Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hòa Bình phát triển kinh tế gắn với xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh

Lê Anh - 2 giờ trước

Phát triển kinh tế gắn với xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh là mục tiêu quan trọng mà tỉnh Hòa Bình quan tâm, góp phần tăng cường sức mạnh quốc phòng, giữ vững ổn định địa bàn, tạo môi trường thuận lợi để tỉnh phát triển nhanh, bền vững, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hòa Bình luôn chú trọng kết hợp phát triển kinh tế với củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh
Hòa Bình luôn chú trọng kết hợp phát triển kinh tế với củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh

Phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng vũ trang

Các chương trình mục tiêu quốc gia có ý nghĩa rất quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội và quốc phòng, an ninh của đất nước; tác động sâu rộng đến các đối tượng thụ hưởng chương trình. Là địa bàn chiến lược của Quân khu 3, tỉnh Hòa Bình đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thực hiện tốt nhiệm vụ này, góp phần tăng cường sức mạnh quốc phòng, giữ vững ổn định địa bàn, tạo môi trường thuận lợi để tỉnh phát triển nhanh, bền vững.

Trong 9 tháng đầu năm 2024, tỉnh đã tổ chức huấn luyện cho 14.989 dân quân tự vệ, gồm: Dân quân tự vệ năm thứ nhất, đơn vị dân quân cơ động, dân quân tự vệ tại chỗ, binh chủng chiến đấu, binh chủng đảm bảo.

Theo Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh Hòa Bình Nguyễn Phi Long, trong 5 năm qua, lượng vũ trang tỉnh Hòa Bình đã phát động 6 phong trào thi đua và 24 đợt thi đua đột kích, thi đua cao điểm. Từ các phong trào thi đua đã nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, khả năng sẵn sàng chiến đấu của lượng vũ trang; giải quyết khâu yếu, việc khó, tạo động lực hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ.

Lực lượng vũ trang tỉnh Hòa Bình đã phát huy vai trò nòng cốt, chủ động hiệp đồng với các đơn vị, các sở, ngành địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; thực hiện tốt phong trào thi đua “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Quân đội tham gia phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”; chủ động phối hợp với các ban, ngành địa phương và giúp đỡ nhân dân phát quang đường làng, ngõ xóm; tu sửa, làm mới đường giao thông nông thôn...

Các cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang của tỉnh xây dựng được 14 mô hình “Làng, bản Văn hóa quốc phòng an ninh” ở địa bàn đặc biệt khó khăn. Mô hình “Đồng hành cùng em đến trường” đã vận động quyên góp, trao tặng 2.081 xe đạp, 545 cặp sách, 144 xuất học bổng, 747 thẻ bảo hiểm y tế. Mô hình “Công trình 100 đồng thắp sáng niềm tin” đã lắp được 83 cột đèn chiếu sáng 1,8km đường. Mô hình “Ngôi nhà 1000 đồng” đã hỗ trợ xây được 20 nhà, với tổng trị giá 1,6 tỷ đồng...

Tập trung xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh

Hòa Bình là tỉnh miền núi, nằm ở giáp ranh giữa ba khu vực: Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và đồng bằng sông Hồng; có nhiều tuyến giao thông thủy, bộ thuận lợi, trở thành cửa ngõ, cầu nối quan trọng kết nối với nhiều vùng, khu vực của đất nước.

Đây cũng là vùng đất có điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu phong phú, đa dạng, giàu tiềm năng phát triển du lịch, nơi xây dựng “công trình thế kỷ” - Nhà máy Thủy điện Hòa Bình; địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc anh em (riêng đồng bào Mường chiếm khoảng 63% dân số của tỉnh),…

Đặc biệt, đây là địa phương có diện tích đất lâm nghiệp lớn với độ che phủ rừng cao, có nhiều hang động tự nhiên và nhiều công trình kinh tế, quốc phòng quan trọng của quốc gia, nên có vị trí chiến lược cả về kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng, an ninh. Với tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh và nguồn lực phong phú, đa dạng, Hòa Bình hội tụ đủ các điều kiện để phát triển “xanh, bền vững, toàn diện”.

