Đối với người phụ nữ dân tộc Thái (Thái đen), tẳng cảu không chỉ là búi tóc lên đỉnh đầu, mà nó còn biểu hiện lòng thủy chung son sắt vĩnh viễn không thay đổi trong lối sống, đạo đức hôn nhân người Thái. Trong xã hội hiện đại, người phụ nữ Thái vượt ra khỏi bản làng để khẳng định mình trên nhiều lĩnh vực công việc khác nhau, việc giữ gìn “tẳng cảu” của phụ nữ Thái là điều không hề dễ.
Hàng năm, đến ngày 10/3 (âm lịch) là dịp người Thái (trắng) huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu lại tề tựu về nhà Then, ở tại xã Khổng Lào, huyện Phong Thổ dự Lễ hội Then Kin Pang.
Thời gian qua, tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, chủ yếu là Sơn La và Điện Biên có nhiều nhà hàng, điểm du lịch xuất hiện cách uống rượu “khát vọng” mang tính chất lố bịch, dung tục trong những cuộc trà dư tửu hậu. Đáng tiếc là, cách uống rượu ấy lại được "gắn mác" là nét văn hóa truyền thống của dân tộc Thái. Chính việc làm tùy tiện vì mục đích chạy theo lợi nhuận này đã gây nên bức xúc, phản đối của công đồng xã hội, đặc biệt là đồng bào dân tộc Thái.
Hàng năm, cứ vào ngày 15/2 âm lịch, lễ hội Nàng Han ở xã Mường So, huyện Phong Thổ (Lai Châu) được đồng bào tổ chức với nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn, thu hút đông đảo nhân dân trong huyện và du khách thập phương.
“Đã nhiều lần bố mẹ muốn cho em nghỉ học vì kinh tế khó khăn, nhà nhiều chị em đang tuổi đi học. Tuy nhiên, em đã cố gắng thuyết phục bố mẹ để em được tiếp tục đến trường. Em tranh thủ làm thêm để trang trải chi phí và học thật tốt để thực hiện được ước mơ của mình”.
Giáo dục -
Nghĩa Hiệp -
17:59, 21/12/2020 Lô Thị Lan Hương, bản Cắm Cảng, xã Cắm Muộn, huyện Quế Phong (Nghệ An) đã đạt điểm thi gần như tuyệt đối các môn khối C trong kỳ thi THPT Quốc gia 2020 với 28,5 điểm. Hiện nay Hương đang học tại Đại học Luật Hà Nội, với quyết tâm sẽ nỗ lực học tập thật tốt để trở thành một luật sư giỏi trong tương lai.
Tin tức -
Văn Hoa -
18:48, 23/10/2020 Từ ngày 18 đến 23/10, tại huyện Tuần Giáo (Điện Biên), Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) phối hợp với Sở VHTT&DL, UBND huyện Tuần Giáo tổ chức lớp “Tập huấn nâng cao năng lực về công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số và xây dựng bảo tồn, phát huy nghệ thuật “múa sạp, múa xòe” dân tộc Thái trong xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Điện Biên”.
Nhà có 11 anh em thì 6 người qua đời không rõ nguyên nhân. Lần này anh Lán, người đàn ông dân tộc Thái nhập viện tính mạng hết sức mong manh, anh bất lực vì số tiền phẫu thuật lên đến 200 triệu đồng. Chị Nguyễn Thị Thái, cán bộ phòng Công tác Xã hội, bệnh viện Tim Hà Nội thay mặt bệnh nhân cầu cứu bạn đọc vì tính mạng người đàn ông này đang mong manh như chỉ mành treo chuông.
Một mình sang Lào, Thái Lan để tìm kiếm thị trường và kết nối với các tiểu thương kinh doanh sản phẩm dệt thổ cẩm để đưa dệt thổ cẩm dân tộc Thái xuất ngoại. Đó là câu chuyện đầy quyết tâm của chàng trai dân tộc Thái, Hà Văn Thanh ở xã Mường Nọc, huyện Quế Phong (Nghệ An) trên con đường tìm lại chỗ đứng cho dệt thổ cẩm của quê nhà.
