Những năm gần đây, chứng kiến những trận lũ lụt, sạt lở đất gây thiệt hại nặng nề về người và của, người dân ở các huyện miền núi Thanh Hóa càng ý thức sâu sắc hơn vai trò quan trọng của việc bảo vệ rừng. Trong đó, đi đầu tuyên truyền và hành động chính là những già làng, trưởng bản, Người có uy tín trong cộng đồng DTTS ở các huyện miền núi Thanh Hóa.
Rừng cộng đồng thôn Chênh Vênh, xã Hướng Phùng được huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) giao quản lý từ năm 2017. Từ đó đến nay, rừng được bảo vệ và phát triển tốt. Người có đóng góp không nhỏ trong công tác bảo vệ và phát triển rừng chính là ông Hồ Văn Chiến, dân tộc Bru-Vân Kiều, Trưởng Ban quản lý rừng cộng đồng Chênh Vênh.
Ngày 29/11, ông Nguyễn Quốc Hưng, Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk cho biết, do áp lực công việc rất lớn, trong khi chế độ lại thấp, nên thời gian qua, hàng loạt cán bộ Kiểm lâm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã xin nghỉ việc.
Với người Cơ Tu trên đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, rừng như người mẹ hiền, người cha hùng dũng kiên cường chở che, nuôi dưỡng họ trường tồn cùng thời gian.
Diện tích rừng FSC đang tăng nhanh qua từng năm. Quảng Trị đang mơ đến ngưỡng 100.000ha rừng vào năm 2030 gắn với phát triển bền vững. Nhưng đó là điều không hề dễ dàng khi mà thời gian trồng kéo dài, chi phí trồng và thẩm định lớn, trong khi kinh tế nhiều hộ chưa đáp ứng được.
Từ chỗ trồng rừng giảm nghèo, Quảng Trị đã chuyển sang phát triển rừng bền vững theo tiêu chí FSC. Chỉ trong thời gian ngắn, nơi đây đã có hàng chục ngàn ha rừng được cấp chứng chỉ, trở thành một trong những “đầu tàu” cung cấp nguồn nguyên liệu gỗ keo lớn của cả nước. Giấc mơ về ngành công nghiệp chủ lực - chế biến gỗ, đang hiển hiện.
Phóng sự -
Thanh Nguyễn - CĐ -
14:54, 24/06/2021 Mỗi tổ, chốt từ 3-5 người; canh gác mọi ngả đường đổ về rừng. Bất kể đêm ngày, hết ca này đến ca khác túc trực ở bìa rừng chỉ để biết những ai vào rừng, vì mục đích gì. Có bóng dáng của họ, những cánh rừng sẽ bớt lửa, màu xanh sẽ thêm trải dài. Chúng tôi gọi họ là những người trực rừng ở dải đất miền Trung.
Việc thiếu hụt nhân lực đang khiến cho nhiệm vụ giữ rừng, bảo vệ rừng trở nên khó khăn; xa hơn là nguy cơ “mất rừng” trong bối cảnh tình hình vi phạm lâm luật diễn biến phức tạp. Áp lực trách nhiệm đảm bảo an toàn cho những cánh rừng đang đè nặng trên vai những người ở lại.
Lương thấp và chậm, áp lực công việc cao… đang là những nguyên nhân khiến nhiều lao động trẻ tham gia quản lý, bảo vệ rừng tại các tỉnh miền Trung bỏ việc. Dù nhiều lao động chưa có việc làm, nhu cầu về nhân lực giữ rừng là rất lớn, nhưng việc tuyển dụng đang gặp rất nhiều khó khăn.
Hơn 60 năm sống với rừng, 20 năm đôi chân trần thoăn thoắt dẫn đầu trong các cuộc tuần rừng, lão nông Lang Hồng Tuyên, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng bản Vịn, xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) đã coi rừng là nhà, là nơi chở che cho gia đình và dân làng. Nhờ có ông mà Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Xuân Liên bao năm qua giữ được bình yên.
