Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hệ lụy đau lòng từ rượu, bia

T.An - T.Nhân - 09:54, 07/07/2020

Lâu nay tình trạng nhà nhà uống rượu, người người uống rượu trong đồng bào Ba Na ở huyện Tây Sơn (Bình Định) đã và đang gây ra những hệ lụy đau lòng như, tai nạn giao thông, mất an ninh trật tự... Đáng báo động hơn, rượu đang là nguyên nhân gây ra nhiều vụ tự tử.

Huyện đoàn Tây Sơn tổ chức tuyên truyền về tác hại của rượu, bia cho bà con xã Vĩnh An
Huyện đoàn Tây Sơn tổ chức tuyên truyền về tác hại của rượu, bia cho bà con xã Vĩnh An

“Cả làng” nghiện rượu

Tây Sơn là huyện trung du, 3 xã có đồng bào dân tộc Ba Na sinh sống (làng Cam, xã Tây Xuân; làng M6, xã Bình Tân và 5 làng của xã Vĩnh An), với tổng số trên 471 hộ, 1.708 nhân khẩu. Trong đó, tập trung chủ yếu vẫn là xã Vĩnh An với 354 hộ, 1.320 nhân khẩu. Hiện nay, tại các làng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Tây Sơn, nhan nhản các điểm bán rượu.

Theo UBND xã Vĩnh An, xã chỉ có 5 làng nhưng có đến 21 điểm bán hàng tạp hóa nhỏ lẻ kiêm bán rượu. Mỗi làng có ít nhất 2 quán bán bia, rượu. Làng Giọt 1 và Kon Giang đông hơn cả với 13 quán. Quán rượu cách nhà chỉ vài bước chân, xa nhất cũng chỉ 200m. Những can rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ được chiết từ can nhựa ra từng bọc nylon cứ thế bán cho người mua. Mỗi lít rượu ở đây có giá 10.000 - 12.000 đồng.

Có rất nhiều lý do để người dân uống rượu như làm nhà mới, đám cưới, đám ma, đổi vòng công, thậm chí không có chuyện gì làm thì uống rượu giải khuây. Khoảng 80% nhân khẩu trong xã đều sử dụng rượu. Một chủ đầu mối rượu cho biết, chừng 2 - 3 ngày lại cung cấp cho quán bán rượu nơi đây khoảng 300 lít rượu.

Chị Đ.T.H ở làng Kon Mon nói: “Ở làng ai cũng uống hết, trai cũng uống, gái cũng uống. Nếu có tiền thì uống nhiều lắm đó, không có thì mua nợ. Không nợ được nữa thì đi làm thuê kiếm tiền trả; còn không thì lên rẫy chặt buồng chuối, đu đủ, bắp ở rẫy đem vô quán đổi lấy rượu”.

Và những hệ lụy

Theo thống kê của Ban Dân vận Huyện ủy Tây Sơn, từ năm 2014 đến nay, xã Vĩnh An xảy ra 21 vụ tự tử, làm chết 10 người và 11 người được cứu sống kịp thời. Rượu được xác định là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên. Nhiều người uống say về nhà xúc phạm danh dự, nhục mạ, thách thức, đánh đập người thân trong gia đình. Từ đó dẫn đến sự bức xúc, tự ái rồi tìm đến cái chết. Mới đây, bà Đ.T.P vì quá bức xúc đứa con trai nghiện rượu, thường xuyên về nhà đánh đập, chửi bới cha mẹ, bà đã uống thuốc cỏ tự vẫn, may mà cứu được.

Ngoài ra, một bộ phận thanh niên uống rượu chạy xe ẩu, gây tai nạn giao thông và đánh nhau làm mất an ninh trật tự tại địa phương. Ông Đinh Hoang Bình, Chủ tịch UBND xã Vĩnh An, thừa nhận: Tình trạng uống rượu ở xã rất phổ biến. Để ngăn chặn, hạn chế tình trạng uống rượu, bia quá đà, chính quyền xã Vĩnh An cũng đã cử cán bộ, các hội, đoàn thể đến từng làng tuyên truyền, phân tích cho bà con nhận thấy tác hại của rượu, bia. 

Bên cạnh đó, tăng cường vai trò của già làng, Người có uy tín trong việc vận động, giúp đỡ bà con tích cực sản xuất, cải thiện đời sống; hạn chế uống rượu, xóa bỏ các tập tục lạc hậu; làm tốt công tác hòa giải ở cơ sở; xã sẽ tăng cường kiểm tra về an toàn thực phẩm và sẽ xử lý các quán buôn bán rượu không rõ nguồn gốc.

Được biết mới đây, Ban Dân vận Huyện ủy Tây Sơn cũng đã tổ chức Hội nghị “Bàn giải pháp ngăn chặn tình trạng tự tử trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện”. Trong đó, đặc biệt chú trọng chăm lo đời sống, nâng cao dân trí, xây dựng thôn, làng đoàn kết, gia đình hòa thuận; tạo điều kiện để bà con phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống; tăng cường công tác quản lý, giáo dục đối với những hộ, người có hoàn cảnh khó khăn, có nguy cơ tự tử cao.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sập bẫy khóa tu mùa hè, người phụ nữ bị chiếm đoạt 2,8 tỷ đồng

