Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Học sinh cả nước bước vào năm học mới 2024-2025

Minh Nhật - 13:24, 05/09/2024

Sáng 5/9, các trường mầm non, phổ thông trên cả nước đồng loạt tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024-2025.

Hơn 23 triệu học sinh cả nước bước vào năm học mới 2024-2025
Hơn 23 triệu học sinh cả nước bước vào năm học mới 2024-2025

Năm học 2024-2025 có ý nghĩa quan trọng đặc biệt trong lộ trình đổi mới giáo dục phổ thông (GDPT). Năm học này đánh dấu kết thúc nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025; Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và tiến tới Đại hội đảng các cấp.

Đây cũng là năm học Chương trình GDPT 2018 được triển khai ở tất cả các lớp từ lớp 1 đến lớp 12; cũng là năm học đầu tiên tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình GDPT 2018.

Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), tính đến tháng 8/2024, toàn ngành có 25.255.251 học sinh, sinh viên; trong đó số sinh viên là 2.068.522. Tổng số có 53.979 cơ sở giáo dục; 1.659.589 giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, người lao động.

Các trường tổ chức khai giảng theo hướng gọn nhẹ, phù hợp với thực tiễn và điều kiện của địa phương, nhà trường, gồm hai phần. Phần lễ được tổ chức ngắn gọn nhưng đảm bảo trang nghiêm với các nghi thức: Chào cờ, hát Quốc ca (không dùng bản nhạc có lời bài hát được ghi sẵn), đọc thư của Chủ tịch nước... Phần hội tổ chức các hoạt động vui chơi tập thể tuyệt đối an toàn, lành mạnh, tạo không khí vui tươi, phấn khởi của ngày khai giảng năm học mới.

Lạng Sơn: Cô trò trường DTNT gửi gắm mong ước năm học mới

Lãnh đạo Sở GD&ĐT trao tặng Giấy khen cho các học sinh đạt giải cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2023-2024
Lãnh đạo Sở GD&ĐT trao tặng Giấy khen cho các học sinh đạt giải cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2023-2024

Sáng nay, hơn 210.000 học sinh toàn tỉnh Lạng Sơn tham dự Lễ khai giảng năm học mới 2024-2025.

Tại các trường học trong ngày 4/9 đã hoàn thành các bước trang hoàng, sắp xếp để chuẩn bị cho ngày khai giảng với mong ước một năm học mới tràn đầy hạnh phúc phấn khởi.

Theo chia sẻ của em Lâm Thị Thu Huệ - học sinh lớp 10, Trường THPT DTNT tỉnh Lạng Sơn: “Năm nay là năm đầu cấp của em, cũng là lần đầu tiên em xa nhà để đi học tại trường DTNT. Em mong rằng mình sẽ hoàn thành nhiệm vụ học tập, cũng như gặt hái nhiều thành công. Năm học mới, em chúc toàn thể các bạn học sinh trên cả nước có một năm học thành công, hạnh phúc, hoàn thành mục tiêu đề ra”.

Hơn 375 nghìn học sinh Sơn La nô nức khai giảng năm học mới

Các học sinh trường Tiểu học - THCS Chiềng Sinh, TP. Sơn La đến dự Lễ Khai giảng
Các học sinh trường Tiểu học - THCS Chiềng Sinh, TP. Sơn La đến dự Lễ khai giảng

Thời tiết tại 12 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Sơn La mát mẻ, không nóng oi như những ngày trước. Ngay từ sáng sớm, nhiều phụ huynh học sinh đã đưa các em đến cổng trường dự Lễ khai giảng năm học mới năm 2024 - 2025, trong không khí hân hoan, phấn khởi.

Em Mùi Anh Tài, học sinh Trường Tiểu học – THCS Chiềng Sinh, TP. Sơn La cho biết: “Năm nay em bước vào lớp 6. Đây cũng là lần đầu tiên em đi học xa nhà.  Dù em còn bỡ ngỡ với trường lớp, tuy nhiên em được các thầy cô nhiệt tình hướng dẫn, để hòa nhập kịp với các bạn. Em mong rằng, mình sẽ đạt thành tích cao trong năm học mới này”.