Xòe Thái là loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian độc đáo của đồng bào dân tộc Thái vùng Tây Bắc. Với những giá trị tiêu biểu và sức lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống văn hóa cộng đồng, xòe Thái đã được triển khai xây dựng hồ sơ “Nghệ thuật xòe Thái” đệ trình UNESCO ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Nhưng việc phát huy giá trị của di sản này trong bối cảnh toàn cầu hóa vẫn là vấn đề cần quan tâm...
Từ ngày 18 - 20/10/2019, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) phối hợp với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Thái lần thứ II năm 2019 với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái trong thời kỳ hội nhập và phát triển của đất nước”. Ngày hội có sự tham gia của 5 tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Thanh Hóa và Đoàn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Luông Nậm Thà, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tham gia giao lưu Ngày hội.
Những năm qua, việc khơi dậy tình yêu văn hóa dân tộc cho thế hệ trẻ được nhiều địa phương quan tâm, thực hiện bằng nhiều hoạt động cụ thể. Ở xã Mường Sang, thuộc cao nguyên Mộc Châu (Sơn La), hằng năm đồng bào Thái đều tổ chức Lễ hội Cầu mưa. Điều đáng nói, ngoài ý nghĩa sinh hoạt văn hóa tâm linh, tạo sản phẩm du lịch hấp dẫn, Lễ hội Cầu mưa còn có giá trị giáo dục sâu sắc.
“Người hùng của con không nhất thiết phải mạnh mẽ như supermen trong các bộ phim hoạt hình. Không cần phải cứng rắn như người sắt, chỉ cần là người có trái tim ấm áp…”. Đó là một đoạn trong bức thư phản ánh rất chân thật về cuộc sống, tình cảm của em Lò Thị Thảo, dân tộc Thái, học sinh lớp 8A, Trường THCS Quang Hiến, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) dành cho bà nội của mình. Bức thư em viết gửi tham dự cuộc thi viết thư UPU lần thứ 48, với chủ đề “Hãy viết thư cho người hùng của em”.
Pí là loại nhạc cụ dân gian độc đáo không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc Thái tỉnh Điện Biên. Âm thanh giản dị, ngân nga của nó giúp nói lên tình cảm, tâm hồn con người, là biểu tượng văn hóa tinh thần độc đáo và thể hiện niềm lạc quan cùng những triết lý sống sâu sắc của con người.
Trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, Nghệ An có 27 học sinh DTTS đậu đại học đạt điểm cao từ 20 điểm trở lên. Trong đó có 7 học sinh đạt từ 25,9 điểm trở lên vinh dự được UBND tỉnh tặng thưởng và tuyên dương; 20 học sinh còn lại được nhận quà và Giấy khen của Ban Dân tộc. Em Hà Thị Vân, dân tộc Thái ở bản Na, xã Nậm Nhoóng, huyện Quế Phong là một gương mặt điển hình.
Với tâm huyết bảo tồn văn hóa dân tộc, đặc biệt là tiếng nói, chữ viết, suốt 10 năm qua ông Lò Văn Thâng, dân tộc Thái, trú tại tổ 14, phường Nam Thanh, TP. Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) đã dày công sưu tầm, biên soạn tài liệu dạy học chữ Thái cho người dân trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Đến nay, ông Thâng đã biên soạn thành công 3 cuốn sách Tài liệu dạy tiếng và chữ Thái, được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên sử dụng trong chương trình dạy học.
Ông Phạm Xuân Cừ, dân tộc Thái ở huyện Quan Sơn, Thanh Hóa là một trong những người tâm huyết trong việc bảo tồn ca dao, tục ngữ của dân tộc mình.
Báo Dân tộc và Phát triển số 1408, ra ngày 27/4 có bài viết: “Người dân sống bấp bênh sau 12 năm nhường đất cho nhà máy”.
Anh Lương Văn Quang, ở xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông tỉnh Nghệ An, dân tộc Thái, một bệnh nhân mắc bệnh ung thư đã viết đơn xin ra khỏi hộ nghèo, nhường lại sự hỗ trợ cho người khó khăn hơn mình.
Năm 2006, chấp thuận chủ trương thu hồi đất để thực hiện dự án xây dựng nhà máy xi măng Công Thanh, 28 hộ gia đình dân tộc Thái của bản Tam Sơn, xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa đã rời bản sang khu tái định cư. Tuy nhiên, 12 năm trôi qua, hàng chục hộ dân này vẫn chưa thể “an cư”.