Sập bẫy khóa tu mùa hè, người phụ nữ bị chiếm đoạt 2,8 tỷ đồng

Còn 2 tháng nữa là kết thúc năm học, đây cũng là khoảng thời gian các bậc cha mẹ đi tìm các khóa học hè cho con em. Các khóa học ngày càng đa dạng, từ nhà trường cho đến trung tâm dạy năng khiếu. Nhiều gia đình đã chọn cho con mình các khóa học tu sinh. Tuy nhiên, một số đối tượng xấu đã lợi dụng sự nhẹ dạ của phụ huynh để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Tin nổi bật trang chủ
OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

Kinh tế - An Yên - 10 giờ trước
Thành công sau 5 năm xây dựng Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Nghệ An, không chỉ là 558 sản phẩm OCOP được công nhận (520 sản phẩm 3 sao, 37 sản phẩm 4 sao và 1 sản phẩm 5 sao); mà hơn hết là đã góp phần thay đổi tư duy, nhận thức của mỗi người dân, khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của mỗi vùng đất… để những sản phẩm nông nghiệp được nâng tầm.
Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Sắc màu 54 - Thúy Hồng-Thanh Thuận - 10 giờ trước
Dân tộc Mông ở Cao Bằng chiếm hơn 10% dân số toàn tỉnh, gồm 3 nhóm Mông trắng, Mông hoa và Mông đen. Hiện nay, đồng bào Mông ở Cao Bằng luôn có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc...
Thành công từ nuôi lợn trong hang đá

Thành công từ nuôi lợn trong hang đá

Kinh tế - Hà Việt Lâm - 11 giờ trước
Học xong cấp 3, anh Đinh Văn Sơn ở xóm Sơn Lập, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình từng đi làm thuê nhiều nơi để kiếm sống. Cuộc sống nay đây mai đó, luôn trong cảnh thiếu trước hụt sau. Sau khi bàn với vợ, Sơn quyết định về quê lập nghiệp bằng việc làm chuồng nuôi lợn rừng và lợn bản địa.
Sẻ chia khó khăn với trẻ em DTTS có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới

Sẻ chia khó khăn với trẻ em DTTS có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới

Nhịp cầu nhân ái - Trọng Bảo - 11 giờ trước
Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai vừa tổ chức ra mắt mô hình “Mẹ đỡ đầu” cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, là con em đồng bào DTTS ở khu vực biên giới.
Bắc Giang tập huấn chính sách pháp luật về đất đai cho đồng bào DTTS

Bắc Giang tập huấn chính sách pháp luật về đất đai cho đồng bào DTTS

Tin tức - Mạnh Cường - 11 giờ trước
Thực hiện Tiểu dự án 4, Dự án 5, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã phối hợp UBND huyện Lục Ngạn tổ chức 15 lớp tập huấn “Nội dung cơ bản, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình, cá nhân trong chính sách pháp luật về đất đai vùng đồng đồng bào DTTS và miền núi”.
Tin trong ngày - 18/3/2024

Tin trong ngày - 18/3/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/3, có những thông tin đáng chú ý sau: 50 triệu tin nhắn rác, 50.000 thuê bao lừa đảo bị chặn mỗi tháng. Số hóa gần 10.000 cây sầu riêng tại Đắk Lắk . Người truyền dạy tri thức dân gian dân tộc Dao cho lớp trẻ. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lào Cai đã giải ngân được gần 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Lào Cai đã giải ngân được gần 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Thời sự - Trọng Bảo - 11 giờ trước
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai, tính đến ngày 15/3, giá trị giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt 910 tỷ đồng, bằng 18% kế hoạch giao năm 2024.
Thanh Hóa: Công bố Lễ hội “Sết Boóc Mạy” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thanh Hóa: Công bố Lễ hội “Sết Boóc Mạy” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - Hà Khải - 11 giờ trước
Ngày 17/3, UBND huyện Như Thanh (tỉnh Thanh Hoá) đã long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công nhận Lễ hội “Sết Boóc Mạy” xã Cán Khê là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Hướng tới Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024: Tiếp tục khơi thông động lực phát triển vùng đồng bào DTTS

Hướng tới Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024: Tiếp tục khơi thông động lực phát triển vùng đồng bào DTTS

Trang địa phương - Như Tâm - 11 giờ trước
Cùng với các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi trên cả nước, tỉnh Kiên Giang đang tích cực triển khai công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV- năm 2024. Là tỉnh duy nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có biên giới đất liền, biển và hải đảo, cũng là tỉnh có đông đồng bào DTTS sinh sống; tỉnh Kiên Giang xác định, đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, từ đó tiếp tục khơi dậy quyết tâm của cả hệ thống chính trị và ý chí của đồng bào các dân tộc, đóng góp vào sự phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Lưu Trung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần IV năm 2024, xung quanh nội dung này.
Hậu Giang: Phá thành công một chuyên án làm tiền giả lớn

Hậu Giang: Phá thành công một chuyên án làm tiền giả lớn

Pháp luật - Tào Đạt - Thế Phong - 11 giờ trước
Tối 18/3, phòng An ninh điều tra Công an tỉnh Hậu Giang cho biết vừa phối hợp các phòng nghiệp vụ phá thành công chuyên án “Làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả” liên tỉnh, thu giữ số lượng lớn tiền giả tương đương hơn 640 triệu đồng.
Quảng Ngãi: Đổi mới cách làm đối với sản phẩm OCOP

Quảng Ngãi: Đổi mới cách làm đối với sản phẩm OCOP

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 11 giờ trước
Quảng Ngãi vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024. Theo đó, tỉnh yêu cầu đổi mới cách làm đối với các sản phẩm OCOP như tập trung phát triển các sản phẩm chế biến, chế biến sâu, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế, tiềm năng của địa phương, các sản phẩm được thị trường ưa chuộng và đón nhận.