Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hàng trăm hộ dân ở Con Cuông bị ảnh hưởng vì thủy điện - Bao giờ được bồi thường?

Việt Thắng – Khánh An - 17:29, 03/02/2023

Đánh giá không đúng mức độ ảnh hưởng sau khi tích nước đã khiến hàng trăm hộ dân ở huyện Con Cuông (Nghệ An) bị mất đất, nhà ngập. Bà con đi đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa được giải quyết.

Một căn nhà của một gia đình ở bản Liên Hồng, xã Cam Lâm bị nước lòng hồ thủy điện Chi Khê bao vây
Căn nhà của một gia đình ở bản Liên Hồng, xã Cam Lâm bị nước lòng hồ thủy điện Chi Khê bao vây

Thủy điện về, dân phải “chạy”

Cách đây hàng chục năm, gia đình anh Viềng Văn Tiễn ở bản Liên Hồng, xã Cam Lâm, huyện Con Cuông, cất được căn nhà tương đối kiên cố, cách sông Lam khá xa. Anh Tiễn chưa bao giờ nghĩ nhà mình lại có ngày ngập trong nước thế này. Thế nhưng, sau khi thủy điện Chi Khê tích nước lên cao trình 38 m, thì nhà anh đúng là đã bị ngập nước. Để đối phó với cảnh ngập nước, năm 2021, vợ chồng anh Tiễn đã bỏ chi phí, thuê người di dời ngôi nhà lên vị trí khác cao hơn, cách xa nền cũ chừng 30 +m. Thế mà đến nay, kinh phí thuê thợ di dời vẫn chưa được phía thủy điện bồi thường.

Khốn khổ hơn anh Tiễn, căn nhà sàn của bà Ngân Thị Thuyên đang có nguy cơ bị lòng hồ nuốt chửng vì nước đã dâng quá cao. Bà Chuyên cho biết: ”Trước đây mực nước ở phía ngoài xa, cách cả trăm mét chứ không phải lên cao như giờ đâu. Nhà bị ngập thế, nhưng do chưa được đền bù nên tôi vẫn phải chấp nhận sống trong nguy hiểm như thế này”.

Đại diện UBND xã Cam Lâm cho biết, hiện có 8 hộ dân có nhà ở sát mé nước lòng hồ thủy điện Chi Khê đang bị sạt lở, có nguy cơ gây mất an toàn. Trong đó có 4 hộ đã bị nước thủy điện “đuổi”, không thể ở được phải tự di dời nhà cửa đến vị trí khác.

Nước lòng hồ thủy điện Chi Khê đã ăn sâu vào chục mét sau khi tích cao trình 38 m
Nước lòng hồ thủy điện Chi Khê đã ăn sâu vào chục mét sau khi tích cao trình 38 m

Ngoài ra, từ khi Thủy điện Chi Khê tích nước lên cao trình 38 m vào năm 2019, đã có 84 hộ dân bị mất nhiều diện tích đất nông nghiệp do bị nước nhấn chìm. Ông Lô Văn Hiền - Chủ tịch UBND xã Cam Lâm đã hết sức nóng ruột. Đích thân ông dẫn chúng tôi ra tận thực địa: “Trước đây, cánh đồng trồng màu này ở tận ngoài kia, cách hàng chục mét, nay đã bị nước nhấn chìm. Tuy nhiên, chủ đầu tư thủy điện chỉ mới bồi thường một phần diện tích ở phía ngoài. Bố mẹ tôi cũng có 2 sào đất được chia theo Nghị định 64 năm 1993 ở cánh đồng này cũng đã bị biến mất, nhưng chưa được kiểm đếm, bồi thường”.

Ở phía đối diện bên kia sông Lam, hàng trăm hộ dân của xã Châu Khê cũng bị lâm vào cảnh tương tự. 121 lá đơn của người dân phản ánh lên xã, rằng đất của họ nằm ngoài mốc chỉ giới cao trình 38 m nhưng vẫn bị ngập. Trong số đó có 63 hộ đã được kiểm tra, đo đạc từ tháng 8/2019 nhưng chưa ai nói với họ về việc bồi thường. Còn 58 hộ nữa thì vẫn chưa ai “thăm hỏi” một lời nào.