Còn em Hoàng Văn Khang, học sinh trường THCS thị trấn Bắc Yên chia sẻ: Năm nay, em bước vào lớp 9. Để chuẩn bị cho ngày khai giảng, em được bố mẹ đưa đi mua quần áo mới, đồ dùng học tập mới. Em thấy rất vui, khi được gặp lại bạn bè và thầy cô sau những tháng nghỉ hè.

Năm học 2024 - 2025, toàn tỉnh Sơn La có 610 trường học, với trên 375.000 học sinh. Để chuẩn bị cơ sở vật chất năm học mới, Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường học trực thuộc, phòng GD&ĐT các huyện, thành phố hướng dẫn các trường rà soát, bổ sung trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi, sửa chữa nâng cấp cơ sở vật chất trường, lớp học. Trong đó, ưu tiên các hạng mục công trình như: Phòng học, thư viện, nhà vệ sinh, công trình nước sạch, khuôn viên, cảnh quan môi trường sư phạm sáng - xanh - sạch - đẹp, đảm bảo các điều kiện dạy học theo chương trình GDPT 2018.

Cao Bằng: Niềm vui trong ngôi trường mới

Các em học sinh Trường Mầm non Pác Pó trong ngày khai trường
Các em học sinh Trường Mầm non Pác Pó (Cao Bằng) trong ngày khai trường

Trong những ngày vừa qua, do ảnh hưởng mưa lũ, một số trường học tại tỉnh Cao Bằng bị ngập nước. Để đảm bảo khai giảng năm học mới, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã có công điện tới Sở GD&ĐT tỉnh Cao Bằng về việc khắc phục hậu quả, sẵn sàng điều kiện đón học sinh.

Ngành GD&ĐT tỉnh Cao Bằng chỉ đạo các nhà trường khẩn trương dọn dẹp trường lớp, chuẩn bị các điều kiện cần thiết phục vụ công tác dạy và học. Trong sáng nay, 100% các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Cao Bằng tổ chức khai giảng và đón các em học sinh quay trở lại trường.

Trên 130.000 học sinh toàn tỉnh Cao Bằng đã khai giảng, chính thức bước vào năm học 2024 - 2025.

Yên Bái xác định giáo dục là chìa khóa để xoá đói giảm nghèo

Đón học sinh tại Trường Mầm non Nặm Khắt Mù Cang Chải, Yên Bái.
Đón học sinh tại Trường Mầm non Nặm Khắt, Mù Cang Chải, Yên Bái

Cùng với cả nước, các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đồng loạt tổ chức Lễ khai giảng chào đón năm học mới 2024 – 2025. Lễ khai giảng không chỉ là một buổi lễ mang tính truyền thống mà còn là một ngày hội của tri thức, niềm vui và hy vọng.

Từ sớm, các trường học trên toàn tỉnh đã rộn ràng tiếng trống trường, cùng với những câu hát, điệu múa của các em học sinh. 

Xác định giáo dục là chìa khoá để xoá đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, phát triển kinh tế - xã hội, Yên Bái luôn đặc biệt quan tâm tới công tác giáo dục. Để động viên thầy cô và học trò ở khắp nơi trong tỉnh, các đồng chí lãnh đạo tỉnh, các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh uỷ dẫn đầu các đoàn công tác tới chung vui với thầy cô và học sinh một số trường học trên địa bàn. Mỗi địa phương từ cấp huyện, thị tới xã phường đều cử các đoàn cán bộ tới tham dự Lễ khai giảng của tất cả các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Đó là một sự động viên vô cùng to lớn đối với toàn ngành GD&ĐT, sự khích lệ lớn đối với các em học sinh.

Rộn ràng ngày khai trường tại vùng cao Thanh Hoá

Thầy và trò Trường Phổ thông DTBT-THCS Mường Lý (Mường Lát, Thanh Hóa) khai giảng năm học mới.
Thầy và trò Trường Phổ thông DTBT-THCS Mường Lý (Mường Lát, Thanh Hóa) khai giảng năm học mới

Hơn 900.000 học sinh tỉnh Thanh Hóa bước vào ngày khai giảng năm học mới 2024-2025 với niềm hân hoan.

