Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hậu Giang: Phát động triển khai xây dựng 1.400 căn nhà “Đại đoàn kết”

Như Tâm - 20:38, 21/09/2023

Nhân kỷ niệm 20 năm thành lập tỉnh Hậu Giang (01/01/2004 - 01/01/2024), tối 20/9, tại Trung tâm Kỹ thuật Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hậu Giang, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Hậu Giang phát động triển khai xây dựng 1.400 căn nhà “Đại đoàn kết” cho người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh.

Các đại biểu tham dự lễ phát động (Ảnh CTV)
Các đại biểu tham dự lễ phát động (Ảnh CTV)

Qua rà soát, toàn tỉnh Hậu Giang còn 1.429 hộ gia đình chính sách, hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở. Để giải quyết hết các trường hợp này, tỉnh Hậu Giang cần huy động hơn 70 tỷ đồng, hỗ trợ mỗi căn nhà trị giá 50 triệu đồng. Đây vừa là trách nhiệm, vừa là mệnh lệnh từ trái tim, “không để ai bị bỏ lại phía sau” trong hành trình dựng xây một Hậu Giang phồn vinh - ấm no - hạnh phúc.

Phát biểu tại lễ phát động, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh cho biết, trải qua gần 20 năm thành lập, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự quyết tâm cao, nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị, Hậu Giang đã có những bước chuyển mình phát triển mạnh mẽ. 

Đặc biệt là những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) liên tục tăng và cao hơn bình quân cả nước, năm 2021 đạt 3,28%, cao hơn 0,72% so với mức bình quân của cả nước (cả nước tăng trưởng 2,56%); năm 2022 đạt 13,94%, mức cao nhất kể từ khi thành lập tỉnh đứng thứ tư cả nước, tăng 5,92% so với bình quân cả nước (cả nước tăng trưởng 8,02%); đặc biệt 6 tháng đầu năm 2023, tăng trưởng kinh tế vươn lên đứng đầu cả nước đạt 14,21%.

 Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng, thu nội địa tăng bình quân 1.000 tỷ đồng/năm, tăng 20,45%. Công tác chăm lo cho hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nhà ở được thực hiện thường xuyên, liên tục với phương châm “không ai bị bỏ lại phía sau”, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống Nhân dân. 

 Ông Đồng Văn Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang phát biểu lễ phát động xây dựng 1.400 căn nhà “Đại đoàn kết”.
Ông Đồng Văn Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang phát biểu tại lễ phát động xây dựng 1.400 căn nhà “Đại đoàn kết”.

Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cho rằng, mặc dù được cả hệ thống chính trị quan tâm, huy động tối đa nguồn lực chăm lo cho gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo. Tuy nhiên, đến nay Hậu Giang vẫn còn 9.736 hộ nghèo, 7.426 hộ cận nghèo, đặc biệt, toàn tỉnh hiện còn hơn 1.400 hộ chính sách, hộ nghèo, cận nghèo khó khăn về nhà ở. "Vì thế, tỉnh cần lắm sự sẻ chia, sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện của các tập thể, cá nhân, doanh nghiệp giúp họ vươn lên, ổn định cuộc sống, giúp họ có chỗ nơi để “an cư lạc nghiệp”.

Để xây dựng 1.400 căn nhà “Đại đoàn kết” hoàn thành chất lượng, đúng tiến độ, tạo sức lan tỏa tích cực, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh đề nghị, sau lễ phát động, các xã, phường, thị trấn sẽ trao đổi, thống nhất với các hộ gia đình được hỗ trợ, sớm triển khai thực hiện, đảm bảo chất lượng, tiến độ đề ra, giúp người dân an tâm, ổn định cuộc sống.

 Đối với các gia đình được hỗ trợ nhà “Đại đoàn kết” nên cố gắng hỗ trợ thêm nguồn lực trong quá trình xây dựng, về vật chất cũng như ngày công lao động, sớm hoàn thành công trình nhà ở, để yên tâm lao động, sản xuất, từng bước vươn lên, ổn định cuộc sống, góp phần cho sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang đề nghị các địa phương, tiếp tục triển khai sâu rộng phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, quan tâm chăm lo hơn nữa đến các gia đình chính sách, người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, từng bước giúp họ ổn định cuộc sống.

Một số hình ảnh tại buổi lễ phát động

Ông Trần Văn Huyến - Phó Bí Thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và ông Đồng Văn Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang trao bảng tượng nhà đại đoàn kết cho đại diện các hộ dân trên địa bàn tỉnh
Ông Trần Văn Huyến - Phó Bí Thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và ông Đồng Văn Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang trao bảng tượng trưng nhà đại đoàn kết cho đại diện các hộ dân trên địa bàn tỉnh
Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Nghiêm Xuân Thành trao bảng tượng trưng 50 căn nhà “Đại đoàn kết” của Công ty TNHH xây dựng thương mại dịch vụ D.N.T cho UBMTTQ Việt Nam tỉnh Hậu Giang (ảnh CTV)
Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Nghiêm Xuân Thành trao bảng tượng trưng 50 căn nhà “Đại đoàn kết” của Công ty TNHH xây dựng thương mại dịch vụ D.N.T cho UBMTTQ Việt Nam tỉnh Hậu Giang (ảnh CTV)
 Ông Đồng Văn Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang trao thư cám ơn đến nhà tài trợ (ảnh CTV)
Ông Đồng Văn Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang trao thư cám ơn đến nhà tài trợ (ảnh CTV)
Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hậu Giang chụp ảnh lưu niệm với các nhà tài trợ
Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hậu Giang chụp ảnh lưu niệm với các nhà tài trợ
Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Chuyển biến tích cực từ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo sinh kế cho đồng bào vùng DTTS

Sóc Trăng: Chuyển biến tích cực từ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo sinh kế cho đồng bào vùng DTTS

Là tỉnh có hơn 35% đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Khmer chiếm hơn 30% dân số của tỉnh, thời gian qua, Sóc Trăng đã tập trung đẩy nhanh việc triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án... hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Ngãi: Phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 năm 2024

Quảng Ngãi: Phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 năm 2024

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa gửi Tờ trình số 194/TTr-UBND đến HĐND tỉnh về việc đề nghị ban hành Nghị quyết giao kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025.
Lan tỏa giá trị văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào

Lan tỏa giá trị văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào

Thời sự - PV - 9 giờ trước
Trong khuôn khổ chuyến công tác dự Hội nghị cấp cao Chủ tịch Quốc hội 3 nước Campuchia, Lào và Việt Nam (CLV), thăm và làm việc tại Lào, sáng 7/12, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thăm và làm việc tại Công ty Star Telecom.
Thủ tướng chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng

Thủ tướng chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng

Thời sự - PV - 10 giờ trước
Sáng 7/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Đột phá về tư duy làm chính sách (Bài 3)

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Đột phá về tư duy làm chính sách (Bài 3)

Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 với những đột phá về tư duy làm chính sách, đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019, vừa đúng 1 năm sau khi có Nghị quyết số 74/2018/QH14 ngày 20/11/2018. Điều này cho thấy, sự thống nhất và tinh thần trách nhiệm cao của cả hệ thống chính trị trong thực hiện mục tiêu phát triển nhanh, bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kbang (Gia Lai): Quan tâm, phát huy vai trò Người có uy tín

Kbang (Gia Lai): Quan tâm, phát huy vai trò Người có uy tín

Người có uy tín với cộng đồng - Bích Phương - 11 giờ trước
Huyện Kbang, tỉnh Gia Lai hiện có 76 Người có uy tín trong đồng bào DTTS; thành phần chủ yếu là già làng, trưởng, phó thôn, cán bộ hưu trí, trưởng dòng họ...
Tin trong ngày - 6/12/2023

Tin trong ngày - 6/12/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Việt Nam lần thứ 4 được vinh danh là Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới. Ngô không ra hạt, nông dân Sơn La mất mùa. Thầy giáo trẻ truyền lửa bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc Thái. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Điện Biên: Phát huy vai trò của Người có uy tín

Điện Biên: Phát huy vai trò của Người có uy tín

Người có uy tín với cộng đồng - Bích Phương - 11 giờ trước
Toàn tỉnh Điện Biên hiện có 1.557 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Những năm qua, Người có uy tín đã gương mẫu, đi đầu trong vận động Nhân dân hăng hái tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư; tham gia giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường; tích cực tuyên truyền, giáo dục đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng...
Phú Yên: Cây mắc ca mở lối thoát nghèo cho người dân miền núi

Phú Yên: Cây mắc ca mở lối thoát nghèo cho người dân miền núi

Những năm gần đây, tại các huyện miền núi tỉnh Phú Yên đã chú trọng phát triển cây mắc ca, nhiều người dân đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng mắc ca, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Phú Yên dành nguồn lực để hỗ trợ người dân chuyển đổi cây trồng, phát triển sản xuất. Vì thế, cây mắc ca được kỳ vọng sẽ trở thành cây mở lối thoát nghèo bền vững cho người miền núi Phú Yên.
Nghệ An: Đẩy mạnh phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em vùng DTTS

Nghệ An: Đẩy mạnh phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em vùng DTTS

Nhờ nguồn kinh phí thực hiện Dự án 7 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) mà từ năm 2022 trở lại đây, công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ở các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An đã và đang đạt được những bước tiến mới.
Phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA ở Hòa Bình: Quan tâm đầu tư những thôn, bản khó khăn nhất (Bài 1)

Phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA ở Hòa Bình: Quan tâm đầu tư những thôn, bản khó khăn nhất (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 11 giờ trước
Hoà Bình là 1/5 tỉnh được thụ hưởng nguồn vốn thực hiện Dự án “Hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc Chương trình 135” sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Ailen. Đây là nguồn lực quan trọng giúp tỉnh Hòa Bình xây dựng các công trình hạ tầng tại xã, thôn bản ĐBKK, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân, thay đổi diện mạo vùng DTTS.
Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới : Người làm thổ cẩm không còn đơn độc (Bài 1)

Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới : Người làm thổ cẩm không còn đơn độc (Bài 1)

Bên cạnh không gian văn hóa cồng chiêng và hệ thống nghi lễ, lễ hội, thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên mang những nét riêng đặc sắc. Thổ cẩm không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa đặc trưng của từng dân tộc, mà còn là sợi dây gắn kết tình thân. Cùng với sự trợ lực về chính sách của Nhà nước, việc triển khai phù hợp thực tế của địa phương và sự nỗ lực của nghệ nhân, thổ cẩm đang đứng trước những cơ hội mới, tiếp tục thể hiện vai trò quan trọng trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.