Đặc biệt, có đến 20 hộ dân có hiện tượng sụt lún, nứt nẻ tường, nền nhà và các công trình khác.

Ở xã Lạng Khê, chính quyền địa phương cũng nhận được 123 lá đơn của người dân, đề nghị kiểm tra phần sạt lở, ngập nước

Nhà bà Ngân Thị Chuyên (bản Liên Hồng, xã Cam Lâm) có nguy cơ bị đổ sập vì đang nằm sát bên mép nước
Nhà bà Ngân Thị Chuyên (bản Liên Hồng, xã Cam Lâm) có nguy cơ bị đổ sập vì đang nằm sát bên mép nước

Vẫn chưa được bồi thường

Được khởi công từ năm 2013, Nhà máy thủy điện Chi Khê có công suất 2 tổ máy 40 MW, cao trình đập nước được thiết kế 38 m.

Năm 2017, khi thủy điện tích thử, nước mới chỉ đến cao trình 36,5 m đã gây ngập hơn 100 ha đất của người dân nằm ngoài quy hoạch lòng hồ. UBND huyện Con Cuông đã phải cấp tốc phát văn bản yêu cầu thủy điện ngừng tích nước để bảo đảm tính mạng và tài sản của Nhân dân, đồng thời yêu cầu chủ đầu tư phải điều chỉnh quy hoạch. Sau đó, chủ đầu tư Thủy điện Chi Khê là Công ty CP Năng lượng Agrita - Nghệ Tĩnh có văn bản cam kết sẽ thực hiện đo vẽ lại tổng thể diện tích toàn bộ khu vực lòng hồ để xác định chỉ giới thu hồi, diện tích bị ngập của từng hộ gia đình theo đúng hiện trạng và lập hồ sơ đền bù bổ sung cho người dân. Chủ đầu tư này cũng hứa sẽ “đền bù thỏa đáng cho người dân nếu hộ gia đình nào bị sạt lở do thủy điện tích nước gây ảnh hưởng đến đất đai và tài sản”.

Thế nhưng, sau lời hứa đó và sau nhiều lần người dân và chính quyền yêu cầu, chủ đầu tư nhà máy thủy điện Chi Khê vẫn cứ “lặng như tờ”.

Trao đổi với chúng tôi, Chủ tịch UBND huyện Cong Cuông - ông Hoàng Sỹ Kiện, cho rằng do chủ đầu tư đánh giá không chính xác mức độ ảnh hưởng của thủy điện đến diện tích đất ở và đất nông nghiệp nên dẫn đến những hệ lụy trên. Mới đây, chúng tôi tiếp tục đề nghị chủ đầu tư Thủy điện Chi Khê, phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương phê duyệt diện tích phát sinh ngoài chỉ giới giải phóng mặt bằng sau khi tích nước lên cao trình 38m, để thực hiện bồi thường bổ sung cho người dân.

Trong khi đó, đại diện chủ đầu tư Thủy điện Chi Khê cho biết: Dự kiến kinh phí giải phóng mặt bằng ban đầu chỉ là 40 tỷ đồng, nhưng đến nay đã tăng lên 300 tỷ mà vẫn chưa xong. Còn về việc nhiều nhà dân cho biết ban đầu dự kiến chi phí giải phóng mặt bằng chỉ tốn khoảng 40 tỷ đồng, tuy nhiên đến nay đã tăng lên hơn 300 tỷ đồng nhưng vẫn chưa xong. Về việc nhiều nhà dân nằm ngoài chỉ mốc 38 m vẫn bị ảnh hưởng, phải tự di dời, thì đại diện chủ đầu tư lại cho rằng: “Chưa nhận được kiến nghị và sẽ cho kiểm tra lại”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lạng Sơn: Bản Viển bao giờ hết ngập ?