Hòa chung không khí tựu trường trên cả nước, sáng 5/9, hơn 11.000 học sinh trên địa bàn huyện miền núi biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) có mặt ở các điểm trường hào hứng tham dự Lễ khai giảng năm học mới.

Năm học 2024-2025, Trường Tiểu học Mường Lý (Mường Lát) có 305 học sinh, chủ yếu là dân tộc Mông. Nhà trường hiện có 3 điểm trường lẻ và 1 điểm trường chính. Điểm trường lẻ xa nhất khoảng 15km. Năm học này thể theo nguyện vọng của đại đa số phụ huynh, nhà trường tổ chức Lễ khai giảng năm học mới tập trung tại điểm trường chính. Các thầy cô giáo và học sinh ở 3 điểm lẻ sẽ tập trung về điểm chính để tham dự Lễ khai giảng.

Mặc dù có điểm trường cách xa trung tâm chừng 15km, nhưng sáng 5/9, tất cả hơn 300 học sinh đã có mặt từ rất sớm để tham dự Lễ khai giảng. Buổi lễ vì thế đã diễn ra thành công, trong không khí tưng bừng, phấn khởi; kỳ vọng thầy và trò nhà trường sẽ có năm học mới đạt thành tích cao…

Hàng trăm học sinh trường PTDTBT Tiểu học tại xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An có mặt sớm tại trường để dự lễ khai giảng.
Hàng trăm học sinh trường PTDTBT Tiểu học tại xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An có mặt sớm tại trường để dự lễ khai giảng

Các huyện miền núi Nghệ An đón năm học mới trong không khí vui tươi, rộn ràng

Hơn 926.000 học sinh của khoảng 1.500 trường học tại Nghệ An dự Lễ khai giảng năm học mới vào 7 giờ 30 phút, ngắn gọn, trang trọng, phù hợp với tình hình thực tế và tâm lý lứa tuổi học sinh mỗi cấp học, tạo không khí vui tươi, phấn khởi. Tại các huyện miền núi, không khí Lễ khai giảng năm học mới diễn ra vui tươi, rộn ràng. Ngay từ sáng sớm, trên các nẻo đường từ thôn, bản đổ về điểm trường chính, học sinh ăn mặc chỉnh tề, tay cầm cờ và hoa, háo hức dự lễ. Nhiều học sinh ở xa, nhất là học sinh khối lớp 1, mầm non… được bố mẹ, ông bà đưa đến tận trường.

Từ mờ sáng, em Vi Thị Thanh háo hức dậy sớm, mặc bộ váy mới cùng mẹ và anh tới trường. Bản Kẻm Đôn (huyện Quế Phong) cách trường chính Tiểu học Tri Lễ 1 là 5km. Em Thanh đi học ở điểm trường lẻ Tân Thái, cách nhà 2km đi bộ.

Thầy giáo Nguyễn Minh Hòa, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tri Lễ 1 cho biết, trường có 15 lớp, 2 điểm trường với 398 học sinh, chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái, Khơ Mú. Hòa chung không khí cả nước, tại 2 điểm trường, 100% học sinh đều đến dự khai giảng năm học mới đầy đủ, vui vẻ. Dù là trường khó khăn vùng giáp biên, trước ngày khai giảng, nhà trường đã sửa sang lại cơ sở vật chất, sơn sửa lại nhiều hạng mục, tạo cho học sinh không khí vui tươi, phấn khởi trước thềm năm học mới.

Tại các trường trung học phổ thông: Quế Phong, Quỳ Châu, Kỳ Sơn, Tương Dương…, ngay sau phần lễ khai giảng trang trọng cũng diễn ra phần hội với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian mang đậm bản sắc…

Nghệ An có 11 huyện miền núi, để nâng cao giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng khó khăn, ngành Giáo dục đã tham mưu UBND tỉnh trình HĐND thông qua Nghị quyết về chính sách hỗ trợ các trường bán trú ở các huyện miền núi. Trên cơ sở mô hình các trường bán trú, nội trú kiểu mới sẽ có 16 tiêu chí đánh giá; tăng cường các môn Tin học, Tiếng Anh cho các trường miền núi với kế hoạch bài bản. Đồng thời lựa chọn đội ngũ có chuyên môn tốt (kể cả theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến) để đảm bảo giáo viên có chất lượng...

Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng xuống tận các bản làng hỗ trợ học sinh đi khai giảng

Hoà chung không khí của cả nước, ngay từ sáng sớm, những học sinh vùng biên Việt - Lào xã Hướng Việt, Hướng Lập (huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị) háo hức đến các điểm trường Trăng - Tà Puồng (trường Tiểu học và THCS Hướng Việt) và trường PTDTBT Tiểu học và THCS Hướng Lập.

Đây đều là những địa phương vùng cao, với số đa là các học sinh con em đồng bào DTTS, đời sống còn nhiều khó khăn. Cùng với đó, đường đến trường đều là đồi núi, địa hình hiểm trở, nhiều sông suối. Thấu hiểu điều đó, lực lượng thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Trị bố trí lực lượng xuống tận các bản làng, điểm trường... để hướng dẫn, hỗ trợ các học sinh đến trường dự khai giảng.

Thấu hiểu điều đó, lượng lượng thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Trị bố trí lực lượng xuống tận các bản làng, điểm trường... để hướng dẫn, hỗ trợ các học sinh dự khai giảng. (Ảnh: Phan Vĩnh)
Lực lượng Bộ đội Biên phòng Quảng Trị bố trí lực lượng xuống tận các bản làng, điểm trường... để hướng dẫn, hỗ trợ các học sinh dự khai giảng. (Ảnh: Phan Vĩnh)

Năm học này, toàn ngành Giáo dục Quảng Trị có hơn 178.120 học sinh; trong đó, học sinh các lớp đầu cấp khoảng 41.880 học sinh. Số học sinh DTTS khoảng 32.630 học sinh.

Ngành giáo dục Quảng Trị xác định chủ đề năm học 2024 - 2025 “Kỷ cương trách nhiệm, đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”. Năm học này, ngành Giáo dục Quảng Trị triển khai 16 nhóm nhiệm vụ trọng tâm.

Học sinh Đắk Nông "đội mưa" tới dự khai giảng năm học mới

Hầu hết địa phương trong tỉnh Đắk Nông đều có mưa, các em học sinh tới trường đều được cha mẹ và thầy cô chăm sóc, chuẩn bị chu đáo.

Tại Trường THPT chuyên Nguyễn Chí Thanh (TP. Gia Nghĩa), từ đầu giờ sáng, hàng trăm phụ huynh đã tranh thủ chở con đến trường bằng xe ô tô cá nhân. Số đông các em tự đến trường trong trang phục áo mưa, ô dù ... để bảo đảm không bị ướt.

Em Lệ Quỳnh (phường Nghĩa Đức) cho biết phải đến sớm để chuẩn bị cho Lễ khai giảng thật trang ngiêm và ấn tượng: "Khai giảng vui và an toàn thì cả năm sẽ vui".

Tương tự, tại Trường Mầm non Hoa Phượng Vàng (TP. Gia Nghĩa), từ sáng sớm, nhà trường đã bố trí thêm phương án dự phòng như tăng thêm bạt che, ghế nhựa ... để bảo đảm cho trẻ và phụ huynh dự lễ không bị ướt.

Hơn 183 nghìn học sinh tại 370 trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Đắk Nông tới dự khai giảng năm học 2024-2025.

Hơn 23 triệu học sinh cả nước bước vào năm học mới 2024-2025 8

Học sinh DTTS Gia Lai trong trang phục truyền thống đón năm học mới

Ngay từ sáng sớm, học sinh Trường PTDTNT tỉnh Gia Lai trong bộ trang phục truyền thống đến trường dự Lễ khai giảng năm học 2024-2025. Các em hân hoan, phấn khởi bước vào năm học mới với nhiều dự định, ước mơ.

Em Ksor Hnguyên, lớp 12D, Trường PTDTNT tỉnh Gia Lai chia sẻ, mặc dù đã có thời gian dài gắn bó với trường, lớp và thầy cô, bạn bè nhưng buổi Lễ khai giảng năm nay khá đặc biệt với em. Bởi đây là năm học cuối của bậc THPT nên em khá bồi hồi và xúc động.

