Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hà Nội kích hoạt "Ngày không tiền mặt" năm 2021

P. Ngọc - 15:03, 05/11/2021

Ngày 5/11, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) tổ chức Lễ kích hoạt “Ngày không tiền mặt" năm 2021 với chủ đề Một chạm thông minh - Kích cầu mua sắm.

 “Ngày không tiền mặt" năm 2021 với chủ đề Một chạm thông minh - Kích cầu mua sắm
“Ngày không tiền mặt" năm 2021 với chủ đề Một chạm thông minh - Kích cầu mua sắm

Sự kiện "Ngày không dùng tiền mặt" nhằm tuyên truyền về lợi ích của thanh toán không dùng mặt, đẩy mạnh thương mại điện tử đặc biệt là đối tượng khách hàng tham gia thanh toán, mua sắm tại các trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi, các kênh thương mại điện tử, các lĩnh vực khác (thanh toán tiền điện, nước, viễn thông, y tế…) trên địa bàn TP. Hà Nội.

Theo Sở Công Thương Hà Nội, trước những khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những giải pháp hữu hiệu để đạt “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, vừa thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội trong trạng thái bình thường mới.

Việc thanh toán không dùng tiền mặt đã góp phần hạn chế được lượng tiền mặt trong lưu thông hàng hóa, giảm thiểu chi phí xã hội, mở rộng không gian, rút ngắn thời gian trong quá trình bán và mua hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế. Đồng thời, đem lại nhiều lợi ích thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững, kích cầu tiêu dùng, từng bước thay đổi thói quen, hành vi mua sắm của người tiêu dùng theo hướng văn minh, hiện đại...

Tại chương trình, đại diện một số doanh nghiệp đã chia sẻ xu hướng và tầm quan trọng của thanh toán không dùng tiền mặt trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp cùng với những giải pháp, phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đang và sẽ triển khai tại đơn vị trong thời gian tới. 

Trước đó, ngày 28/10/2021, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 1813/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025.

Mục tiêu cụ thể đến cuối năm 2025, giá trị thanh toán không dùng tiền mặt gấp 25 lần GDP; thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50%; từ 80% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác; tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ thanh toán của người dân; tăng số lượng điểm chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt lên trên 450.000 điểm.

Mục tiêu tăng trưởng sử dụng phương tiện, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt: Tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng và giá trị giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt 20 - 25%/năm; tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng giao dịch qua kênh điện thoại di động đạt 50 - 80%/năm và giá trị giao dịch đạt 80 - 100%/năm; tốc độ tăng trưởng bình quân số lượng và giá trị giao dịch qua kênh Internet đạt 35 - 40%/năm;

Tỷ lệ cá nhân, tổ chức sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt qua các kênh thanh toán điện tử đạt 40%.

Mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt đối với dịch vụ công: Từ 90 - 100% cơ sở giáo dục trên địa bàn đô thị chấp nhận thanh toán học phí bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt; từ 90 - 100% các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn đô thị triển khai thanh toán học phí trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kết nối giao thương, thúc đẩy phát triển vùng DTTS

Kết nối giao thương, thúc đẩy phát triển vùng DTTS

Từ chủ trương, giải pháp mà huyện Đăk Glei (Kon Tum) đang thực hiện qua việc tổ chức các chợ phiên, giúp đồng bào DTTS trên địa bàn huyện có cơ hội kết nối mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm dược liệu, sản phẩm OCOP và gia súc. Qua đó giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất theo hướng hàng hóa, từng bước nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống.
Tin nổi bật trang chủ
Kết nối giao thương, thúc đẩy phát triển vùng DTTS

Kết nối giao thương, thúc đẩy phát triển vùng DTTS

Từ chủ trương, giải pháp mà huyện Đăk Glei (Kon Tum) đang thực hiện qua việc tổ chức các chợ phiên, giúp đồng bào DTTS trên địa bàn huyện có cơ hội kết nối mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm dược liệu, sản phẩm OCOP và gia súc. Qua đó giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất theo hướng hàng hóa, từng bước nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống.
Gìn giữ lễ cúng máng nước của người Ca Dong

Gìn giữ lễ cúng máng nước của người Ca Dong

Sắc màu 54 - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Lễ cúng máng nước là một trong những lễ hội đặc sắc nhất của người Ca Dong ở huyện Nam Trà My (Quảng Nam). Đây là hoạt động thể hiện sự tôn kính, trân quý đối với thần nước, thần núi, thần lúa. Việc duy trì lễ hội, nhằm khơi dậy niềm tự hào của đồng bào đối với bản sắc văn hoá của dân tộc mình, đồng thời cũng là cơ sở để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, hướng đến phát triển du lịch cộng đồng ở địa phương.
Hiệu quả giảm nghèo ở Phú Lương

