Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đưa quan hệ Việt Nam - Singapore lên tầm cao mới

PV - 12:28, 23/02/2022

Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Singapore Halimah Yacob, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới Singapore từ 24-26/2/2022.


Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan vào tháng 6/2021. Ảnh: TTXVN
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan vào tháng 6/2021. Ảnh: TTXVN

Chuyến thăm nhằm khẳng định quyết tâm phát triển kinh tế và tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh; đưa ra thông điệp quan trọng, giúp các nhà đầu tư Singapore yên tâm tiếp tục làm ăn tại Việt Nam trong bối cảnh khó khăn hiện nay do đại dịch. Chuyến thăm đóng góp quan trọng vào nỗ lực thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch của Việt Nam, nhất là trên các lĩnh vực Singapore có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như kinh tế số, chuyển đổi số, đào tạo nguồn nhân lực quản lý chất lượng cao; đưa hợp tác kết nối kinh tế Việt Nam - Singapore lên tầm cao mới trong bối cảnh một loạt hiệp định thương mại tự do thế hệ mới có sự tham gia của Việt Nam và Singapore có hiệu lực, đi vào triển khai.

Quan hệ Đối tác chiến lược phát triển tích cực

Những năm qua, quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Singapore phát triển tích cực. Trong bối cảnh COVID-19 diễn biến phức tạp, hai bên vẫn duy trì trao đổi đoàn, thư/điện mừng/thăm hỏi, tiếp xúc cấp cao và các cấp; hợp tác kênh Đảng, Chính phủ, Nhà nước, Quốc hội không ngừng được mở rộng. Hai bên phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương; đặc biệt là cơ chế họp tham vấn chính trị cấp Thứ trưởng Ngoại giao hàng năm.

Về hợp tác kinh tế - thương mại, mặc dù chịu ảnh hưởng do đại dịch COVID-19 gây ra, tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước vẫn đạt 8,3 tỷ USD năm 2021, tăng 23,3% so với năm 2020. Ước tính trong tháng 1/2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 783,9 triệu USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2021.

Ở lĩnh vực đầu tư, tính đến tháng 2/2022, Singapore đầu tư tại Việt Nam với 2.860 dự án còn hiệu lực, tổng số vốn đăng ký đạt 66 tỷ USD, là nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN, đứng thứ 2/140 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Quy mô đầu tư bình quân 1 dự án là trên 23 triệu USD, cao hơn mức đầu tư trung bình là 11,9 triệu USD/dự án. Đáng chú ý, trong năm 2021, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 10,7 tỷ USD, chiếm 34,4% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.

Các nhà đầu tư Singapore đã tham gia vào 18/21 ngành, tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo; kinh doanh bất động sản; sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa. Singapore đã có dự án đầu tư tại 51 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Dẫn đầu là TP Hồ Chí Minh, đứng thứ hai là Hà Nội, thứ ba là Bình Dương; tiếp theo là Bắc Ninh, Quảng Nam, Long An và các địa phương khác. Về đầu tư của Việt Nam sang Singapore, hiện có 118 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 498 triệu USD. Các dự án tập trung vào lĩnh vực: Khoa học công nghệ; bán buôn bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy, thông tin truyền thông; công nghiệp chế biến, chế tạo; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ hoạt động kinh doanh bất động sản.

Về tình hình đầu tư của Singapore vào các khu công nghiệp của Việt Nam: Lũy kế đến cuối năm 2021, các khu công nghiệp trên cả nước thu hút được 588 dự án sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư Singapore với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 19,3 tỷ USD - đứng thứ 3/70 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào các khu công nghiệp trên cả nước.

Tính đến cuối năm 2021, các nhà đầu tư Singapore đã tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho 13 khu công nghiệp ở Việt Nam, với tổng diện tích khoảng 7.517 ha. Các khu công nghiệp có vốn của các nhà đầu tư Singapore đều đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy cao (trung bình khoảng 83,2%), thu hút được gần 1.000 dự án; trong đó hơn 80% là dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 18,1 tỷ USD và tạo việc làm cho gần 300.000 lao động trực tiếp.