Ksor Hnguyên hy vọng sẽ có những kỷ niệm đẹp trong thời học sinh với thầy, cô và bạn bè. Đặc biệt, em sẽ cố gắng học tốt để thực hiện ước mơ của mình. Ksor Hnguyên cũng hy vọng các bạn học tập thật tốt, đạt được nhiều thành tích cao.

Học sinh Trường PTDT nội trú tỉnh Gia Lai trong trang phục truyền thống dự Lễ khai giảng năm học mới.
Học sinh Trường PTDT nội trú tỉnh Gia Lai trong trang phục truyền thống dự Lễ khai giảng năm học mới

Ngành GD&ĐT tỉnh Gia Lai có 759 trường mầm non, phổ thông với 407.921 học sinh/12.045 lớp. Năm học 2023-2024 chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục dân tộc, giáo dục mũi nhọn đều tăng. Trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 tỷ lệ đỗ tốt nghiệp đạt 98,84% (tăng 1,05% so với năm 2023); chất lượng mũi nhọn học sinh giỏi quốc gia đạt 42,22% (có 38/90 thí sinh dự thi đạt giải), tăng 2,5% so với năm học 2023-2024.

Đi ghe đến trường dự khai giảng ở cực nam Tổ quốc

Học sinh huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) đi đò đến dự lễ khai giảng
Học sinh huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) đi đò đến trường dự Lễ khai giảng

Sáng nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Cà Mau diễn ra thuận lợi. Tại một số điểm trường trên địa bàn huyện Ngọc Hiển - vùng đất tận cùng cực nam Tổ quốc, nhiều học sinh đến trường dự lễ khai giảng từ rất sớm bằng phương tiện đò.

Dù vậy, các em vẫn dậy sớm chuẩn bị và vui vẻ, hào hứng khi chính thức bước vào năm học mới.

Tại trường THPT Ngọc Hiển, niềm vui của thầy và trò trong ngày Lễ khai giảng được nhân đôi, khi năm học này ngôi trường mới được đưa vào sử dụng.

Lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Cà Mau cho biết, bằng nhiều nguồn kinh phí khác nhau, tỉnh đã đầu tư xây dựng, đưa vào sử dụng trong năm học mới này 157 phòng học các cấp; sửa chữa, nâng cấp 210 phòng học. Đến thời điểm này, nhân lực, vật lực được đầu tư cho các trường cơ bản đáp ứng đủ các điều kiện bước năm học mới.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ mười ba, nhiệm kỳ 2020-2025

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ mười ba, nhiệm kỳ 2020-2025

Sáng 2/4, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã tổ chức Hội nghị lần thứ mười ba, xem xét, cho ý kiến vào Đề án về tổ chức quân sự địa phương “tinh, gọn, mạnh” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị.
Đơn vị cung ứng giống cây dược liệu không thực hiện cam kết, nhiều hộ DTTS rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”

Đơn vị cung ứng giống cây dược liệu không thực hiện cam kết, nhiều hộ DTTS rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”

Pháp luật - Phạm Tiến - 4 phút trước
Từ năm 2024 đến nay, nhiều hộ đồng bào DTTS tham gia Dự án trồng cây dược liệu quý (trồng cây gấc) ở huyện A Lưới , TP.Huế rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”. Đất trồng cây gấc đã san ủi, hố trồng cây gấc đã đào, thế nhưng đơn vị tham gia liên kết sản xuất là Công ty La San lại chưa giao cây giống, vật tư trồng gấc như cam kết.
Xín Mần (Hà Giang): Những tín hiệu tích cực từ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Xín Mần (Hà Giang): Những tín hiệu tích cực từ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Khoa học - Công nghệ - Vũ Mừng - 7 phút trước
Những năm gần đây, việc liên kết, chuyển giao và tiếp nhận những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã góp phần gia tăng năng suất và chất lượng cây trồng cho các hộ dân tại huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.
Cà Mau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển là di tích Quốc gia đặc biệt

