TP. Hồ Chí Minh là địa phương có số lượng đại biểu Quốc hội nhiều nhất, dự kiến có 30 đại biểu. Tiếp theo là Hà Nội, với 29 đại biểu. Thành phần đại biểu Quốc hội ở các cơ quan Trung ương là 207 đại biểu (41,4%) và đại biểu Quốc hội ở các địa phương là 293 đại biểu (58,6%).
Trong đó, 6 tỉnh: Hải Phòng, Hải Dương, An Giang, Đắk Lắk, Thái Bình, Bắc Giang, mỗi tỉnh sẽ có tương ứng 5 đại biểu Trung ương giới thiệu và 4 đại biểu địa phương giới thiệu.
Có 3 tỉnh có số đại biểu Trung ương và địa phương giới thiệu bằng nhau, mỗi nhóm 4 người, là Đồng Tháp, Gia Lai, Quảng Ninh. 4 tỉnh: Nam Định, Tiền Giang, Kiên Giang, Long An, mỗi tỉnh có 3 đại biểu Trung ương giới thiệu và 5 đại biểu địa phương giới thiệu.
17 tỉnh: Quảng Nam, Bình Định, Phú Thọ, Bắc Ninh, Lâm Đồng, Thái Nguyên, Hà Tĩnh, Bến Tre, Sơn La, Hưng Yên, Cần Thơ, Khánh Hòa, Bình Thuận, Quảng Ngãi, Cà Mau, Sóc Trăng, Thừa Thiên Huế đều được bầu 7 đại biểu, trong đó 3 đại biểu Trung ương giới thiệu và 4 đại biểu do địa phương giới thiệu.
27 tỉnh: Tây Ninh, Vĩnh Phúc, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đà Nẵng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bình Phước, Ninh Bình, Bạc Liêu, Quảng Bình, Phú Yên, Hà Giang, Hà Nam, Hòa Bình, Yên Bái, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Lào Cai, Hậu Giang, Quảng Trị, Đắk Nông, Điện Biên, Ninh Thuận, Kon Tum, Cao Bằng, Lai Châu, Bắc Kạn mỗi tỉnh được bầu 6 đại biểu, gồm 2 đại biểu Trung ương giới thiệu và 4 đại biểu địa phương giới thiệu. Thanh Hóa được bầu 14 đại biểu, gồm 7 đại biểu Trung ương giới thiệu và 7 đại biểu địa phương giới thiệu.
3 tỉnh Nghệ An, Đồng Nai, Bình Dương được bầu lần lượt 13, 12 và 11 đại biểu, trong đó số lượng đại biểu do Trung ương giới thiệu là như nhau (6 đại biểu), chỉ khác về số lượng đại biểu địa phương giới thiệu: Nghệ An - 7, Đồng Nai - 6, và Bình Dương - 5 đại biểu.