Tỉnh Hòa Bình đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tăng cường sức mạnh quốc phòng, giữ vững ổn định địa bàn, tạo môi trường thuận lợi để tỉnh phát triển nhanh, bền vững.
Tỉnh Hòa Bình đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tăng cường sức mạnh quốc phòng, giữ vững ổn định địa bàn, tạo môi trường thuận lợi để tỉnh phát triển nhanh, bền vững.

Theo Đại tá Đinh Đình Trường, Phó Tham mưu trưởng Quân khu 3, phát huy những tiềm năng, lợi thế sẵn có, cùng với đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh luôn coi trọng nhiệm vụ củng cố quốc phòng, an ninh, nhất là xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh và đạt kết quả khá toàn diện. Rõ nét nhất là nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từng bước được nâng lên; đời sống của đồng bào các dân tộc ngày càng được cải thiện, “thế trận lòng dân” được xây dựng vững chắc và phát huy mạnh mẽ. Lực lượng vũ trang tỉnh được xây dựng theo hướng tinh, gọn, mạnh, có chất lượng tổng hợp, khả năng sẵn sàng chiến đấu cao; tiềm lực quốc phòng và thế trận khu vực phòng thủ ngày càng vững chắc,…

Tuy nhiên, do điều kiện khí hậu, địa hình và do lịch sử để lại, Hòa Bình vẫn là tỉnh nghèo, đời sống nhân dân ở một số xã vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Trong khi đó, tình hình an ninh nông thôn, vấn đề dân tộc, tôn giáo vẫn tồn tại những nhân tố có thể gây mất ổn định; hoạt động vận chuyển, buôn bán ma túy, tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp,…

Thực tiễn đó đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và lực lượng vũ trang tỉnh cần tập trung mọi nguồn lực xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, tạo môi trường thuận lợi để Hòa Bình phát triển ngày càng văn minh, giàu đẹp.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bình Định: Giúp phụ nữ DTTS tự tin vào chính mình

Bình Định: Giúp phụ nữ DTTS tự tin vào chính mình

Thời gian qua, việc triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh Bình Định đã mang lại nhiều ý nghĩa tích cực, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Nhiều phụ nữ người DTTS đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tự tin vào chính mình, vươn lên làm chủ cuộc sống.
Bình Gia: Hỗ trợ 17 dự án phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp

Bình Gia: Hỗ trợ 17 dự án phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp

Tin tức - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Theo Quyết định số 693/QĐ-UBND ngày 25/3/2024 của UBND huyện Bình Gia, triển khai Tiểu dự án 1, Dự án 3-Hỗ trợ phát triển sản xuất Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững huyện Bình Gia đã phân bổ nguồn vốn là 2.828 triệu đồng. Nguồn vốn kéo dài của năm 2022 thực hiện năm 2024 là 18 triệu đồng, vốn kéo dài của năm 2023 thực hiện năm 2024 là 218 là triệu đồng (trong đó: 195 triệu đồng ngân sách trung ương, 23 triệu đồng ngân sách huyện).
Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Nghĩa Đàn (Nghệ An):

Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Nghĩa Đàn (Nghệ An): "Trợ lực" để vùng DTTS và miền núi vươn mình

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 1 giờ trước
Tính đến 20/11/2024, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) đã giải ngân được 97,36% nguồn vốn đầu tư phát triển và 43,99% nguồn vốn sự nghiệp của Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Sau 4 năm triển khai thực hiện, nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719 đã trở thành “đòn bẩy” giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi có nhiều khởi sắc.
Tập trung tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu cuối năm

Tập trung tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu cuối năm

Media - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Từ đầu tháng 11/2024, Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Lào Cai đã vận hành 5 luồng thông quan tại Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành, thay cho 2 luồng trước đây, trong đó, có 2 luồng xuất khẩu, 3 luồng nhập khẩu. Đây là nỗ lực nhằm gia tăng năng lực thông quan hàng hóa qua địa bàn tỉnh, giảm thiểu tình trạng ách tắc xảy ra nhất là vào dịp cao điểm cuối năm.
Thái Nguyên với công tác xoá nhà tạm, nhà dột nát

