Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sản phẩm - Thị trường

Đưa sản phẩm OCOP Việt Nam tiêu biểu tiếp cận thị trường Châu Âu

Minh Nhật - 09:52, 03/12/2024

Các sản phẩm OCOP tiêu biểu và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ nổi bật của Việt Nam đang được giới thiệu tại Hội chợ thủ công mỹ nghệ quốc tế AF-L'ARTIGIANO IN FIERA.

Gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP của Việt Nam được đông đảo khách quốc tế đến tham quan
Gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP của Việt Nam được đông đảo khách quốc tế đến tham quan

Đây là lần đầu tiên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức một không gian quốc gia Việt Nam về sản phẩm OCOP châu Âu, được xây dựng với chủ đề "Hội tụ giá trị - Lan tỏa Văn hóa", kết hợp với phục vụ trải nghiệm và thử nếm sản phẩm, cùng với các hoạt động quảng bá về sản phẩm OCOP gắn với văn hóa đặc trưng vùng miền, du lịch nông thôn tiêu biểu của Việt Nam.

Đưa các sản phẩm nông nghiệp ra thị trường thế giới luôn được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ưu tiên, chỉ đạo các đơn vị trong ngành thực hiện. Trong đó, các sản phẩm OCOP được đánh giá có tiềm năng xuất khẩu, đang từng bước tiếp cận thị trường thế giới.

Gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP Việt Nam (Ảnh: P.OCDL)
Gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP Việt Nam (Ảnh: P.OCDL)

Với mục đích quảng bá các sản phẩm OCOP, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương và Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp đã tổ chức gian hàng sản phẩm OCOP Việt Nam tại Hội chợ thủ công mỹ nghệ quốc tế AF-L'Artigiano In Fiera năm 2024.

Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động xúc tiến thương mại thuộc kế hoạch triển khai Chương trình OCOP năm 2024.

Hội chợ thủ công mỹ nghệ quốc tế AF- L'Artigiano In Fiera năm 2024, diễn ra từ ngày 30/11 đến ngày 8/12, với quy mô hơn 10.000 gian hàng của rất nhiều quốc gia trên thế giới như: Châu Âu, châu Á, châu Mỹ, châu Phi…

Giới thiệu sản phẩm hoa quả sấy của Việt Nam với khách tham quan tại AF-L'ARTIGIANO IN FIERA
Giới thiệu sản phẩm hoa quả sấy của Việt Nam với khách tham quan tại AF-L'ARTIGIANO IN FIERA

Hội chợ thu hút hơn 1 triệu lượt khách tham quan và mua sắm trong những ngày đầu diễn ra hội chợ.

Không gian sản phẩm OCOP Việt Nam có quy mô 200m2 với sự tham gia của 20 đơn vị doanh nghiệp và gần 100 sản phẩm OCOP, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tiêu biểu có tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam như: Sản phẩm nông sản chế biến (chè, cà phê, hạt điều, macca, các sản phẩm từ sen, sản phẩm từ dừa, trái cây chế biến,…); sản phẩm thêu ren, lụa, mây tre đan, trang trí nội ngoại thất, chạm khắc, túi xách; sản phẩm quà tặng…

Lễ khai mạc không gian quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP Việt Nam được khai mạc vào chiều ngày 30/11/2024, với sự tham dự của ông Dương Hải Hưng, Đại sứ Việt Nam tại Italia, đại điện Lãnh đạo Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương; Lãnh đạo Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp; Lãnh đạo các Hiệp hội thủ công mỹ nghệ Milan và Giám đốc Hội chợ quốc tế AF-L'Artigiano In Fiera.

Chương trình khai mạc diễn ra ấm cúng, trang trọng và mang đậm các giá trị, hình ảnh văn hóa Việt Nam.

