven biển.
Gùi góp gạo trong tang ma của người M’nông

Gùi góp gạo trong tang ma của người M’nông

Văn hóa dân tộc - PV - 3 giờ trước
Chiếc gùi là vật dụng không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Trong đó, đồng bào M’nông ở huyện Lắk có một loại gùi độc đáo: gùi dùng để góp gạo trong tang ma.