Hợp tác chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực

Trong hợp tác chuyên ngành, hai bên tiếp tục hợp tác chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực. Về quốc phòng - an ninh, hai bên duy trì trao đổi đoàn cấp cao và các cơ chế đối thoại và hợp tác thường niên hiện có. Về giao thông vận tải, Singapore là một trong những thị trường hàng không có tầm quan trọng đặc biệt với Việt Nam với dung lượng hành khách đến Việt Nam đứng thứ 6 (theo số liệu năm 2019). Hiện nay, các hãng hàng không Việt Nam - Singapore đã khôi phục chuyến bay thương mại thường lệ chở khách giữa hai nước với tần suất thỏa thuận là 14 chuyến/tuần cho mỗi bên. Hợp tác trên các lĩnh vực khác như tài chính - ngân hàng, giáo dục - đào tạo, tài nguyên - môi trường giữa hai nước tiếp tục được tăng cường.

Trong hợp tác phòng, chống dịch COVID-19, hai bên phối hợp chặt chẽ ngay từ khi dịch bệnh bùng phát. Singapore là một trong những nước ASEAN đầu tiên hỗ trợ trang thiết bị, vật tư y tế cho Việt Nam. Tháng 9/2021, Singapore đã tặng Việt Nam nhiều trang thiết bị y tế quan trọng, trị giá gần 5 triệu USD. Hai bên đang tiến hành thủ tục tiếp nhận 122.400 liều vaccine AstraZeneca Chính phủ Singapore hỗ trợ Việt Nam. Về phía Việt Nam, khi tình hình dịch bệnh ở Singapore diễn biến phức tạp, Quốc hội Việt Nam hỗ trợ đối tác 30.000 khẩu trang y tế. Tập đoàn Vingroup tặng Chính phủ Singapore 200 máy thở sản xuất tại Việt Nam theo bản quyền của Medtronic (Mỹ).

Hiện cộng đồng người Việt tại Singapore có khoảng 13 nghìn người, trong đó có khoảng 7 nghìn học sinh, sinh viên; hơn 1 nghìn nghiên cứu sinh, trí thức; khoảng 2,5 nghìn cô dâu Việt và 2,5 nghìn lao động. Nhìn chung, người Việt tại Singapore tuân thủ tốt luật lệ sở tại, hướng về quê hương đất nước.

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân tới Singapore diễn ra trong bối cảnh quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác chiến lược giữa hai nước đang phát triển tốt đẹp trên tất cả các lĩnh vực; có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi hai nước hướng tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2023./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chậm trễ sắp xếp dôi dư tài sản công sau sáp nhập - lãng phí kéo dài

Chậm trễ sắp xếp dôi dư tài sản công sau sáp nhập - lãng phí kéo dài

Để sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công dôi dư sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC), Bộ Tài chính có Văn bản số 8006/BTC-NSNN ngày 31/7/2023 hướng dẫn thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030. Tuy nhiên hiện nay, vẫn còn rất nhiều địa phương vẫn còn nhiều tài sản công bị bỏ hoang, chưa có phương án sắp xếp, gây lãng phí kèo dài.
Tin nổi bật trang chủ
Đồng Tâm - Những hình ảnh nhói lòng sau lũ quét

Đồng Tâm - Những hình ảnh nhói lòng sau lũ quét

Thời sự - Hà Anh - 7 giờ trước
Trận lũ quét và sạt lở đất lịch sử xảy ra vào đêm mùng 8, rạng sáng ngày mùng 9/9 đã cuốn trôi nhiều nhà cửa, tài sản, hoa màu của người dân tại thôn Đồng Tâm, xã Yên Thành, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang. Theo ghi nhận, toàn thôn Đồng Tâm có 86 hộ thì 37 hộ bị ảnh hưởng, thiệt hại, trong đó có 7 hộ dân bị lũ cuốn trôi hết nhà cửa, chuồng trại, tài sản... Đến thời điểm hiện tại, khung cảnh hiện trường vẫn tan hoang, đổ nát. Những hộ dân mất nhà thì đang phải ở tạm tại điểm trường tiểu học của xã.
Thái Nguyên: Nâng cao năng lực tiếng Việt cho học sinh đồng bào DTTS