Thái Nguyên với công tác xoá nhà tạm, nhà dột nát

Xã hội - Thảo Khánh - 2 giờ trước
Công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã trở thành một phong trào rộng khắp, trở thành điểm sáng của công tác giảm nghèo bền vững, không chỉ góp phần nâng cao đời sống người dân mà còn là động lực để phát huy hơn nữa truyền thống tương thân tương ái, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Nậm Nhùn (Lai Châu): Tổ chức tuyên truyền về công tác bảo tồn lễ hội năm 2024

Nậm Nhùn (Lai Châu): Tổ chức tuyên truyền về công tác bảo tồn lễ hội năm 2024

Văn hóa dân tộc - Thảo Khánh - 2 giờ trước
Vừa qua, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu) tổ chức chương trình tuyên truyền phục vụ công tác bảo tồn lễ hội "Mừng lúa mới" (Chi lê xã sả lảm mể) dân tộc Mảng, huyện Nậm Nhùn năm 2024 tại xã Nậm Ban.
Người già dân tộc Thái đi học... chữ Thái

Người già dân tộc Thái đi học... chữ Thái

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 27/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Quốc hội thông qua Nghị quyết về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035. Người già dân tộc Thái đi học... chữ Thái. Người Dao Thanh y Yên Sơn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chính sách tín dụng nước sạch ở Đắk Nông, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống

Chính sách tín dụng nước sạch ở Đắk Nông, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống

Kinh tế - Phương Linh - Nguyễn Lương - 2 giờ trước
Thời gian qua, nguồn vốn cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) đã giúp hàng chục ngàn hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Đắk Nông được sử dụng nước sạch, có nhà vệ sinh, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hòa Bình phát triển kinh tế gắn với xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh

Hòa Bình phát triển kinh tế gắn với xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh

Công tác Dân tộc - Lê Anh - 2 giờ trước
Phát triển kinh tế gắn với xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh là mục tiêu quan trọng mà tỉnh Hòa Bình quan tâm, góp phần tăng cường sức mạnh quốc phòng, giữ vững ổn định địa bàn, tạo môi trường thuận lợi để tỉnh phát triển nhanh, bền vững, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đánh giá kết quả thực hiện Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Kon Tum với Ủy ban Mặt trận đoàn kết phát triển tổ quốc Campuchia tỉnh Ratanakiri

Đánh giá kết quả thực hiện Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Kon Tum với Ủy ban Mặt trận đoàn kết phát triển tổ quốc Campuchia tỉnh Ratanakiri

Trang địa phương - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Ngày 27/11, tại Tp. Kon Tum, diễn ra buổi làm việc đánh giá kết quả thực hiện Bản ghi nhớ về hợp tác giữa Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Kon Tum (Việt Nam) và Ủy ban Mặt trận đoàn kết phát triển Tổ quốc Campuchia tỉnh Ratanakiri (Campuchia). Bà Y Thị Bích Thọ - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Kon Tum và ông Ngin Nell - Phó Tỉnh trưởng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Mặt trận đoàn kết phát triển Tổ quốc Campuchia tỉnh Rattanakiri đồng chủ trì buổi làm việc.
Bình Định: Giúp phụ nữ DTTS tự tin vào chính mình

Bình Định: Giúp phụ nữ DTTS tự tin vào chính mình

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 2 giờ trước
Thời gian qua, việc triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh Bình Định đã mang lại nhiều ý nghĩa tích cực, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Nhiều phụ nữ người DTTS đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tự tin vào chính mình, vươn lên làm chủ cuộc sống.
Quốc hội thông qua Luật Phòng không nhân dân

Quốc hội thông qua Luật Phòng không nhân dân

Thời sự - Hoàng Quý - 2 giờ trước
Ngày 27/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội chính thức thông qua Luật Phòng không nhân dân với tỷ lệ tán thành cao.