Lạng Sơn: Bản Viển bao giờ hết ngập ?

“Nước mưa ngập hết đường trong khu dân cư. Nước lẫn bùn, đất tràn vào nhà ngập đến hơn 1m, ngâm trong nhiều giờ đồng hồ, gây thiệt hại tài sản có giá trị của người dân. Tình trạng này đã diễn ra nhiều lần, trong hơn 1 năm qua nhưng chính quyền địa phương vẫn chưa có giải pháp khắc phục”, đó là nội dung phản ánh của người dân thôn Bản Viển, xã Hoàng Đồng, TP. Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn gửi tới phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tiếp xã giao Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Quốc hội Lào

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tiếp xã giao Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Quốc hội Lào

Sáng 21/9, tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Hầu A Lềnh đã tiếp xã giao Đoàn đại biểu của UBDT Quốc hội Lào do Chủ nhiệm UBDT Quốc hội Lào Khamchanh Sotapaserth làm Trưởng đoàn. Tham dự buổi tiếp có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông, cùng lãnh đạo một số Vụ, đơn vị trực thuộc UBDT. Dự buổi tiếp xã giao còn có Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội Trần Thị Hoa Ry cùng lãnh đạo một số vụ, đơn vị của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội.
Chênh vênh Làng Thanh niên lập nghiệp

Chênh vênh Làng Thanh niên lập nghiệp

Xã hội - Tiêu Dao – Vĩnh Kết - 21:57, 21/09/2023
Gần 15 năm trước, dự án Làng Thanh niên lập nghiệp (TNLN) đã kêu gọi thu hút nhiều gia đình trẻ đến với vùng đất mới mang theo khát vọng lập nghiệp, vươn lên trong cuộc sống. Tuy nhiên, khác với kỳ vọng ban đầu, các hộ dân ở một số Làng TNLN đang lâm vào tình cảnh khó khăn, túng bấn, thiếu thốn mọi bề, trong đó có Làng thanh niên lập nghiệp A Lưới, Thừa Thiên Huế.
Người có uy tín ở Thanh Hóa - Lực lượng nòng cốt trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến với người dân

Người có uy tín ở Thanh Hóa - Lực lượng nòng cốt trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến với người dân

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 21:32, 21/09/2023
Trong những năm qua, kinh tế - xã hội vùng DTTS, miền núi Thanh Hóa ngày một phát triển; an ninh - quốc phòng được đảm bảo, giữ vững. Có được kết quả đó là nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước; sự nỗ lực vượt khó vươn lên của đồng bào các dân tộc trên địa bàn và sự đóng góp tích cực của Người có uy tín trên các lĩnh vực.
Hỗ trợ thăm hỏi và giải quyết chế độ BHXH cho thân nhân người mất trong vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân

Hỗ trợ thăm hỏi và giải quyết chế độ BHXH cho thân nhân người mất trong vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân

Xã hội - Hồng Phúc - 21:19, 21/09/2023
BHXH Việt Nam thông tin về việc hỗ trợ thăm hỏi các gia đình người bị nạn và giải quyết chế độ BHXH cho thân nhân người mất trong vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân.
Hậu Giang: Phát động triển khai xây dựng 1.400 căn nhà “Đại đoàn kết”

Hậu Giang: Phát động triển khai xây dựng 1.400 căn nhà “Đại đoàn kết”

Xã hội - Như Tâm - 20:38, 21/09/2023
Nhân kỷ niệm 20 năm thành lập tỉnh Hậu Giang (01/01/2004 - 01/01/2024), tối 20/9, tại Trung tâm Kỹ thuật Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hậu Giang, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Hậu Giang phát động triển khai xây dựng 1.400 căn nhà “Đại đoàn kết” cho người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh.
Đắk Lắk: Huyện bất ngờ ra quyết định chuyển công tác, trường “trắng” giáo viên Tiếng Anh

Đắk Lắk: Huyện bất ngờ ra quyết định chuyển công tác, trường “trắng” giáo viên Tiếng Anh