Thái Nguyên: Nâng cao năng lực tiếng Việt cho học sinh đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Thảo Khánh - 7 giờ trước
Sau nhiều năm triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng DTTS, giai đoạn 2016 - 2021” định hướng 2025, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã mang lại những kết quả đáng khích lệ, tạo thuận lợi để học sinh học tập, lĩnh hội tri thức.
Độc đáo chợ phiên Pu Nhi

Độc đáo chợ phiên Pu Nhi

Media - BDT - 20:00, 20/09/2024
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 20/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhân lên tình người vượt mưa lũ. Phát triển du lịch thông qua sản phẩm lưu niệm. Già làng Alăng Đàn làm cầu treo cho dân. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Triển khai hiệu quả Đề án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719

Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Triển khai hiệu quả Đề án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Thảo Khánh - 19:32, 20/09/2024
Thời gian qua, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã nỗ lực thực hiện hiệu quả Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS miền núi, gọi tắt là Chương trình MTQG 1719.
Ấm áp tình người sau cơn lũ dữ

Ấm áp tình người sau cơn lũ dữ

Phóng sự - Hoàng Thị Thắm - 19:03, 20/09/2024
Tuyên Quang là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của hoàn lưu cơn bão số 3 (bão Yagi) - cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua trên Biển Đông và trong 70 năm qua trên đất liền, gây ra mưa lớn dài ngày, dẫn đến thảm họa thiên tai về lũ, sạt lở nghiêm trọng tại nhiều địa phương.
Pí khúi - Nhạc cụ gọi bạn tình độc đáo của người Thái

Pí khúi - Nhạc cụ gọi bạn tình độc đáo của người Thái

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 19/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Bão số 4 dự báo gây mưa lớn ở Trung Bộ, đề phòng ngập úng, sạt lở. Pí khúi - Nhạc cụ gọi bạn tình độc đáo của người Thái. Làm giàu trên vùng đất Khánh Sơn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cà Mau: Chú trọng thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cà Mau: Chú trọng thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Xã hội - Như Tâm - Khánh Chi - 18:57, 20/09/2024
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã và đang phát huy hiệu quả trên nhiều lĩnh vực về đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Cà Mau. Minh chứng như việc triển khai hiệu quả Dự án 1 của Chương trình, đã góp phần giải quyết cơ bản việc thiếu đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt trong vùng đồng bào DTTS ở địa bàn khó khăn.
Người Hoa ở Cần Thơ chung tay vì sự nghiệp giáo dục và công tác từ thiện xã hội

Người Hoa ở Cần Thơ chung tay vì sự nghiệp giáo dục và công tác từ thiện xã hội

Tin tức - Tào Đạt - 18:53, 20/09/2024
Đại hội Ban Quản trị Quảng Triệu Hội Quán (Chùa Ông Cần Thơ) nhiệm kỳ X đã thông qua danh sách Ban Quản trị gồm 15 thành viên, ông Từ Quới Minh (sinh năm 1953) được cử làm Trưởng ban.
Cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở ở 7 khu vực tại Trung Bộ

Cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở ở 7 khu vực tại Trung Bộ

Tin tức - Minh Nhật - 18:51, 20/09/2024
Do ảnh hưởng của mưa lớn, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở tại 7 tỉnh, thành phố ở khu vực Trung Bộ. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay, lũ trên sông Gianh (Quảng Bình) đang lên nhanh và ở dưới mức báo động 2.
Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Thời sự - BDT - 17:15, 20/09/2024
Chiều 20/9/2024, Hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, họp phiên bế mạc tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Giáo dục - Thúy Hồng - 17:13, 20/09/2024
Không chỉ được tăng cường khả năng sử dụng tiếng Việt, kỹ năng tính toán, mà các học viên còn được tham dự Ngày hội giao lưu Toán, Tiếng Việt để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn… Đây là cách làm sáng tạo trong công tác xóa mù chữ đã và đang lan tỏa, góp phần nâng cao chất lượng công tác xóa mù chữ cho đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa, biên giới Lạng Sơn.