Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đông đảo du khách đến tham dự Lễ hội Lồng thồng Bủng Kham Tràng Định

Thúy Hồng-Tào Đạt - 08:27, 22/02/2024

Ngày 21/2, tại thôn Nà Phái xã Đại Đồng, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn đã khai mạc Lễ hội Lồng thồng Bủng Kham. Đây là lễ hội được UBND huyện Tràng Định lựa chọn là lễ hội điểm năm 2024.

Lễ hội Bủng Kham có từ xa xưa và được tổ chức tại cánh đồng trước thôn Nà Phái, xã Đại Đồng
Lễ hội Bủng Kham có từ xa xưa và được tổ chức tại cánh đồng trước thôn Nà Phái, xã Đại Đồng

Lễ hội Bủng Kham có từ xa xưa và được tổ chức tại cánh đồng trước thôn Nà Phái, xã Đại Đồng. Lễ hội này nhằm tưởng nhớ các vị Thần Nông, Thần Thổ địa và các vị Thần Tiên (các nàng Tiên) đã bảo vệ cuộc sống thường ngày và sản xuất nông nghiệp của nhân dân. Do vậy, hằng năm cứ đến ngày 12 tháng Giêng (âm lịch), Nhân dân xã Đại Đồng lại tưng bừng tổ chức Lễ hội Bủng Kham, quy tụ người dân ở 17 thôn về dự hội, dâng lên các vị thần linh những hương hoa, sản vật và tổ chức các trò chơi dân gian. Lễ hội chứa đựng khát vọng, mong muốn của Nhân dân cầu cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc, mùa màng bội thu…

Hằng năm cứ đến ngày 12 tháng Giêng (âm lịch), nhân dân xã Đại Đồng lại tưng bừng tổ chức lễ hội Bủng Kham, quy tụ người dân ở 17 thôn về dự hội, dâng lên các vị thần linh những hương hoa, sản vật và tổ chức các trò chơi dân gian
Hằng năm cứ đến ngày 12 tháng Giêng (âm lịch), Nhân dân xã Đại Đồng lại tưng bừng tổ chức lễ hội Bủng Kham, quy tụ người dân ở 17 thôn về dự hội, dâng lên các vị thần linh những hương hoa, sản vật và tổ chức các trò chơi dân gian

Lễ hội được tổ chức thành 2 phần lễ và phần hội. Phần lễ và phần hội được diễn ra vào buổi sáng, do thầy mo và một số người cao niên có uy tín trong thôn thực hiện các bài khấn thần linh để xin mở hội. Sau nghi lễ này, thầy mo thực hiện nghi lễ xin phép các vị thần linh (Thần Nông, Thần Tiên và Thần Hoàng Trùng) cho dân làng mở hội lồng thồng.

Mâm lễ cúng của các thôn bản
Mâm lễ cúng của các thôn bản

Những Người có uy tín, đại diện cho các thôn trong trang phục quần áo truyền thống làm lễ bái cúng các vị thần thực lên các ban thờ, cùng cầu khấn cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, làng bản yên vui, nhà nhà hạnh phúc…

Các thôn thi giã bánh dày
Các thôn thi giã bánh dày

Sau phần dâng lễ, đoàn sư tử của xã vào múa chào mừng khai mạc Lễ hội. Sau màn đánh trống khai hội, Ban Tổ chức lễ hội tiến hành chấm thi và tổ chức trao giải thưởng cho các thôn có mâm lễ đẹp nhất. Tiếp theo là nghi thức “lồng thồng” (xuống đồng), Ban Tổ chức lễ hội chuẩn bị một thửa ruộng ở gần nơi diễn ra lễ hội, ruộng đã được cày bừa sẵn và được cắm cờ hội xung quanh. Sau một hồi trống, chiêng nổi lên, đại diện Ban Tổ chức lễ hội và đại diện Nhân dân các thôn xuống ruộng và cùng cấy những cây lúa đầu tiên của vụ Xuân năm mới…

