Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hiệu quả từ thực hiện chính sách dân tộc ở huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang)

Vũ Mừng - 16:00, 13/11/2024

Nằm cách thành phố Hà Giang hơn 100km, Hoàng Su Phì là huyện biên giới phía Tây tỉnh Hà Giang, với 13 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó đồng bào DTTS chiếm hơn 95%. Thời gian qua, huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, trong đó, tổ chức thực hiện hiệu quả các dự án chính sách dân tộc, các chương trình mục tiêu quốc gia. Qua đó, đã góp phần bảo đảm an sinh xã hội, ổn định đời sống của Nhân dân các dân tộc trên địa bàn.

Với sự quan tâm của chính quyền các cấp hệ thống cơ sở vật chất của Thị trấn Vinh Quang, huyện Hoàng Su Phì ngày một hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển.
Với sự quan tâm của chính quyền các cấp hệ thống cơ sở vật chất của thị trấn Vinh Quang, huyện Hoàng Su Phì ngày một hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển

Nhiều kết quả nổi bật về công tác dân tộc

Để cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc, huyện đã ban hành các nghị quyết, kế hoạch, đề án triển khai thực hiện phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.

Theo đó, các chương trình, chính sách được triển khai hiệu quả, đúng đối tượng đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), tạo sự thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi của huyện. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; nhiều hộ đã có tích lũy và mở rộng phát triển sản xuất, phát triển kinh tế, du lịch dịch vụ. Các công trình cơ sở hạ tầng đầu tư đã phát huy hiệu quả, góp phần tích cực vào chương trình xây dựng nông thôn mới, đời sống vật chất của đồng bào DTTS từng bước được cải thiện và nâng cao; khối Đại đoàn kết các dân tộc được tăng cường; an ninh - quốc phòng được giữ vững.

Hằng năm, trên cơ sở nguồn vốn được phân bổ, căn cứ vào định hướng phát triển KT-XH, huyện Hoàng Su Phì đã lồng ghép nguồn lực từ các Chương trình MTQG như: Xây dựng nông thôn mới; Giảm nghèo bền vững; Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, giao thông, hỗ trợ phát triển KT-XH… vùng đồng bào DTTS nhất là các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới.

Chỉ tính riêng Chương trình MTQG 1719, trong giai đoạn 2022 - 2024 huyện Hoàng Su Phì được phân bổ 452.169 triệu đồng, thực hiện nội dung các dự án, tiểu dự án. Từ nguồn lực đó, địa phương đã hỗ trợ xây dựng và cải tạo 374 căn nhà; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 4.869 hộ; xây dựng 8 công trình nước sinh hoạt tập trung; hỗ trợ xây dựng trên 100 dự án hỗ trợ phát triên sản xuất cộng đồng và phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị; đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS cho 20/20 xã, đạt 100% kế hoạch. 

Bên cạnh đó, địa phương cũng đã đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị cho các trường nội trú, bán trú, hỗ trợ bữa ăn dinh dưỡng cho con em đồng bào DTTS có khó khăn đặc thù; tổ chức các lớp xóa mù chữ; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch; chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng chống suy sinh dưỡng trẻ em kế hoạch cả giai đoạn năm 2021 - 2025 tại 24/24 xã, thị trấn, đạt 100% kế hoạch; thực hiện bình đẳng giới và những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em.

Ông Bùi Thanh Hưởng, Trưởng phòng Dân tộc huyện Hoàng Su Phì (áo xanh) kiểm tra việc thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn xã Túng Sán
Ông Bùi Thanh Hưởng, Trưởng phòng Dân tộc huyện Hoàng Su Phì (áo xanh) kiểm tra việc thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn xã Túng Sán

Ngoài ra, huyện cũng thực hiện tốt các chính sách về bảo tồn và phát triển văn hóa, du lịch, thông tin tuyên truyền đối với đồng bào DTTS. Trong đó, chú trọng bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, phục dựng các lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc. Huy động nhiều nguồn lực để đầu tư hạ tầng phát triển du lịch, gắn kết và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.

Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền địa phương, từ năm 2021 - 2024, đã hỗ trợ 11.835 lao động người DTTS tiếp cận thuận lợi với thông tin thị trường lao động, dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm, kết nối việc làm. Theo số liệu điều tra KT-XH hết năm 2023 tại huyện Hoàng Su Phì, tỷ lệ hộ nghèo còn 41,35% (giảm 6,58% so với năm 2022), tỷ lệ hộ cận nghèo còn 19,99% (giảm 0,41% so với năm 2022), tỷ lệ nghèo đa chiều còn 61,34% (giảm 6,99% so với năm 2022).