Giáo dục - Hoàng Thùy - 20:35, 21/09/2023
Trước thềm năm học mới, UBND huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk bất ngờ có quyết định chuyển công tác giáo viên dạy môn Tiếng Anh, Trường Tiểu học Lê Lợi, xã Cuôr Nia. Điều đáng nói, việc luân chuyển trên nhà trường không hề hay biết, dẫn đến tình trạng trường “trắng” giáo viên dạy môn Tiếng Anh.
Tin trong ngày - 19/9/2023

Tin trong ngày - 19/9/2023

Bản tin hôm nay, ngày 19/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Khai mạc Diễn đàn KT-XH Việt Nam năm 2023. Giúp phụ nữ vùng cao “Tiến về phía trước”. Nhiều hoạt động đặc sắc tại Festival văn hóa cồng chiêng tỉnh Gia Lai 2023. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ban Dân tộc Bình Thuận: Tổ chức tuyên truyền về Chương trình MTQG 1719

Ban Dân tộc Bình Thuận: Tổ chức tuyên truyền về Chương trình MTQG 1719

Tin tức - L.Phương-L.Vũ - 20:31, 21/09/2023
Ngày 21/9, Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận đã tổ chức Hội nghị tuyên truyền các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719) cho 40 đại biểu đại diện cho các hộ dân, là đồng bào dân tộc Gia Rai và Cơ Ho đang sinh sống tại thôn Dân Hiệp, xã Thuận Hòa, huyện Hàm Thuận Bắc.
Đắk Lắk: 8/18 tiêu chí về chuyển đổi số hoàn thành trước thời hạn

Đắk Lắk: 8/18 tiêu chí về chuyển đổi số hoàn thành trước thời hạn

Khoa học - Công nghệ - Lê Hường - 20:22, 21/09/2023
Ngày 21/9, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị sơ kết các hoạt động Chuyển đổi số theo Quyết định số 3330/QĐ - UBND ngày 29/11/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk, xây dựng TP. Buôn Ma Thuột trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Hội nghị sơ kết là dịp để địa phương, các tổ chức, đơn vị chia sẻ thông tin, đề ra giải pháp hỗ trợ tỉnh triển khai Chuyển đổi số phù hợp, hiệu quả.
Việt Nam - Lào tiếp tục đạt nhiều thành tựu tốt đẹp trên các lĩnh vực hợp tác

Việt Nam - Lào tiếp tục đạt nhiều thành tựu tốt đẹp trên các lĩnh vực hợp tác

Thời sự - PV - 20:09, 21/09/2023
Chiều 21/9, tại Phủ Chủ tịch, trong buổi tiếp Đại sứ Lào tại Việt Nam Sengphet Houngboungnuang đến chào từ biệt kết thúc nhiệm kỳ, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chúc mừng Đại sứ Sengphet Houngboungnuang đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần quan trọng thúc đẩy, vun đắp quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào.
Sơn La: Đồng bào La Ha xã Liệp Tè có Nhà văn hóa mới

Sơn La: Đồng bào La Ha xã Liệp Tè có Nhà văn hóa mới

Tin tức - Văn Hoa - Hải Đăng - 20:04, 21/09/2023
Chiều 21/9, Trung ương Hội Liên Hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) phối hợp với Tỉnh đoàn và Hội LHTN Việt Nam tỉnh Sơn La tổ chức Lễ Khánh thành Nhà Văn hóa Cộng đồng dân tộc La Ha tại Bản Hiên, xã Liệp Tè, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
Tin trong ngày - 21/9/2023

Tin trong ngày - 21/9/2023

Media - BDT - 20:00, 21/09/2023
Bản tin hôm nay, ngày 21/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Tiếp tục vun đắp mối quan hệ truyền thống Việt Nam - Lào mãi mãi xanh tươi. Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác lần thứ VII có 77 đại biểu DTTS. Người múa gậy sênh tiền nổi tiếng ở Krông Bông. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.