Ngày hội không thể thiếu các tiết mục biểu diễn các làn diệu hát then, sli, lượn…
Ngày hội không thể thiếu các tiết mục biểu diễn các làn diệu hát then, sli, lượn…

Phần hội diễn ra từ trưa với các trò chơi dân gian, truyền thống, các hoạt động văn nghệ - thể thao mang đậm nét dân tộc như: Trò chơi ô ăn quan, trò đánh đu, trò gieo lộc; thi đấu đẩy gậy, đánh yến, kéo co, tung còn, múa sư tử, thi ẩm thực; biểu diễn múa sư tử, các làn diệu hát then, sli, lượn…

Đông đảo du khách thích thú với môn thi đấu đẩy gậy
Đông đảo du khách thích thú với môn thi đấu đẩy gậy

Du khách đến Hội còn được trải nghiệm ẩm thực nổi tiếng trên địa bàn huyện Tràng Định. Theo Ban Tổ chức, Lễ hội Lồng thồng Bủng Kham 2024 đã thu hút hơn 3.000 lượt du khách đến trẩy hội.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Công tác Dân tộc - Thiên An - 2 giờ trước
Đã hơn 10 năm rồi, nay chúng tôi mới có dịp trở lại Lũng Cà, một bản thuộc xã Thượng Nung, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Lũng Cà ngày ấy, không điện lưới, thiếu nước sạch, lương thực và thiếu cả con chữ... Hôm nay, Lũng Cà đã khác xưa…
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 6 giờ trước
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, du lịch Thanh Hóa đạt doanh thu khoảng 3,8 nghìn tỷ đồng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Media - BDT - 6 giờ trước
Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Media - BDT - 6 giờ trước
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao là nghi lễ mang đậm tính nhân văn và luôn hướng con người nhớ về nguồn cội của dân tộc mình. Nghi lễ còn là sợi dây liên kết cộng đồng, dòng họ, làng bản ngày càng đoàn kết, bền chặt cùng nhau xây dựng quê hương.
“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

Tin tức - Thanh Thuận - 7 giờ trước
Với mong muốn tuyên truyền đến cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân và nhân dân về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ, Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/05/2024) từ ngày 3-6/5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh Quân đội nhân dân, số 17 phố Lý Nam Đế, Hà Nội.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Giáo dục - Khánh Sơn - 7 giờ trước
Trường Đại học Luật Hà Nội vừa ban hành thông báo xét tuyển trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy năm 2024 (Khóa 49) theo các phương thức xét tuyển sớm.
Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Thời sự - Thanh Nguyên - 7 giờ trước
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm đặc biệt với chủ đề “Đường lên Điện Biên”. Những thời khắc lịch sử của dân tộc tại chiến trường Điện Biên Phủ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp được tái hiện qua 70 tác phẩm trưng bày tại triển lãm mang đến cho người xem những ấn tượng sâu sắc.
Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Tin tức - Thanh Nguyên - 9 giờ trước
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 ấn phẩm sách đặc biệt, đưa bạn đọc đến với bức tranh toàn cảnh về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Xã hội - Tào Đạt - Võ Tiến - 9 giờ trước
Nằm trong hoạt động của Chương trình “Ngày về thôn, bản” và “Ngày thứ Bảy tình nguyện”, ngày 28/4, Chi đoàn Đồn Biên phòng Cửa khẩu A Đớt (Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế) đã phối hợp với Đoàn thanh niên xã Lâm Đớt, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, xuống đồng giúp các gia đình trên địa bàn thu hoạch lúa.
Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 10 giờ trước
Nhận thức được những tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, sức khoẻ sinh sản của thế hệ trẻ đồng bào DTTS, tỉnh Bình Định và các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh đã vào cuộc quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu nạn tảo hôn. Trong đó, việc đẩy mạnh thành lập các câu lạc bộ (CLB) phòng chống tảo hôn trong trường học đã mang lại hiệu quả bước đầu.