Giáo dục -
Quỳnh Trâm -
19:02, 28/02/2021 Những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thanh Hóa đã không ngừng nỗ lực đổi mới trong tất cả các cấp học, bậc học. Nhờ đó, giai đoạn 2015-2020, lĩnh vực giáo dục ở Thanh Hoá đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, đặc biệt là vùng đồng bào DTTS và miền núi...
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành văn bản số 572/UBND-KGVX ngày 27/2/2021 về việc cho học sinh trở lại trường học sau thời gian tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch Covid-19.
Giáo dục -
Quỳnh Chi -
14:54, 25/02/2021 Gần 2 tháng qua, giáo viên và học sinh Trường Mầm non Điền Hạ, xã Điền Hạ, huyện miền núi Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) phải di dời trường đến địa điểm khác để học nhờ. Nguyên do là điểm trường chính có 5 phòng học bỗng nhiên bị sụt lún, tường sập đe dọa đến sự an toàn tính mạng của cô và trò.
Giáo dục -
Trọng Bảo -
14:10, 23/02/2021 Hơn 30 năm, kể từ ngày ra trường, nhận công tác, là từng ấy thời gian, cô giáo Nguyễn Thị Thanh Minh bám bản khó khăn, xa xôi nhất của thị trấn Phong Hải, huyện Bảo Thắng (Lào Cai), với mong muốn được tự tay chăm sóc dạy dỗ, chia sẻ khó khăn với trẻ em DTTS.
Sau thời gian nghỉ Tết Nguyên đán và nghỉ để phòng, chống dịch COVID-19, ngày 22/2, trên 150.000 học sinh các cấp ở 346 đơn vị trường học trong toàn tỉnh Lai Châu đi học trở lại.
Giáo dục -
Nghĩa Hiệp -
08:24, 21/02/2021 Trương Ngô Minh Thư, dân tộc Hoa, là nữ du học sinh Việt Nam duy nhất trong số du học sinh Việt Nam đang theo học tại Trường Immanuel Kant - Đại học Tổng hợp Liên bang Baltic, thành phố Kaliningrad, Nga. Điều đáng quý ở cô sinh viên này là từ khi nhập học, Minh Thư luôn ý thức quảng bá hình ảnh quê hương, đất nước, văn hóa, con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.
Nhiều tỉnh, thành phố đã quyết định cho học sinh trên địa bàn quay trở lại trường kể từ đầu tuần tới (ngày 22/2) sau thời gian nghỉ học để phòng chống COVID-19 và Tết Nguyên đán.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2021-2022.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, cần đặt thời gian còn lại của năm học trong trạng thái sẵn sàng ứng phó với dịch để kịp thời có kịch bản phòng, chống, dạy học, thi, kiểm tra đánh giá phù hợp.
Ngắm nhìn những trang vở được gìn giữ cẩn thận với những hàng chữ thẳng, đẹp, đều tăm tắp, nét thanh, nét đậm chuẩn chỉnh, người không biết ngỡ đây là tác phẩm của một bàn tay có nhiều hoa tay. Nhưng không, đây lại là những nét chữ được viết ra từ đôi bàn chân kỳ diệu của em Linh Thị Hồng, Trường tiểu học Ngọc Thanh C, TP Phúc Yên (Vĩnh Phúc).
Giáo dục -
Thanh Huyền -
11:30, 19/02/2021 Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Giáo dục -
Lê Hữu Tân -
10:09, 19/02/2021 Tiếng nói, chữ viết là hồn cốt của mỗi tộc người. Do đó, việc sử dụng, duy trì tiếng nói, chữ viết dân tộc thiểu số (DTTS) nhằm góp phần bảo tồn, duy trì nền văn hóa đa dạng, phong phú của các dân tộc Việt Nam. Ở một số địa phương thuộc huyện Hương Khê, Hà Tĩnh, việc bảo tồn, truyền dạy tiếng nói dân tộc được chính quyền quan tâm, chú trọng và bước đầu đã mang lại hiệu quả.
Giáo dục -
Nguyễn Thế Lượng -
15:57, 18/02/2021 Do đặc thù của dạy học trực tuyến nên khi tiến hành bài giảng, các thầy cô giáo cần xác định rõ mục đích, yêu cầu để lựa chọn trọng tâm kiến thức truyền đạt đến cho học sinh, cần chú trọng đến chất lượng hơn là số lượng bài giảng.
Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhiều tỉnh thành đã lùi lịch đi học trở lại của học sinh sau Tết Nguyên đán Tân Sửu.
Giáo dục -
Nguyệt Anh -
18:27, 16/02/2021 Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, ngày 16/2, hàng loạt tỉnh đã thông báo cho học sinh, sinh viên tạm dừng đến trường và chuyển học Online.
Giáo dục -
Nguyệt Anh -
20:46, 14/02/2021 Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có tờ trình đề xuất cho toàn bộ học sinh ở Hà Nội tạm dừng đến trường sau kỳ nghỉ Tết để phòng, chống dịch COVID-19.
Lọt vào Top 10 giáo viên xuất sắc nhất toàn cầu, câu chuyện của cô giáo người Mường Hà Ánh Phượng, Trường THPT Hương Cần, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) đã truyền cảm hứng cho nhiều thanh niên vùng DTTS. Thế nhưng điều đáng khâm phục nhất ở cô giáo trẻ này không phải là những giải thưởng danh giá mà quan trọng hơn là tinh thần dũng cảm dám thay đổi những suy nghĩ tưởng chừng đã “ăn sâu bám rễ”.
Giáo dục -
Thanh Nguyễn -
09:36, 09/02/2021 Không khí đầm ấm ngày Tết cổ truyền rộn ràng ở nhiều ngôi trường nơi miền Tây xứ Nghệ. Cô trò hối hả rửa lá, vo gạo, chà đỗ… gói bánh, rồi thức đêm nấu bánh bên bếp lửa bập bùng để chuẩn bị cho bữa tất niên thực sự là những trải nghiệm bổ ích, thú vị dành cho học sinh các trường vùng cao nơi đây.
“13 năm gắn bó với tiếng Ả Rập và theo đuổi chuyên ngành được coi là khác lạ so với giới trẻ, tôi đã có cơ hội đặt chân tới hơn 20 quốc gia trên thế giới, học hỏi được rất nhiều điều mới mẻ. Đây cũng là cơ hội để tôi đưa bản sắc văn hóa Việt Nam nói chung, bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu nói riêng đến gần hơn với bạn bè thế giới”. Đó là những chia sẻ của cô Phạm Thị Thùy Vân, 31 tuổi, dân tộc Sán Dìu, tỉnh Thái Nguyên, Phó Trưởng Khoa Nhà nước và Văn hóa Ả Rập, Trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Giáo dục -
Hồng Minh -
16:59, 03/02/2021 “Nhiều lúc cũng muốn về thăm bố mẹ, muốn được cùng đón một cái Tết sum họp, nhớ đến nỗi nước mắt cứ chảy không cầm được, nhưng phần vì đường sá xa xôi, đi lại vất vả. Hơn nữa, nếu mình về nghỉ lâu, thì việc học của các con sẽ bị gián đoạn. Bởi vậy, nhiều năm rồi tôi tình nguyện ở lại gắn bó với học sinh…”, cô Nguyễn Thị Hà, giáo viên cắm bản chia sẻ.