Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giải bài toán nước sạch nông thôn ở Quảng Ninh: Nhiều công trình nước...không có nước ! (Bài 1)

Mỹ Dung - 10:29, 13/04/2024

Thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn, tỉnh Quảng Ninh đã huy động nhiều nguồn lực để hoàn thiện hạ tầng, mở rộng mạng lưới, góp phần nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch. Tuy nhiên, trên thực tế người dân, đặc biệt vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS đang thiếu nước sinh hoạt, thậm chí phải dùng nguồn nước bị ô nhiễm tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng về sức khỏe.

Nguồn sinh thủy của công trình cấp nước sinh hoạt tự chảy xóm Bằng Danh bị cạn kiệt nên nguồn dự trữ nước không đủ phục vụ cho nhân dân
Nguồn sinh thủy của công trình cấp nước sinh hoạt tự chảy xóm Bằng Danh bị cạn kiệt, dẫn đến nguồn dự trữ nước không đủ phục vụ cho Nhân dân

Thiếu nước sạch sinh hoạt 

Mặc dù, tỉnh Quảng Ninh rất quan tâm đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây dựng hàng loạt các công trình nước sạch ở nông thôn, nhưng trên thực tế chỉ một số ít các công trình này hoạt động hiệu quả, trong đó có nhiều công trình sau đầu tư gặp khó khăn trong quản lý, vận hành, khai thác...

Đồng Lâm (Hạ Long) có 98% dân số là đồng bào dân tộc Dao sinh sống. Từ 2010 đến 2019 trên địa bàn xã được đầu tư 7 công trình cấp nước sinh hoạt tự chảy để phục vụ cho trên 90% dân số xã, với tổng số vốn hơn 13 tỷ đồng.

Tuy nhiên, sau đầu tư nhiều công trình bị xuống cấp, hoạt động không hiệu quả. Năm 2023 có 3 công trình đã được sửa chữa. Hiện tại, công trình cấp nước sinh hoạt tự chảy tập trung ở xóm Bằng Danh, thôn Đồng Trà phần đập bị cát bồi lắng, diện tích dự trữ nước không lớn, nhưng vẫn chưa được duy tu, bảo dưỡng, bao năm qua người dân luôn phải sống trong tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt.

Trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Vũ Thanh Tuấn, Chủ tịch UBND xã Đồng Lâm cho biết, các công trình cấp nước tự chảy có quy mô nhỏ, phần đập chỉ có tính chất chặn khe suối để dâng nước, nên khi mùa mưa cát đá trôi xuống, là lòng đập bị cát vùi; nhiều công trình nước sạch không còn nguồn nước sinh thủy dẫn đến mùa khô không còn nước; việc duy tu bảo dưỡng chưa được cấp kinh phí.

“Xã đang khảo sát đánh giá lại hiện trạng tổng thể các công trình nước. Xã mong muốn, sớm có giải pháp cho việc đổi đất khác cho các hộ dân tại khu vực đầu nguồn nước để trồng rừng gỗ lớn vào các vị trí đầu nguồn; nâng cấp bể chứa, hệ thống đường ống; về lâu dài cần nghiên cứu các công trình cấp nước sạch cho người dân có quy mô lớn và có hệ thống xử lý đảm bảo là nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế”, ông Tuấn chia sẻ thêm.

Còn tại xã biên giới Quảng Đức (huyện Hải Hà), từ năm 2006 đến nay, đã có gần chục dự án cung cấp nước sinh hoạt như: công trình nước sinh hoạt tự chảy thôn Tân Đức; công trình nước sinh hoạt tự chảy bản Khe Lánh 2; dự án nước sinh hoạt tự chảy trung tâm xã Quảng Đức...; Tuy nhiên, nhiều công trình đường ống dẫn nước bị hư hỏng; công trình chưa hỏng thì nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo do ô nhiễm. 

Chị Triệu Thị Vấn, một người dân thôn Tân Đức ngậm ngùi kể: “Nhiều năm rồi chúng tôi  liên tục có kiến nghị về việc nguồn nước bị ô nhiễm do việc trồng và khai thác keo từ đầu nguồn; nhiều đoạn ống đã bị hư hỏng. Như thế này, chúng tôi khó khăn trong đời sống sinh hoạt lắm”.