Người T’rin (một nhánh của dân tộc Cơ Ho) tại xã Giang Ly, huyện miền núi Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) vốn yêu rừng và sống gắn bó với rừng, nhưng lâu nay chưa ai nghĩ đến việc tận dụng rừng để làm du lịch sinh thái. Mạnh dạn thay đổi nếp nghĩ của đồng bào mình, hơn 10 năm nay, già làng Mà A Giá âm thầm giữ rừng, giữ nước để làm nên một khu du lịch sinh thái cuốn hút giữa đại ngàn mang tên Mà Giá.
Công việc vất vả, lương thấp và chậm triền miên… không chỉ khiến đời sống của nhân viên hợp đồng bảo vệ rừng thêm chật vật mà còn dẫn đến những khó khăn trong bảo vệ và phát triển rừng. Lãnh đạo ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nghệ An thừa nhận: Nguy cơ mất rừng rất dễ xảy ra nhưng “lực bất tòng tâm”.
Những năm gần đây, Vườn Quốc gia (VQG) Yok Đôn (Đăk Lăk) đã tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, giữ tài nguyên thiên nhiên và phát triển du lịch gắn với rừng. Mô hình này đang thu hút du khách, tạo nguồn thu và góp phần bảo vệ môi trường.
Huyện biên giới Mường Nhé hiện đang sở hữu diện tích rừng lớn nhất tỉnh Biện Biên với trên 80.000ha rừng, tỷ lệ che phủ đạt hơn 52%. Những năm qua, công tác quản lý bảo vệ rừng nơi đây vẫn luôn là cuộc chiến đầy gian nan.
Xã hội -
Thiên Đức -
17:34, 14/01/2020 Huyện Na Hang là địa phương có tỷ lệ che phủ rừng lớn nhất tỉnh Tuyên Quang với 79%. Một trong những giải pháp giữ rừng hiệu quả của Na Hang hiện nay là dựa vào chính người dân sở tại, trong đó tạo các nguồn lợi để người dân có thể sống dựa vào rừng.
Một chiều cuối năm, đi trên con đường bê tông dài sạch bóng dẫn vào bản Lâm Ninh, không thể dấu được cảm xúc khi ngước nhìn những cánh rừng keo xanh ngút ngàn hai bên đường. Thỉnh thoảng, theo làn gió một mùi nhựa keo mới ở khoảnh rừng nào đó đang thu hoạch, tỏa ra ngào ngạt. Chỉ cần từng ấy thôi, có thể hiểu được đồng bào dân tộc Bru-Vân Kiều ở đây đang giữ gìn được màu xanh cho những cánh rừng.
Luật Lâm nghiệp 2017 đã được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2019, trong đó khái niệm cộng đồng dân cư lần đầu tiên được công nhận là 1 trong 7 chủ rừng (khoản 6 Điều 8). Đây là bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy quản lý rừng cộng đồng, hướng tới bảo vệ bền vững các khu rừng tự nhiên. Tuy nhiên, để luật đi vào cuộc sống, vẫn phải cần thêm nhiều cơ chế chính sách thúc đẩy.
Xã Tân Phượng được biết đến là điểm sáng trong công tác bảo vệ rừng của huyện Lục Yên. Trước đây, do địa hình hiểm trở nên công tác tuần tra, kiểm soát rừng ở Tân Phượng gặp nhiều khó khăn, thường xuyên xảy ra nạn chặt phá rừng. Đến nay, nhờ sự cố gắng của chính quyền cùng sự thay đổi trong nhận thức của người dân địa phương nên nạn chặt phá rừng dần dần được hạn chế, thay vào đó là ý thức bảo vệ rừng ngày càng được nâng cao.
Diện tích rừng của tỉnh Bình Định phân bố rộng, địa hình đồi núi, nhiều nơi xa xôi, cách trở khiến cho công tác quản lý, bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn.