Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhà máy Thủy điện Bắc Cuông tích nước gây ngập úng - Người dân bức xúc

Trọng Bảo - 11:12, 09/11/2021

Thời gian qua, nhiều hộ dân ở bản Đao, xã Xuân Hòa, huyện Bảo Yên (Lào Cai) rất bức xúc, vì diện tích đất sản xuất bao đời nay bị ngập mỗi khi Nhà máy Thủy điện Bắc Cuông tích nước. Đất sản xuất thì mất, nhưng phía Nhà máy thủy điện cho đến thời điểm này chưa có phương án đền bù cho người dân.

Nhiều diện tích đất sản xuất của người dân bị sạt lở từ khi Nhà máy thủy điện tích nước
Nhiều diện tích đất sản xuất của người dân bị sạt lở từ khi Nhà máy thủy điện tích nước

Hộ gia đình ông Cổ Văn Hà có 10 sào ruộng; đây là phương tiện sinh sống của cả gia đình bao đời nay. Ông Hà cho biết: Khi khảo sát để xây dựng Dự án Nhà máy Thủy điện Bắc Cuông, Nhà máy đã cắm mốc sát bờ ruộng của gia đình, và khẳng định sẽ không ảnh hưởng đến diện tích ruộng này. Nhưng khi thủy điện tích nước, 10 sào ruộng của gia đình bị ngập úng, không thể trồng lúa được nữa. “Chúng tôi rất buồn khi có ruộng, có đất mà không thể trồng cấy, phải đi mua gạo ăn. Chúng tôi cũng đã kiến nghị lên thôn, xã nhưng chưa thấy Nhà máy về thống kê đền bù”, ông Hà chia sẻ.

Được biết, cuối năm 2019, Nhà máy Thủy điện Bắc Cuông bắt đầu tích nước để vận hành thử nghiệm. Nước ở lòng hồ thủy điện bắt đầu dâng cao, vượt qua mốc giới mà Nhà máy đã cắm, gây ngập úng hàng nghìn cây gỗ tạp, quế và nhiều diện tích ruộng nằm cạnh bờ suối.

Ông Hoàng Văn Nhâm, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Hòa cho biết: Sau khi nhận được phản ánh của bà con ở bản Đao, xã đã tiến hành kiểm tra và yêu cầu Nhà máy thủy điện đến thống kê diện tích đất sản xuất, cây trồng bị ảnh hưởng để có phương án đền bù cho người dân. “Qua thống kê, có gần 18.000 m2 lúa, hoa màu của 25 hộ ở bản Đao bị ngập khi nước dâng, hơn 2.000 cây quế và cây gỗ tạp của người dân bị ảnh hưởng…”, ông Nhâm thông tin.

Do thường xuyên bị ngập, nên nhiều diện tích ruộng bà con buộc phải chuyển sang trồng các cây rau màu khác, nhưng cũng rất bấp bênh
Do thường xuyên bị ngập, nên nhiều diện tích ruộng bà con buộc phải chuyển sang trồng các cây rau màu khác, nhưng cũng rất bấp bênh

Trước thực trạng này, huyện Bảo Yên đã có văn bản chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với chính quyền địa phương và Nhà máy Thủy điện Bắc Cuông kiểm tra, rà soát cây cối, hoa màu, tài sản, đất đai của người dân bị ảnh hưởng khi thực hiện Dự án.

Tại buổi làm việc ngày 12/8/2021 giữa các cơ quan chuyên môn của huyện Bảo Yên, UBND xã Xuân Hòa với đại diện Nhà máy Thủy điện Bắc Cuông và 25 hộ dân bị ảnh hưởng, đã đi đến thống nhất: Đối với diện tích đất trong phạm vi lòng hồ thuộc ranh giới Dự án đã được cắm mốc trên thực địa, Nhà máy Thủy điện Bắc Cuông có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra hồ sơ bồi thường giải phóng mặt bằng của Dự án, làm việc trực tiếp với từng hộ để thống nhất, làm rõ khối lượng đã được bồi thường giải phóng mặt bằng (trường hợp đã được giải phóng mặt bằng thì giải thích, chứng minh cho người dân được biết), thời gian thực hiện trong tháng 8/2021.

Đối với diện tích đất đai, tài sản, hoa màu nằm ngoài phạm vi giải phóng mặt bằng của Dự án bị ảnh hưởng, Nhà máy phối hợp với chính quyền địa phương và các hộ có đất, tài sản, hoa màu bị ảnh hưởng do dâng nước lòng hồ, kiểm tra, đánh giá mức độ ảnh hưởng, thống nhất phương án khắc phục cho người dân (nếu có), thời gian xong trước ngày 15/9/2021.