Theo số liệu từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh, tính đến hết năm 2023, trên địa bàn tỉnh có 278 công trình phục vụ cấp nước khu vực nông thôn, trong đó có 46 công trình có quy mô nhỏ do UBND cấp xã quản lý, được đầu tư xây dựng từ lâu đã bị hỏng; nguồn nước không còn hoặc không ổn định; đã có công trình khác cấp nước thay thế hoặc đã chuyển đổi mục đích sang phục vụ cấp nước sản xuất nông nghiệp.

Trong khi nhiều công trình nước bị hỏng, bỏ không thì nhiều địa phương người dân tích nước trong thùng dùng dần để nấu ăn
Trong khi nhiều công trình nước bị hỏng, bỏ không thì nhiều địa phương, người dân phải tích nước trong thùng và chắt chiu để sinh hoạt

Làm đường giao thông... hỏng đường nước

Cuối năm 2023, Ủy ban MTTQ tỉnh Quảng Ninh đã có cuộc giám sát về công tác quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước tập trung nông thôn trên địa bàn Quảng Ninh. Qua giám sát nổi lên một số vấn đề: Đa số, các công trình hiệu suất cung cấp tiêu thụ không đạt theo thiết kế, nhiều hộ gia đình được thụ hưởng nước sạch từ công trình, nhưng không sử dụng. Không ít công trình mặc dù tổng mức đầu tư và công suất thiết kế lớn, nhưng hiệu suất sử dụng thực tế rất nhỏ, trong khi nhiều hộ dân có nhu cầu sử dụng nước sạch, nhưng chưa thực hiện được do không có kinh phí để mở rộng đối tượng sử dụng.

Cũng theo kết luận của Đoàn giám sát, các công trình cấp nước tập trung nông thôn, hầu hết được xây dựng trước thời điểm các địa phương hoàn thành xây dựng chương trình nông thôn mới, do đó trong quá trình hoàn thiện đồng bộ hạ tầng giao thông khu vực nông thôn đã gây hư hại nhiều tuyến ống cấp nước sau đầu tư. Nhiều tuyến ống cung cấp nước không được bố trí kinh phí di chuyển dẫn đến nằm trong lòng đường, rất khó khăn trong việc quản lý, vận hành, bảo trì, sửa chữa khi có sự cố.

Từ thực tế trên, Đoàn công tác đã kiến nghị, cần có giải pháp kịp thời tạo cơ chế quản lý, vận hành, khai thác nguồn nước đảm bảo chất lượng, hướng đến phục vụ người dân, đặc biệt người dân vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS ngày một tốt hơn.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 16:16, 29/04/2024
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thời sự - BDT - 09:17, 29/04/2024
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Thời sự - PV - 19:10, 28/04/2024
Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B) - hai dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng chiều dài đường cao tốc trên cả nước vượt mốc hơn 2.000 km.
Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thời sự - PV - 16:25, 28/04/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm hỏi người dân; kiểm tra Dự án thủy lợi Tân Mỹ và chỉ đạo công tác phòng, chống hạn hán tại tỉnh Ninh Thuận giữa trưa trời nắng hơn 40 độ C.
Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Xã hội - Thanh Hải - 14:35, 28/04/2024
Cứ mỗi lần đứng trước những kỷ vật, di vật gắn liền với người lính nơi trận mạc, lòng tôi lại trào dâng bao cảm xúc. Và tôi gọi đó là những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thời sự - PV - 11:05, 28/04/2024
Sáng 28/4, tại Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2024) và Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận với chủ đề “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”.
Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Du lịch - Minh Nhật - 10:00, 28/04/2024
Tối 27/4, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Tuyên Quang, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Năm du lịch tỉnh Tuyên Quang 2024. Tham dự Lễ khai mạc có các vị lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang; lãnh đạo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Ninh Bình, Hà Giang, Lạng Sơn cùng đông đảo Nhân dân và du khách thập phương.
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 08:25, 28/04/2024
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.