Cà Mau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển là di tích Quốc gia đặc biệt

Trang địa phương - Minh Nhật - 7 phút trước
Trong tháng 4/2025, tỉnh Cà Mau sẽ tổ chức nhiều sự kiện văn hóa nhằm tôn vinh các giá trị truyền thống. Trong đó có sự kiện đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Ðường Hồ Chí Minh trên biển.
PC Lào Cai: Đẩy mạnh chuyển đổi số, hạn chế lừa đảo đối với khách hàng dùng điện

PC Lào Cai: Đẩy mạnh chuyển đổi số, hạn chế lừa đảo đối với khách hàng dùng điện

Xã hội - Trọng Bảo - 9 phút trước
Hiện nay, tình trạng lừa đảo qua mạng, trong đó, có việc giả mạo nhân viên điện lực để lừa đảo khách hàng ngày càng tinh vi. Nhằm bảo đảm an toàn cho khách hàng dùng điện, hạn chế tối đa rủi ro, Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) đã và đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số nhằm nâng cao tính minh bạch.
Lạng Sơn: Đồng bào có đạo thi đua sống

Lạng Sơn: Đồng bào có đạo thi đua sống "tốt đời đẹp đạo"

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Anh - 10 phút trước
Với phương châm "sống tốt đời, đẹp đạo" thời gian qua, đồng bào có đạo tại Lạng Sơn luôn hăng hái thi đua phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, qua đó có những đóng góp quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, khẳng định rõ hơn vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Độc đáo tục rước dâu của người Dao Thanh Y ở Bình Liêu

Độc đáo tục rước dâu của người Dao Thanh Y ở Bình Liêu

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 16 phút trước
Lễ cưới của người Dao Thanh Y ở Bình Liêu (Quảng Ninh) không chỉ là một nghi thức quan trọng trong đời sống hôn nhân, mà còn mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống với nhiều phong tục đặc sắc hiếm thấy ở các dân tộc khác. Trong đó, lễ rước dâu là phần đặc biệt nhất, thể hiện sự giao thoa giữa tín ngưỡng, phong tục và tinh thần cộng đồng.
Những người lính với hành trình làm sạch đất

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Phóng sự - Hoàng Chính-VM - 23 phút trước
Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.
Phát huy nguồn lực tôn giáo đóng góp vào sự phát triển đất nước

Phát huy nguồn lực tôn giáo đóng góp vào sự phát triển đất nước

Dân tộc - Tôn giáo - Hà Anh - 33 phút trước
Trong tiến trình phát triển của đất nước, tôn giáo không chỉ là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần mà còn là nguồn lực quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, xây dựng phát triển đất nước. Với những giá trị đạo đức, văn hóa và tinh thần cộng đồng sâu sắc, tôn giáo đóng vai trò tích cực trong việc xây dựng một xã hội nhân văn, tiến bộ và thịnh vượng.
Gốm Yang Tao - Nghệ thuật từ đôi tay người phụ nữ M'nông

Gốm Yang Tao - Nghệ thuật từ đôi tay người phụ nữ M'nông

Sắc màu 54 - Xuân Hòa - 36 phút trước
Tại những buôn làng Tây Nguyên, mỗi sản phẩm thủ công không chỉ là vật dụng mà còn là tác phẩm nghệ thuật mang dấu ấn văn hóa. Những chiếc bình gốm, ché hay con vật bằng đất sét là kết tinh từ đôi tay khéo léo của những người phụ nữ buôn làng - nơi sự sáng tạo hòa quyện với tình yêu đất đai, quê hương.
Đắk Mil - Vùng trọng điểm cây cà phê ở Đắk Nông gồng mình chống hạn

Đắk Mil - Vùng trọng điểm cây cà phê ở Đắk Nông gồng mình chống hạn

Trang địa phương - Lê Hường - 1 giờ trước
Nhiều công trình thủy lợi cạn trơ đáy, cây cà phê héo rũ, rụng lá, hoa cháy đen; người dân vùng trọng điểm cà phê Đắk Mil của tỉnh Đắk Nông đang tìm đủ cách chống chọi với hạn cứu cây trồng.