Để chính sách dân tộc tiếp tục đi vào cuộc sống

Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, giai đoạn 2024 - 2029, huyện Hoàng Su Phì xác định, ưu tiên tập trung các nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa huyện với các huyện trong tỉnh. 

Đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững, phát triển nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ là người DTTS. Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh; tiếp tục xây dựng và củng cố khối Đoàn kết dân tộc.

Đồng bào dân tộc Cờ Lao tại huyện Hoàng Su Phì được hỗ trợ trâu để phát triển kinh tế đây là kết quả của Tiểu dự án 1, Dự án 9 Chương trình MTQG 1719 về phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc còn nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù
Đồng bào dân tộc Cờ Lao tại huyện Hoàng Su Phì được hỗ trợ trâu để phát triển kinh tế. Nguồn hỗ trợ thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9 Chương trình MTQG 1719 về phát triển KT-XH các dân tộc còn nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù

Cụ thể, huyện đặt mục tiêu tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm 6,5%/năm; đảm bảo 100% đường giao thông từ huyện đến trung tâm xã được nhựa hóa, bê tông hóa; 100% hộ sử dụng điện thường xuyên; 100% hộ gia đình được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; thực hiện tốt chính sách về giáo dục - đào tạo và y tế cho đồng bào DTTS…

Để chính sách dân tộc tiếp tục đi vào cuộc sống, thời gian tới, cấp ủy, chính quyền huyện tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, triển khai, tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc và chính sách dân tộc.

Cùng với đó, kiện toàn, nâng cao năng lực, hiệu quả cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc và cán bộ làm công tác dân tộc theo đúng quy định. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ là người DTTS cho từng địa phương, từng dân tộc. Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong đồng bào DTTS.

Huyện Hoàng Su phì tuyên truyền chính sách pháp luật tới người dân qua hình thức sân khấu hóa
Huyện Hoàng Su Phì tuyên truyền chính sách pháp luật tới người dân qua hình thức sân khấu hóa

Huyện cũng triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án trong vùng đồng bào DTTS. Theo Phòng Dân tộc huyện Hoàng Su Phì, huyện sẽ huy động nhiều nguồn lực, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư theo quy hoạch, kế hoạch xây dựng nông thôn mới, ưu tiên đầu tư phát triển KT-XH ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn và các thôn có đông đồng bào DTTS sinh sống. 

Tập trung chủ yếu trên các lĩnh vực: Xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng; đầu tư phát triển sản xuất; thực hiện có hiệu quả 3 Chương trình MTQG; từng bước thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường, thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa vùng đồng bào DTTS và các vùng khác trong huyện, giữa các dân tộc trên địa bàn.

Có thể thấy, việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì đã tạo ra những bước chuyển rõ nét về mọi mặt, làm thay đổi diện mạo khu vực miền núi, nâng cao đời sống của người dân.

Điều đó càng làm nhân lên niềm tin của đồng bào các DTTS đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; tạo động lực để đồng bào đoàn kết, phấn đấu xây dựng bản, làng ấm no, hạnh phúc.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Nhìn từ thực tế cơ sở (Bài 1)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Nhìn từ thực tế cơ sở (Bài 1)

Cùng với những tập tục lạc hậu trong đời sống sinh hoạt, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết; suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em còn tồn tại...đang là những vấn đề trăn trở trong việc nâng cao chất lượng dân số ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An. Vì thế, nguồn vốn đầu từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, sẽ là cơ hội, góp phần thực hiện mục tiêu cải thiện tình trạng dân số, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS...
Tin nổi bật trang chủ
Hơn 13 nghìn vận động viên tham gia Giải Marathon Quốc tế Di sản Hạ Long năm 2024

Hơn 13 nghìn vận động viên tham gia Giải Marathon Quốc tế Di sản Hạ Long năm 2024

Thể thao - Giải trí - Mỹ Dung - 20 phút trước
Chiều ngày 16/11, tại TP. Hạ Long (Quảng Ninh) đã diễn ra lễ khai mạc Giải Marathon Quốc tế Di Sản Hạ Long 2024. Hơn 13 nghìn vận động viên (VĐV), trong đó có hơn 1 nghìn 3 trăm VĐV quốc tế đến từ 55 quốc gia đã sẵn sàng tham gia giải chạy vào ngày 3/11/2024. Đây là mùa giải thứ 10 kể từ khi Giải Marathon Quốc tế Di Sản Hạ Long được tổ chức tại Việt Nam.
Lào Cai: Người dân huyện Bắc Hà và Bảo Yên được hỗ trợ 1.000 bình lọc nước sạch