Tuy nhiên, sau mốc thời gian trên, Nhà máy Thủy điện Bắc Cuông không kiểm tra, giải quyết các nội dung như đã thống nhất. 25 hộ dân ở bản Đao đã làm đơn khởi kiện Nhà máy.

Ông Nguyễn Việt Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Yên cho biết: Đến thời điểm này, phía Công ty Cổ phần Năng lượng Phúc Thái (đơn vị chủ quản Nhà máy Thủy điện Bắc Cuông) chưa thực hiện việc thống kê, bồi thường cho người dân. Lý do được đưa ra là, phía doanh nghiệp không giữ hồ sơ giải phóng mặt bằng (do doanh nghiệp mua lại Nhà máy thủy điện chứ không thực hiện thi công từ đầu). Hiện tại, UBND huyện Bảo Yên đang chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương tìm lại hồ sơ giải phóng mặt bằng của công trình này, để có căn cứ xác định mốc giới.

“Khi có được hồ sơ, chúng tôi sẽ căn cứ xác định nếu nước hồ thủy điện vượt quá mốc giới thì sẽ kiên quyết yêu cầu phía Nhà máy đền bù cho bà con. Kể cả nếu phía Nhà máy thủy điện không đền bù, khi bà con khởi kiện ra tòa thì cũng phải có hồ sơ giải phóng mặt bằng thì phía tòa án mới có căn cứ để giải quyết”, ông Hà nhấn mạnh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Khánh Hòa: Ngăn chặn tình trạng săn bắt chim yến

Khánh Hòa: Ngăn chặn tình trạng săn bắt chim yến

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Công an tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm phối hợp với Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Yến sào Khánh Hòa (Công ty Yến sào Khánh Hòa) trong việc bảo vệ đàn chim yến, chống nạn săn bắt chim yến đang diễn ra trên địa bàn.
Tin nổi bật trang chủ
Người có uy tín ở huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) khẳng định vai trò trong cộng đồng xã hội: Đi đầu trong phát triển kinh tế (Bài 2)

Người có uy tín ở huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) khẳng định vai trò trong cộng đồng xã hội: Đi đầu trong phát triển kinh tế (Bài 2)

Công tác Dân tộc - PV - 6 giờ trước
Với tinh thần cần cù, sáng tạo và giàu kinh nghiệm trong cuộc sống, mong muốn cống hiến cho gia đình và xã hội, nhiều Người có uy tín huyện Văn Lãng là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, động viên con, cháu, vận động nhân dân trong thôn, bản tích cực phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xoá bỏ những tập quán canh tác lạc hậu, tạo ra những mô hình điển hình, góp phần thúc đẩy phong trào xoá đói giảm nghèo ở địa phương.
Hiệu quả từ chính sách phát triển dân tộc Brâu ở làng Đăk Mế: Phát huy bản sắc văn hóa để phát triển du lich cộng đồng (Bài 3)

Hiệu quả từ chính sách phát triển dân tộc Brâu ở làng Đăk Mế: Phát huy bản sắc văn hóa để phát triển du lich cộng đồng (Bài 3)

Sự quan tâm hỗ trợ đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với các dân tộc thuộc nhóm dân tộc ít người, trong đó có cộng đồng dân tộc Brâu, không chỉ là những chính sách tạo dựng, đáp ứng các điều kiện về phúc lợi, dân sinh để đồng bào phát triển toàn diện trên lĩnh vực đời sống vật chất, đồng bào Brâu còn được đầu tư, hỗ trợ giữ gìn giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa, như phong tục tập quán, lễ hội, trang phục truyền thống, nhạc cụ dân tộc…nhằm nâng cao đời sống tinh thần.
Điểm sáng giảm nghèo của cả nước

Điểm sáng giảm nghèo của cả nước

Media - BDT - 11 giờ trước
Xã Đại Dực là xã thuộc diện xa và khó khăn nhất của huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh với gần 100% dân số là dân tộc thiểu số. Từng là địa bàn đặc biệt khó khăn với tỷ lệ hộ nghèo cao thì nay xã Đại Dực đang đổi thay từng ngày. Dễ nhận thấy nhất là kết cấu hạ tầng ở xã miền núi này trong khoảng 5 năm trở lại đây nhờ nguồn lực từ các chương trình của trung ương cũng như của tỉnh Quảng Ninh ở xã Đại Dực nhiều công trình hạ tầng thiết yếu đã được đầu tư và hoàn thiện.
Đồng bào Chứt ở Quảng Bình

Đồng bào Chứt ở Quảng Bình "không ở lại phía sau": Vươn lên làm giàu, nuôi con thành tài (Bài 3)