Đây là lần đầu tiên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức một không gian quốc gia Việt Nam về sản phẩm OCOP châu Âu, được xây dựng với chủ đề "Hội tụ giá trị - Lan tỏa Văn hóa", kết hợp với phục vụ trải nghiệm và thử nếm sản phẩm, cùng với các hoạt động trình chiếu hình ảnh, video quảng bá về sản phẩm OCOP gắn với văn hóa đặc trưng vùng miền, du lịch nông thôn tiêu biểu của Việt Nam; giới thiệu sản phẩm, tiếp nhận thông tin phản hồi của khách hàng (doanh nghiệp phân phối, người tiêu dùng,...).

Mục tiêu nhằm giới thiệu tới khách tham quan về văn hoá đặc trưng vùng miền của Việt Nam thông qua các câu chuyện của sản phẩm OCOP Việt Nam.

Sản phẩm OCOP trưng bày (Ảnh: P.OCDL)
Sản phẩm OCOP trưng bày (Ảnh: P.OCDL)

Bên cạnh đó, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã và chủ thể OCOP quảng bá, kết nối thông tin, trao đổi kinh nghiệm giúp từng bước hoàn thiện sản phẩm, thúc đẩy cơ hội hợp tác thương mại tại thị trường Italia và Châu Âu.

Các sản phẩm OCOP Việt Nam đã được rất nhiều khách tham quan Hội chợ quan tâm, chia sẻ và mua sản phẩm, bên cạnh đó là sự chia sẻ về sản phẩm, yêu cầu của người tiêu dùng Italia và châu Âu.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thị trường tín chỉ carbon rừng: “Nguồn lực xanh” cho nền kinh tế

Thị trường tín chỉ carbon rừng: “Nguồn lực xanh” cho nền kinh tế

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, thị trường tín chỉ carbon rừng nổi lên như một cơ hội kinh tế bền vững cho Việt Nam. Những chính sách mới và các thỏa thuận quốc tế đang mở đường cho nguồn thu từ “vàng xanh” - tín chỉ carbon rừng, không chỉ giúp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên mà còn tạo ra cơ hội phát triển lâu dài, bền vững cho các địa phương, cộng đồng.
Tin nổi bật trang chủ
Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) đã phát huy vai trò của mình, chung tay, góp sức cùng với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, Người có uy tín là một “kênh truyền thông” hữu hiệu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đến với Nhân dân.
Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Tạo xung lực phát triển vùng khó khăn (Bài 8)

Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Tạo xung lực phát triển vùng khó khăn (Bài 8)

Công tác Dân tộc - Sỹ Hào - 1 giờ trước
Cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ IV tiếp tục thu thập thông tin về thực trạng tiếp cận điện lưới quốc gia ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, tính đến ngày 01/7/2024. Thông tin từ cuộc điều tra, sau khi được phân tích sẽ giúp nhận diện được “vùng trũng” trong công cuộc điện khí hóa nông thôn, miền núi; từ đó có những quyết sách mạnh hơn trong việc “phủ sóng” điện lưới quốc gia, tạo xung lực phát triển vùng khó khăn.
Xây dựng nông thôn mới ở Trà Vinh: Tạo “bệ đỡ” cho sản phẩm du lịch xanh

Xây dựng nông thôn mới ở Trà Vinh: Tạo “bệ đỡ” cho sản phẩm du lịch xanh

Xã hội - Tào Đạt - Như Tâm - 1 giờ trước
Với quan điểm “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân thông minh”, Ban Chỉ đạo Nông thôn mới (NTM) tỉnh Trà Vinh đã chủ động tham mưu xây dựng và trình Tỉnh ủy phê duyệt Nghị quyết về xây dựng lộ trình để tỉnh Trà Vinh đạt chuẩn NTM trước năm 2025. Là cơ quan tham mưu, chủ trì phối hợp các Sở, ban ngành và địa phương xây dựng kế hoạch trình Ban chỉ đạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) đã linh hoạt chọn ưu thế, tiềm năng về nông nghiệp để phát triển du lịch gắn với xây dựng NTM, đặc biệt là du lịch cộng đồng gắn với bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Hội Cựu chiến binh nêu cao tinh thần cách mạng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm: Hội Cựu chiến binh nêu cao tinh thần cách mạng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Sáng 4/12, tại Hà Nội, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam tổ chức Đại hội thi đua yêu nước Hội Cựu chiến binh Việt Nam lần thứ VII, giai đoạn 2024-2029; kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam (06/12/1989-06/12/2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
Ban Dân tộc Lạng Sơn: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho lãnh đạo phòng và cán bộ, công chức, viên chức

