Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Hành trình vượt khó của Sùng A Pó

Quỳnh Trâm - 11 giờ trước

Từ cậu bé chân đất, lội suối, băng rừng tìm chữ, đỗ đạt ra thành phố học học rồi lại trở về bản làng, đem tri thức và tâm huyết của mình cống hiến cho quê hương, anh Sùng A Pó, dân tộc Mông ở bản Tà Cóm, xã Trung Lý, huyện Mường Lát (Thanh Hóa), hiện là Chủ tịch Hội Nông dân xã Trung Lý đã trở thành điển hình về tinh thần ham học và nghị lực vượt khó nơi đại ngàn Pù Hu.

Đường vào bản Tà Cóm phải đi thuyền qua sông Mã
Đường vào bản Tà Cóm phải đi thuyền qua sông Mã

Đường "tìm chữ" gập ghềnh

Trong lớp sương mờ dày đặc buổi sớm nơi vùng lõi Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, bản Tà Cóm (xã Trung Lý, huyện Mường Lát, Thanh Hóa) dường như vẫn chìm sâu trong giấc ngủ của đại ngàn. Nhưng giữa chốn “thâm sơn cùng cốc” ấy, có một ngọn lửa vẫn cháy âm ỉ không bao giờ tắt – ngọn lửa của khát vọng được làm chủ tri thức, làm chủ cuộc đời. Và ở đó có chàng trai người Mông dám vượt núi rừng để đi tìm “con chữ”, làm bệ phóng đổi đời cho chính mình và cho cả bản làng nghèo khó. Đó là Sùng A Pó – người Mông đầu tiên ở bản Tà Cóm đặt chân tới giảng đường đại học.

Sinh năm 1992, Pó vẫn nhớ như in, năm anh 2 tuổi, cha mẹ dắt tay anh rời quê cũ Phù Yên (Sơn La) theo con thuyền xuôi dòng sông Mã, vượt hàng chục ngọn núi, lội rừng cả chục ngày trời để đến vùng lõi Pù Hu, nơi chỉ có rừng rậm, muỗi vắt và những mái lều dựng tạm. Đó là năm 1994 – mở đầu cho cuộc mưu sinh giữa đại ngàn của gia đình anh.

Bốn năm sau, năm 1998, theo vận động của chính quyền, gia đình Pó và nhiều hộ dân chuyển về định cư ở bản Tà Cóm. Khi ấy, điểm trường mầm non, tiểu học đầu tiên được dựng lên từ những tấm liếp tre, phên nứa giữa rừng sâu. Đó cũng là lúc hành trình tìm chữ của những đứa trẻ Mông bắt đầu, trong đó có Pó.

Cuộc sống của đồng bào ở bản Tà Cóm còn gặp nhiểu khó khăn
Cuộc sống của đồng bào ở bản Tà Cóm hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn

Nhưng học hết tiểu học, đường đến trường với Pó ngày càng xa hơn, hiểm nguy hơn. Cấp 2, cấp 3, anh và bạn bè phải đi bộ vượt 50km đường rừng tới trung tâm xã Trung Lý, băng qua hàng chục con dốc dựng đứng, suối sâu, thậm chí cả rừng thú dữ. Có lần đi học qua bản Cá Giáng, Pó và nhóm bạn phải nín thở trốn sau gốc cây già suốt cả giờ đồng hồ vì một con hổ đang xé xác trâu rừng ngay bên đường mòn họ thường đi qua.

Hành trang mỗi chuyến đi học xa nhà chỉ có vài bộ quần áo cũ, cơm trắng, muối và ớt giã. Đói thì tranh thủ lên rừng đào măng, hái rau rừng nấu qua ngày. Vậy mà những bước chân nhỏ bé ấy chưa từng lùi bước.

Gia đình Pó nghèo, lại đông con – 9 anh chị em. Cái ăn còn thiếu, thì chuyện học hành là vô cùng khó khăn. Nhưng cha anh – một người Mông ít chữ nhưng nhiều khát vọng luôn nhắc đi nhắc lại một điều: “Khổ cũng phải cho con đến trường”. Chính sự kiên quyết và niềm tin ấy đã giữ Pó trên con đường học tập đến tận cuối cấp ba.

Năm 2015, chàng trai người Mông nhỏ con, đậm người, mang theo tất cả hy vọng của bản Tà Cóm, thi đậu vào Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, ngành Quản lý xã hội. Anh trở thành người đầu tiên trong bản biết thế nào là giảng đường, giảng viên, thư viện, trở thành tấm gương, người truyền cảm hứng cho một thế hệ trẻ nơi bản làng xa xôi dám mơ ước.

Không chỉ có Pó, các em của anh cũng noi theo bước chân về con đường tri thức ấy: người theo học đại học Y, người học trung cấp y sĩ, người xuất khẩu lao động… Gia đình từng nghèo nhất bản, giờ là một trong những hộ có kinh tế ổn định và có tri thức nhất Tà Cóm.