Cùng với sự phát triển của đất nước, hàng chục năm nay, các xã vùng đồng bào Chứt sinh sống ở Quảng Bình cũng được Nhà nước đầu tư nhiều nguồn lực nhằm phát triển toàn diện, nhờ đó đến nay đã có đường ô tô đến trung tâm xã. Điện lưới quốc gia; sóng điện thoại, mạng internet… cũng đã “về bản” để phục vụ ngày càng tốt hơn cho việc sinh hoạt, sản xuất của đồng bào. Đáng phấn khởi, trong những bản làng, xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương đồng bào Chứt vươn lên làm giàu, nuôi con ăn học thành tài.
Khai thác sản phẩm du lịch mới ở Quảng Bình: Đánh thức tiềm năng vùng đồng bào DTTS

Khai thác sản phẩm du lịch mới ở Quảng Bình: Đánh thức tiềm năng vùng đồng bào DTTS

Tính đến nay, Quảng Bình đã phê duyệt 34 đề án, cho phép khai thác thử nghiệm một số sản phẩm, điểm du lịch mới trên địa bàn. Phát triển du lịch cộng đồng gắn với nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS được các địa phương ở tỉnh Quảng Bình quan tâm đầu tư để thu hút du khách, đặc biệt là một số mô hình du lịch cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu.
Công dụng “thần kỳ” của mỡ lợn đối với sức khỏe con người

Công dụng “thần kỳ” của mỡ lợn đối với sức khỏe con người

Mỡ lợn là phần thịt mỡ của con lợn, được sử dụng theo cách rán lên để lấy mỡ hoặc để nguyên trên miếng thịt rồi chế biến. Trước đây người tiêu dùng không phân biệt dầu ăn hay mỡ lợn, nhiều quan niệm cho rằng ăn mỡ lợn không tốt và chuyển sang dùng dầu thực vật hoàn toàn, điều này là không đúng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng việc sử dụng mỡ đúng cách sẽ mang lại lợi ích rất tốt cho sức khỏe.
Bắc Ninh: Nâng cao chất lượng quản lý nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Bắc Ninh: Nâng cao chất lượng quản lý nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Trang địa phương - Xuân Hải - 15 giờ trước
Trong những năm qua, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (VSMTNT) tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc triển khai các chương trình, dự án, đề án về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Nhờ đó, tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 100%, chất lượng cuộc sống, sức khỏe và môi trường của người dân được nâng cao.
Sửa đổi, bổ sung điều kiện công nhận, chế độ chính sách cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Sửa đổi, bổ sung điều kiện công nhận, chế độ chính sách cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Người có uy tín với cộng đồng - Nguyệt Anh - 15 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định 28/2023/QĐ-TTg ngày 23/11/2023 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 12/2023/QĐ-TTg ngày 6/3/2018 về tiêu chí lựa chọn, công nhận Người có uy tín và chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS.
Tây Giang (Quảng Nam): Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS từ cây dược liệu

Tây Giang (Quảng Nam): Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS từ cây dược liệu

Theo Chương trình MTQG 1719, giai đoạn I từ năm 2021-2025 sẽ đầu tư hỗ trợ phát triển dược liệu quý được triển khai thí điểm theo hình thức liên kết chuỗi giá trị tại 22 huyện của 21 tỉnh. Tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, mô hình trồng cây dược liệu đã góp phần quan trọng trong việc tạo sinh kế bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS.
Bình Định: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống

Bình Định: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống

Tỉnh Bình Định có 3 dân tộc thiếu số chủ yếu gồm: Ba Na, Chăm, H’rê sinh sống ở 6 huyện miền núi. Trong thời gian qua, Bình Định đã triển khai Dự án 6 của Chương trình MTQG 1719 ở một số địa phương, nhưng để thực sự hiệu quả, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế cho đồng bào DTTS thì cần triển khai đồng bộ các chính sách trong thời gian tới.
Hòa Bình: Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phát triển vùng DTTS, miền núi

Hòa Bình: Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy phát triển vùng DTTS, miền núi

Công tác Dân tộc - Ánh Hà Hương - 15 giờ trước
Nhiều năm qua, các chương trình, dự án, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đã tập trung các nguồn lực đầu tư toàn diện cho vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, nhờ đó đã tạo ra diện mạo mới cho vùng cao, miền núi của tỉnh. Đặc biệt, từ năm 2021 đến nay, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021- 2030 (Chương trình MTQG 1719) đang được triển khai trên địa bàn tỉnh đã mang đến “luồng gió mới” để vùng đồng bào DTTS chuyển mình đổi thay toàn diện.