Hiệu quả giảm nghèo ở Phú Lương

Năm 2023, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, đã đạt được những thành quả đáng kể trong việc giảm tỉ lệ hộ nghèo. Kết quả này không chỉ giúp cải thiện đời sống của người dân, mà còn tạo nền tảng để Phú Lương phát triển bền vững.
Những mô hình sinh kế hiệu quả thúc đẩy phát triển nông nghiệp hàng hóa

Những mô hình sinh kế hiệu quả thúc đẩy phát triển nông nghiệp hàng hóa

Si Ma Cai là huyện khó khăn nhất của tỉnh Lào Cai. Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền địa phương đã có nhiều giải pháp tạo sinh kế giúp người dân cải thiện thu nhập, từng bước xóa đói giảm nghèo vươn lên khá giàu. Địa phương xác định, mục tiêu lâu dài trong chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo sinh kế là tạo động lực để nông dân khởi nghiệp, thực hiện các mô hình, từ đó thay đổi cách thức, tư duy sản xuất.
Gỡ

Gỡ "rào cản" để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở khu vực miền núi

Hiện nay, ở địa bàn các huyện miền núi Thanh Hóa, lộ trình xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia vẫn đang đối mặt với nhiều nan giải, vẫn phải lực bất tòng tâm do thiếu vốn, thiếu giáo viên, đặc biệt là cơ sở vật chất và thiết bị dạy học chưa đảm bảo...
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 48): Xoá bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS – Còn nhiều gian nan!

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 48): Xoá bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS – Còn nhiều gian nan!

Thưa quý vị, bạo lực gia đình trong cả nước, đặc biệt là ở vùng đồng bào DTTS là câu chuyện chưa bao giờ cũ. Vấn nạn này đang đẩy một bộ phận phụ nữ DTTS ngày càng trở nên bị tách biệt, tụt hậu trong bối cảnh xã hội phát triển như hiện nay. Chương trình Vấn đề sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển hôm nay sẽ bàn về: Xóa bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS - -Còn nhiều gian nan!
Khánh Hòa: Kiểm tra việc quản lý tiền công đức tại các di tích lịch sử, văn hóa

Khánh Hòa: Kiểm tra việc quản lý tiền công đức tại các di tích lịch sử, văn hóa

Xã hội - T.Nhân - 1 giờ trước
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành quyết định kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tiền tài trợ tại các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh.
Gia Lai: Thành lập hơn 200 tổ truyền thông, địa chỉ tin cậy tại cộng đồng

Gia Lai: Thành lập hơn 200 tổ truyền thông, địa chỉ tin cậy tại cộng đồng

Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em thuộc Dự án 8, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: 2021 - 2025, trong năm 2023, tỉnh Gia Lai đã thành lập hơn 200 tổ truyền thông, địa chỉ tin cậy tại cộng đồng vùng đồng bào DTTS với hơn 2.300 thành viên tham gia.
MobiFone được vinh danh là một trong những Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023

MobiFone được vinh danh là một trong những Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023

Sản phẩm - Thị trường - Xuân Hải - 1 giờ trước
Tại Hội nghị vinh danh "Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023", do Công ty CP Anphabe tổ chức, Tổng Công ty Viễn thông MobiFone đã được vinh doanh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam - Khối Doanh nghiệp Lớn và lọt Top 5 doanh nghiệp ngành Công nghệ phần cứng/ Hạ tầng/ Viễn thông.
Thay đổi nếp nghĩ cách làm, nâng cao vị thế cho phụ nữ

Thay đổi nếp nghĩ cách làm, nâng cao vị thế cho phụ nữ

Thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên đã chủ động triển khai các hoạt động truyền thông bình đẳng giới, giải quyết các vấn đề bức thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi; truyền thông pháp luật, các chính sách hỗ trợ phụ nữ, trẻ em gái…
Tam Đường (Lai Châu): Thực hiện hiệu quả Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG 1719

Tam Đường (Lai Châu): Thực hiện hiệu quả Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Hà Minh Hưng - 1 giờ trước
Thực hiện Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) huyện vùng cao biên giới Tam Đường, tỉnh Lai Châu đã và đang tích cực triển khai các hoạt động nhằm nâng cao năng lực, kiến thức cho các tâng lớp cán bộ, Nhân dân về bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS trên địa bàn gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.