Sùng A Pó là người đầu tiên ở Tà Cóm đi học đại học
Sùng A Pó là người đầu tiên ở Tà Cóm đi học đại học

Truyền cảm hứng giữa đại ngàn

Tốt nghiệp đại học, không chọn phố thị, Pó chọn trở về bản làng nơi anh lớn lên để làm việc. Từ Bí thư bản Khằm, đến Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã, rồi năm 2023 trở thành Chủ tịch Hội Nông dân xã Trung Lý, Sùng A Pó dần khẳng định vai trò của một người “cán bộ của lòng dân”. Anh không chỉ làm nhiệm vụ quản lý, vận động, tuyên truyền chính sách mà còn là cầu nối tin cậy giữa chính quyền với bà con người Mông. Những buổi xuống bản, anh luôn dùng tiếng Mông để trò chuyện, để giảng giải, để gieo hạt giống niềm tin.

Giờ đây, mỗi khi ngước nhìn về nơi những ngọn núi sẫm màu mây phủ quanh năm, Sùng A Pó lại thầm cảm ơn cha mẹ mình – người đã thắp lên ước mơ học chữ giữa rừng sâu. Cảm ơn thầy cô, những người từng đến dạy giữa bản nghèo bằng ánh đèn dầu tù mù. Cảm ơn những ngày vượt suối lội rừng, để hôm nay, từ chính nơi ấy, anh có thể trở thành người dẫn đường cho bà con mình vượt qua cái đói, cái dốt, cái lạc hậu.

Anh Thào A Sự, Trưởng bản Tà Cóm, chia sẻ: "Người dân ở đây tin tưởng Pó lắm. Bà con quen gọi là "cán bộ Pó". Gia đình Pó là tấm gương sáng để dân bản noi theo. Nhiều nhà tính cho con nghỉ học, đi làm nương rẫy, con gái thì lấy chồng sớm…, hay tin là cán bộ địa phương, bộ đội biên phòng sẽ tìm đến tuyên truyền, vận động và đều lấy dẫn chứng từ Pó và gia đình Pó để vận động”.

Bản Tà Cóm 100% đều là đồng bào dân tộc Mông sinh sống
Bản Tà Cóm 100% đều là đồng bào dân tộc Mông sinh sống

Ở mảnh đất xa xôi, hẻo lánh như Tà Cóm – nơi mà cái nghèo, cái đói còn hiện hữu, việc tìm cái chữ vẫn còn rất khó khăn, thì Sùng A Pó là minh chứng sống làm thay đổi suy nghĩ của nhiều người. Câu chuyện đời của Pó- từ một cậu bé Mông áo vá, chân đất, cơm nắm muối ớt vượt rừng đến trường nay đã là cán bộ trẻ năng động, tri thức..., đã trở thành “ngọn đuốc” dẫn dắt, lan tỏa tinh thần khát khao học hành, làm ăn, vươn lên của nhiều thanh niên trẻ ở Tà Cóm hôm nay.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nơi khởi đầu một con đường huyền thoại

Nơi khởi đầu một con đường huyền thoại

Giữa lòng núi rừng xứ Nghệ, ngay từ thời kháng chiến chống Mỹ, đã có những nhát cuốc đầu tiên hạ xuống khai mở một con đường huyền thoại. Cũng ngay từ lúc ấy, có một cây gỗ lớn dựng lên, thành cột mốc đơn sơ mang tên “Km số 0”…
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Kazakhstan, Azerbaijan, Nga và Belarus

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Kazakhstan, Azerbaijan, Nga và Belarus

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Kazakhstan, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Azerbaijan, thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus từ ngày 5 đến 12/5/2025.
Hàng nghìn tăng ni, phật tử TP. Hồ Chí Minh nghinh đón xá lợi Đức Phật

Hàng nghìn tăng ni, phật tử TP. Hồ Chí Minh nghinh đón xá lợi Đức Phật

Dân tộc - Tôn giáo - Tào Đạt - CTV - 1 giờ trước
Hàng nghìn tăng ni, phật tử đã có mặt từ sớm tại Học viện Phật giáo Việt Nam (huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh) để cung đón đoàn rước xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Ninh Thuận: Đầu tư hơn 10 tỉ đồng bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội Katê

Ninh Thuận: Đầu tư hơn 10 tỉ đồng bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội Katê

Sắc màu 54 - T.Nhân-H.Trường - 3 giờ trước
UBND tỉnh Ninh Thuận vừa phê duyệt Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội Katê của đồng bào Chăm giai đoạn 2025-2030, với tổng kinh phí đầu tư hơn 10 tỉ đồng.
Hơn 250 vận động viên tham gia Giải Cầu lông các CLB tỉnh Bình Định mở rộng năm 2025

Hơn 250 vận động viên tham gia Giải Cầu lông các CLB tỉnh Bình Định mở rộng năm 2025

Thể thao - T.Nhân-N.Triều - 6 giờ trước
Nằm trong chuỗi sự kiện Văn hoá – Thể thao – Di lịch chào mừng 50 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và quốc tế lao động 1/5, sáng 2/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định phối hợp với Liên đoàn Cầu lông tỉnh tổ chức lễ khai mạc Giải Cầu lông các Câu lạc bộ (CLB) tỉnh Bình Định mở rộng năm 2025. Giải đấu sẽ diễn ra đến ngày 4/5.
Gia Lai: Đốt dọn thực bì làm nương rẫy, gần 6 ha rừng bị cháy

Gia Lai: Đốt dọn thực bì làm nương rẫy, gần 6 ha rừng bị cháy

Tin tức - Ngọc Thu - 6 giờ trước
Ngày 2/5, Hạt Kiểm lâm huyện Đức Cơ (Gia Lai) cho biết, đơn vị đã phối hợp với lực lượng chữa cháy vừa kịp thời khống chế, dập tắt đám cháy rừng xảy ra trên địa bàn xã Ia Din sau khoảng bốn giờ bùng phát.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng ban Chỉ đạo hoàn thiện thể chế, pháp luật

Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng ban Chỉ đạo hoàn thiện thể chế, pháp luật

Thời sự - Hoàng Minh - 6 giờ trước
Bộ Chính trị vừa ban hành Quyết định 288-NQ/TW thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật. Ban Chỉ đạo sẽ trực thuộc Bộ Chính trị, do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban.
Gìn giữ di sản cho đời sau

Gìn giữ di sản cho đời sau

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 29/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Xếp hạng di tích Bãi đá có hình khắc cổ ở Hòa Bình. Chùa Monivongsa Bopharam nơi thành phố cực Nam. Gìn giữ di sản cho đời sau. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hành trình vượt khó của Sùng A Pó

Hành trình vượt khó của Sùng A Pó

Phóng sự - Quỳnh Trâm - 11 giờ trước
Từ cậu bé chân đất, lội suối, băng rừng tìm chữ, đỗ đạt ra thành phố học học rồi lại trở về bản làng, đem tri thức và tâm huyết của mình cống hiến cho quê hương, anh Sùng A Pó, dân tộc Mông ở bản Tà Cóm, xã Trung Lý, huyện Mường Lát (Thanh Hóa), hiện là Chủ tịch Hội Nông dân xã Trung Lý đã trở thành điển hình về tinh thần ham học và nghị lực vượt khó nơi đại ngàn Pù Hu.
Cảm hứng cho sáng tạo số từ những ký ức lịch sử

Cảm hứng cho sáng tạo số từ những ký ức lịch sử

Xã hội - Hoàng Quý - 11 giờ trước
Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4) là một trong những dấu mốc trọng đại của lịch sử dân tộc Việt Nam. Trong kỷ nguyên số hiện nay, thế hệ trẻ đang góp phần gìn giữ, phát huy giá trị lịch sử và lan tỏa tinh thần yêu nước bằng những cách làm sáng tạo, hiện đại thông qua các nền tảng mạng xã hội.
Bình Định: Bộ đội về làng giúp dân xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bình Định: Bộ đội về làng giúp dân xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xã hội - T.Nhân-H.Trường - 11 giờ trước
Nhằm giúp người dân miền núi xoá nhà tạm, nhà dột nát, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Định đã đưa lực lượng về làng “cùng ăn, cùng ở, cùng xây nhà” với người dân. Qua 2 tháng triển khai, các chiến sĩ bộ đội đã giúp người dân xã Canh Liên, huyện miền núi Vân Canh xây dựng, sửa chữa 101 căn nhà. Qua đó càng làm sâu sắc thêm tình cảm quân - dân, tô thắm phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới.
Thành đồng giữ nước: Gặp người tham gia dẫn độ Dương Văn Minh ra Đài Phát thanh tuyên bố đầu hàng (Bài 2)

Thành đồng giữ nước: Gặp người tham gia dẫn độ Dương Văn Minh ra Đài Phát thanh tuyên bố đầu hàng (Bài 2)

Gương sáng - Tào Đạt (lược ghi) - 11 giờ trước
“Các anh đã bị bắt làm tù binh, phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, không có bàn giao gì cả!”, câu nói chắc nịch của Trung tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân Phạm Xuân Thệ (khi đó mang quân hàm Đại úy) tại Dinh Độc Lập đã khiến Tổng thống cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn, Dương Văn Minh phải cúi đầu!
Tự hào 50 năm đất nước thống nhất, non sông liền một dải

Tự hào 50 năm đất nước thống nhất, non sông liền một dải

Xã hội - Tào Đạt - 11 giờ trước
Trong những ngày lịch sử kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), đường phố TP. Hồ Chí Minh rợp bóng cờ đỏ sao vàng. Không khí lễ hội len lỏi đến từng góc phố, người dân phấn khởi, hân hoan cùng bày tỏ niềm tự hào về quá khứ hào hùng cũng như niềm tin vào sự vươn mình mạnh mẽ của thành phố mang tên Bác trong sự phát triển chung của đất nước.