Lào Cai: Người dân huyện Bắc Hà và Bảo Yên được hỗ trợ 1.000 bình lọc nước sạch

Trang địa phương - Trọng Bảo - Minh Nhật - 3 giờ trước
Vừa qua, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lào Cai thực hiện chương trình cấp phát 1.000 bình lọc nước tới các hộ dân bị ảnh hưởng sau cơn bão số 3 (Yagi) và các hộ dân khó khăn, thiếu nước sạch tại 2 huyện Bắc Hà, Bảo Yên của tỉnh Lào Cai.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập Trường Đại học Nông Lâm (Đại học Thái Nguyên)

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập Trường Đại học Nông Lâm (Đại học Thái Nguyên)

Tin tức - Hương Trà - 3 giờ trước
Ngày 16/11, Trường Đại học Nông lâm (Đại học Thái Nguyên) tổ chức Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập (1969-2024). Đến dự có đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; lãnh đạo một số bộ, ban, ngành và các tỉnh: Thái Nguyên, Lào Cai, Hòa Bình, Điện Biên, Hà Giang, Bắc Kạn...
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm

Tin tức - Minh Anh - 4 giờ trước
Trong 2 ngày 15 và 16/11, huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn), tổ chức Lễ hội thảo nguyên Đồng Lâm năm 2024 tại di tích danh lam thắng cảnh Đồng Lâm, xã Hữu Liên.
Tỉnh Hà Giang có tân Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ

Tỉnh Hà Giang có tân Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ

Tin tức - Vũ Mừng - 5 giờ trước
Tại Hội nghị Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hà Giang lần thứ 10, khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 – 2026 được tổ chức vào chiều ngày 15/11, bà Triệu Thị Tình đã được bầu là Chủ tịch Hội LHPN tỉnh.
Độc đáo Chợ phiên biên giới Phiêng Khoài

Độc đáo Chợ phiên biên giới Phiêng Khoài

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 15/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch của đồng bào Khmer tỉnh Kiên Giang. Độc đáo Chợ phiên biên giới Phiêng Khoài. Nỗ lực “vá” rừng bằng cây gỗ lớn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khai thông tuyến du lịch đường biển Hạ Long - Bắc Hải

Khai thông tuyến du lịch đường biển Hạ Long - Bắc Hải

Du lịch - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Ngày 16/11, chuyến tàu biển từ TP Bắc Hải (Quảng Tây, Trung Quốc) đưa gần 1.200 khách cập cảng tàu khách quốc tế Hạ Long (Quảng Ninh), đánh dấu mốc khai thông tuyến du lịch đường biển Hạ Long – Bắc Hải sau nhiều nỗ lực của Quảng Ninh (Việt Nam) – Quảng Tây (Trung Quốc).
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr dự Lễ khai giảng Trường Dự bị đại học TP. Hồ Chí Minh

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr dự Lễ khai giảng Trường Dự bị đại học TP. Hồ Chí Minh

Tin tức - Như Tâm - 5 giờ trước
Ngày 16/11, Trường Dự bị Đại học TP. Hồ Chí Minh tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025 và Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Ủy viên Dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Y Vinh Tơr dự và phát biểu chào mừng.
Hòa Bình: Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà

Hòa Bình: Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà

Tin tức - Mai Hương - Việt Hà - 9 giờ trước
Tối 15/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà. Đây là một trong những hoạt động đầu tiên trong chuỗi sự kiện "Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024"; diễn ra từ ngày 15-23/11/2024 tại thành phố Hòa Bình.
Quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam-New Zealand ngày càng phát triển sâu rộng

Quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam-New Zealand ngày càng phát triển sâu rộng

Thời sự - PV - 10 giờ trước
Tại cuộc gặp của Chủ tịch nước Lương Cường với Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon, chiều 15/11 (giờ địa phương), nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima (Peru), hai nhà Lãnh đạo vui mừng nhận thấy quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam-New Zealand ngày càng phát triển sâu rộng và hiệu quả, hướng đến kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 5 năm Đối tác Chiến lược vào năm 2025.
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Nhìn từ thực tế cơ sở (Bài 1)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Nhìn từ thực tế cơ sở (Bài 1)

Công tác Dân tộc - An Yên - 10 giờ trước
Cùng với những tập tục lạc hậu trong đời sống sinh hoạt, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết; suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em còn tồn tại...đang là những vấn đề trăn trở trong việc nâng cao chất lượng dân số ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An. Vì thế, nguồn vốn đầu từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, sẽ là cơ hội, góp phần thực hiện mục tiêu cải thiện tình trạng dân số, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS...