Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hậu Giang hướng tới trở thành điểm sáng du lịch cộng đồng sinh thái nông nghiệp

PV - 20:37, 14/06/2023

Ngày 14/6, UBND tỉnh Hậu Giang đã làm việc với các đơn vị liên quan về Đề án phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng với vẻ đẹp hoang sơ. Ảnh: Duy Khương - TTXVN
Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng với vẻ đẹp hoang sơ. Ảnh: Duy Khương - TTXVN

Theo đơn vị tư vấn, từ nay đến năm 2025 sẽ đưa du lịch cộng đồng của Hậu Giang trở thành lĩnh vực kinh tế tiềm năng; tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, đem lại lợi ích cho cộng đồng và nâng cao đời sống của người dân. Mục tiêu của du lịch Hậu Giang đến năm 2030 là lọt vào Top 4 doanh thu tính theo đầu khách, Top giữa tổng doanh thu du lịch Tây Nam Bộ, là điểm sáng du lịch cộng đồng sinh thái nông nghiệp phía Nam.

Với kế hoạch này, các chương trình trải nghiệm du lịch cộng đồng được tập trung triển khai cùng với các hoạt động tham gia sản xuất, làm thủ công truyền thống, trồng trọt, chăn nuôi... giúp du khách có cơ hội trải nghiệm, hiểu thêm về đời sống, văn hóa và con người địa phương. Tỉnh tiếp tục đầu tư hạ tầng và cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dịch vụ và trải nghiệm du lịch cộng đồng bằng các hình thức như du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch nông nghiệp, du lịch giải trí sẽ được phát triển và quảng bá rộng rãi.

Một trong những điểm đặc biệt của du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đến năm 2030 là tập trung phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp bền vững, kết hợp với việc bảo tồn và phát huy giá trị các địa danh địa phương. Hậu Giang phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái dựa trên hệ thống kênh rạch, rừng ngập nước, nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn, nuôi trồng thủy sản, làng nghề, chùa lạ, nhà thờ cổ...

Theo Đề án, đến năm 2025 ít nhất Hậu Giang có 2 cụm du lịch cộng đồng trọng tâm được phát triển gắn liền với định hướng quy hoạch các không gian du lịch của tỉnh, được đưa vào hoạt động hiệu quả; phấn đấu đến năm 2030, tất cả huyện, thị của tỉnh đều có cụm du lịch cộng đồng đạt chuẩn. Du lịch cộng đồng đạt 15% chỉ tiêu khách du lịch, tương đương 700.000 lượt khách của toàn tỉnh và đạt 10% tổng thu trên 300 tỷ đồng về khách du lịch của toàn tỉnh.

Hậu Giang được đánh giá có tiềm năng phát triển du lịch đặc biệt du lịch cộng đồng song do điều kiện sinh thái tương đồng nên tỉnh mang nét chung của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, các sản phẩm du lịch “na ná” như nhau. Các tỉnh trong vùng (Đồng Tháp, Bến Tre, Tiền Giang) đã phát triển du lịch cộng đồng trong thời gian dài, trong khi đó Hậu Giang mới bắt đầu phát triển loại hình này. Vì vậy hoạt động du lịch cộng đồng ở Hậu Giang mang tính nhỏ lẻ, tự phát, trùng lắp về mô hình, cách thức tổ chức thực hiện với các địa phương lân cận nên sức cạnh tranh không cao; người dân chưa phục vụ du khách theo hướng chuyên nghiệp nên chưa hiệu quả.

Năm 2022, hoạt động du lịch của tỉnh Hậu Giang có dấu hiệu phục hồi, khởi sắc. Tỉnh đón 390.000 lượt khách (tăng 166% so với năm 2021); trong đó khách quốc tế đạt 11.000 lượt (tăng gấp đôi), khách nội địa đạt 379.000 lượt (tăng 159%). Tổng thu từ khách du lịch đạt 178 tỷ đồng (tăng 187%).

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Triển khai các chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719, đồng bào dân tộc Lự trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề cấp thiết. Với nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và tinh thần tự lực vươn lên của đồng bào, các chính sách hỗ trợ đã góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người Lự tại nhiều bản làng của Lai Châu.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Media - BDT - 22 phút trước
Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Media - BDT - 39 phút trước
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao là nghi lễ mang đậm tính nhân văn và luôn hướng con người nhớ về nguồn cội của dân tộc mình. Nghi lễ còn là sợi dây liên kết cộng đồng, dòng họ, làng bản ngày càng đoàn kết, bền chặt cùng nhau xây dựng quê hương.
Đổi thay nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách

Đổi thay nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách

Kinh tế - Phương Linh - 1 giờ trước
Trong những năm qua, chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Đắk Lắk đã triển khai Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (gọi tắt là Nghị định 28). Hiệu quả tín dụng chính sách cho thấy, người DTTS trong tỉnh đã tiếp cận được nguồn vốn vay để đầu tư xây dựng nhà ở, chuyển đổi nghề và sản xuất, hướng đến vươn lên thoát nghèo bền vững.
Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Giáo dục - Khánh Sơn - 1 giờ trước
Trường Đại học Luật Hà Nội vừa ban hành thông báo xét tuyển trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy năm 2024 (Khóa 49) theo các phương thức xét tuyển sớm.
Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Thời sự - Thanh Nguyên - 1 giờ trước
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm đặc biệt với chủ đề “Đường lên Điện Biên”. Những thời khắc lịch sử của dân tộc tại chiến trường Điện Biên Phủ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp được tái hiện qua 70 tác phẩm trưng bày tại triển lãm mang đến cho người xem những ấn tượng sâu sắc.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 17): Khát vọng vươn lên của thanh niên DTTS

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 17): Khát vọng vươn lên của thanh niên DTTS

Thanh niên là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò xung kích trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Hiện nay, với tư duy đổi mới, nghị lực, ý chí khát vọng vươn lên của tuổi trẻ, nhiều thanh niên là người DTTS đã vượt lên định kiến, quyết tâm bứt phá trên mọi lĩnh vực, như: Khởi nghiệp, văn hóa, nghệ thuật… và đạt được những thành công nhất định. Từ đó thể hiện ước mơ, hoài bão cống hiến trên chính mảnh đất quê hương, tiếp tục khẳng định sức trẻ, niềm đam mê, lan tỏa tinh thần nhiệt huyết đến thanh niên các vùng đồng bào DTTS. Chương trình vấn đề sự kiện tuần này sẽ bàn về chủ đề: Khát vọng vươn lên của thanh niên DTTS.
Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Tin tức - Thanh Nguyên - 3 giờ trước
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 ấn phẩm sách đặc biệt, đưa bạn đọc đến với bức tranh toàn cảnh về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Xã hội - Tào Đạt - Võ Tiến - 3 giờ trước
Nằm trong hoạt động của Chương trình “Ngày về thôn, bản” và “Ngày thứ Bảy tình nguyện”, ngày 28/4, Chi đoàn Đồn Biên phòng Cửa khẩu A Đớt (Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế) đã phối hợp với Đoàn thanh niên xã Lâm Đớt, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, xuống đồng giúp các gia đình trên địa bàn thu hoạch lúa.
Đưng K’Nớ - ngày ấy, bây giờ

Đưng K’Nớ - ngày ấy, bây giờ

Xã hội - Thảo Linh - 5 giờ trước
Ngày ấy, Đưng K’Nớ là một vùng đất lọt thỏm giữa những cánh rừng nguyên sinh của dãy Bidoup – Núi Bà. Cuộc sống giữa chốn rừng già, tự cung tự cấp, bà con người Cơ Ho chỉ nghĩ đến kiếm cái ăn, cái mặc qua ngày cũng đã khó… nhưng nay, Đưng K’Nớ đã thay da đổi thịt, cuộc sống no ấm đang về trên vùng đất này.
Xây dựng “điểm tựa” cho bản làng thông qua cơ chế, chính sách phù hợp

Xây dựng “điểm tựa” cho bản làng thông qua cơ chế, chính sách phù hợp

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 5 giờ trước
Đội ngũ Người có uy tín luôn giữ vai trò quan trọng; là “cầu nối” đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào DTTS. Do đó Đảng, Nhà nước đã quan tâm, kịp thời ban hành, điều chỉnh, hoàn thiện về cơ chế, chính sách để phát huy vai trò Người có uy tín.
Kon Tum: Tặng hơn 700 phần quà cho các em học sinh DTTS

Kon Tum: Tặng hơn 700 phần quà cho các em học sinh DTTS

Xã hội - Ngọc Chí - 6 giờ trước
Ngày 28/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum phối hợp với Câu lạc bộ Doanh nhân 2030 (trực thuộc Saigon Times Club) tặng 732 phần quà cho các em học sinh DTTS xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà (Kon Tum).