Ban Dân tộc Lạng Sơn: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho lãnh đạo phòng và cán bộ, công chức, viên chức

Tin tức - Thúy Hồng - 2 giờ trước
Từ ngày 3-7/12, Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sợn tổ chức hai lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đối tượng 3 và đối tượng 4 (mỗi đối tượng một lớp), thuộc nội dung số 1, Tiểu dự án 2, Dự án 5 trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Mong ước ở Ra Nhong

Mong ước ở Ra Nhong

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, ngày 4/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Công nhận nghề làm đường thốt nốt là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Mong ước ở Ra Nhong. Mường Tè - Hội tụ sắc màu truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Sau đây là thông tin chi tiết.
Chư Pưh (Gia Lai): Giúp phụ nữ DTTS tự tin khẳng định vai trò, vị thế

Chư Pưh (Gia Lai): Giúp phụ nữ DTTS tự tin khẳng định vai trò, vị thế

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), những năm qua, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đã chủ động triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ vươn lên, khẳng định vai trò, vị thế trong các lĩnh vực, góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về công tác bình đẳng giới.
Chuyện bỏ rượu ở bản Mò O Ồ Ồ

Chuyện bỏ rượu ở bản Mò O Ồ Ồ

Pháp luật - Thùy Linh - 6 giờ trước
Vào đầu năm 2024, các đảng viên trong Chi bộ bản Mò O Ồ Ồ, xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình đã đồng nhất biểu quyết thực hiện quy định đảng viên không uống rượu bia vào buổi sáng, hạn chế rượu, bia vào chiều tối. Sau gần một năm thực hiện, các đảng viên của Chi bộ Mò O Ồ Ồ đã thay đổi được thói quen uống rượu, bia và tiếp tục vận động đồng bào Rục làm theo để tập trung làm ăn, phát triển kinh tế, xây dựng bản làng văn hóa.
Đi tìm họa tiết thổ cẩm Mnông

Đi tìm họa tiết thổ cẩm Mnông

Sắc màu 54 - Lê Hường - 6 giờ trước
Huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk là cái nôi nghề dệt thổ cẩm của người Mnông. Tuy nhiên, đồng bào Mnông ngày càng ít sử dụng trang phục truyền thống, số người duy trì nghề dệt cũng thưa dần, họa tiết thổ cẩm truyền thống nguyên bản dần biến mất. Đau đáu tìm tinh hoa thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình, bà H’Kim Hoa Byă, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Đắk Lắk lặn lội đi khắp các buôn làng tìm người am hiểu để hồi sinh thổ cẩm Mnông.
Nông nghiệp công nghệ cao giúp đồng bào DTTS thay đổi thói quen sản xuất

Nông nghiệp công nghệ cao giúp đồng bào DTTS thay đổi thói quen sản xuất

Kinh tế - Hoàng Thùy - 6 giờ trước
Các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và phát triển nông nghiệp bền vững đã mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội cho người dân huyện biên giới Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. Đặc biệt, từ những mô hình nông nghiệp tiên tiến, đồng bào DTTS trên địa bàn huyện dần thay đổi thói quen sản xuất, phát triển kinh tế nông nghiệp, nâng cao đời sống.
Tây Bắc - Điểm sáng trong phát triển du lịch nông thôn

Tây Bắc - Điểm sáng trong phát triển du lịch nông thôn

Sắc màu 54 - Văn Hoa - 6 giờ trước
Tây Bắc không chỉ là vùng đất có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, mà còn đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc. Những năm qua, nhiều tỉnh trong vùng Tây Bắc đã tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương để thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần tạo thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân.