Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đồng bào Mông ở Cốc Phương làm giàu từ cây dứa

Trọng Bảo - 08:09, 09/04/2024

Đầu những năm 1990, thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về hỗ trợ các xã cùng đặc biệt khó khăn, giúp bà con dân tộc thiểu số định canh, định cư, cấp ủy đảng, chính quyền địa phương huyện Mường Khương (Lào Cai) đã động viên các hộ ở xã vùng cao Dìn Chin chuyển về sinh sống tại thôn biên giới Cốc Phương, thuộc xã Bản Lầu huyện Mường Khương. Hôm nay, sau chặng đường định cư ở vùng đất mới, đồng bào Mông không chỉ ổn định về đời sống, kinh tế, mà còn học được cách làm giàu từ trồng cây dứa.

Mỗi năm, ông Dìn thu hàng trăm triệu đồng tiền bán dứa, chuối
Mỗi năm, ông Dìn thu hàng trăm triệu đồng tiền bán dứa, chuối

Thào Dìn là một trong 34 hộ người Mông tiên phong định cư đến vùng đất mới. Ông Dìn nhớ lại: Thời điểm ấy, cái tên Cốc Phương còn xa lạ với ngay cả những người trong huyện, bởi thôn nằm cách xa trung tâm, giao thông cách trở, lại nằm sát biên giới, như cách biệt với bên ngoài. Ngày mới xuống định cư ở Cốc Phương, ông cùng nhiều bà con sang bên kia biên giới làm thuê đổi công lấy gạo nuôi gia đình; công việc làm thuê bên đó là đi bẻ dứa thuê.

“Ngày đi làm, đêm về tôi trăn trở với suy nghĩ người ta chỉ cách mình một con suối, đồi núi của họ cũng chẳng khác đồi núi của mình, thế mà họ làm giàu hết cây dứa sang cây chuối, còn dân bản mình bao năm vẫn nghèo đói phải sang làm thuê… Tôi vừa làm vừa quan sát, học hỏi kỹ thuật trồng dứa nhất là cách pha chế thuốc sinh học để kích thích quả dứa phát triển to đều và đẹp. Khi tin chắc mình cũng sẽ trồng được dứa như họ, tôi dành dụm số tiền công làm thuê để mua dứa giống”, ông Dìn chia sẻ.

Vụ dứa đầu tiên (cuối năm 1994), ông Dìn mua hơn 1 vạn gốc dứa rồi huy động vợ con anh em gùi lên đồi trồng. Khi dứa bén rễ, ông thuê người trong thôn làm cỏ, bón phân theo đúng quy trình đã học được. Hơn 1 năm sau, khi đồi dứa cho quả chín, cả gia đình khấp khởi mừng. Nhưng mùa thu hoạch đến, một trở ngại lại đến bởi lúc đó từ trung tâm xã vào Cốc Phương chỉ có đường mòn, xe tải không thể vào tận đồi để mua. Thế là ông phải thuê người gùi từng gùi dứa nặng đi vài cây số mới bán được. Trừ chi phí đầu tư, tiền công còn lại chẳng lãi được bao nhiêu.

Sau nhiều lần thất bại, ông Dìn đã có những vụ "dứa ngọt"
Sau nhiều lần thất bại, ông Dìn đã có những vụ "dứa ngọt"

Vụ thứ hai, ông dành dụm hết số tiền trong nhà, rồi mượn thêm tiền trồng thêm 1 vạn gốc nữa, nhưng hình như ông trời muốn thử lòng người. Khi vừa thu hoạch 10 tấn dứa thì trời đổ mưa liên tục khiến phần lớn dứa chín bị thối. Vụ ấy, ông Thào Dìn lỗ hơn 10 triệu đồng. Khó khăn một thì Thào Dìn lại cố gắng gấp 5 gấp 10 lần. Năm tiếp theo, ông Dìn bàn với vợ vay thêm tiền ngân hàng mua 3 vạn gốc dứa giống. 

Vụ này, ông Thào Dìn tính toán kỹ thời điểm trồng để dứa chín đúng thời điểm không gặp thời tiết bất lợi. Dứa được mùa lại được giá, nhờ vậy ông vừa trả được hết nợ và có tiền để đầu tư mở rộng diện tích. Sau cây dứa, ông Thào Dìn cũng học hỏi kỹ thuật trồng chuối mô và áp dụng thành công ở dải đất ven suối Cốc Phương, Na Lốc. Giờ đây, gia đình ông Dìn có diện tích trồng chuối, dứa nhiều nhất nhì trong xã, mỗi năm cho thu nhập vài trăm triệu đồng.

Khởi đầu từ Cốc Phương, giờ tất cả các thôn ở Bản Lầu đều trồng dứa, chuối, trở thành vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa với hơn 1.500 ha, mỗi năm, mang lại nguồn thu cho các hộ dân trên địa bàn hàng chục tỷ đồng. Cốc Phương giờ không còn hộ nghèo, 70% là hộ khá, giàu, trong đó nguồn thu nhập của các hộ phần lớn là nhờ trồng dứa. Đời sống ấm no, giúp bà con yên tâm cùng bộ đội biên phòng bảo vệ đường biên mốc giới.

Thôn Cốc Phương còn là nơi ghi dấu điểm kết nghĩa đầu tiên trên tuyến biên giới Việt - Trung và trở thành điểm sáng trong thực hiện kết nghĩa thôn bản hai bên biên giới. Từ khi thực hiện kết nghĩa tháng 8/2013, giữa thôn Cốc Phương và tổ Tam Bình Bá (huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bà con hai bên biên giới luôn gắn kết. Nhân dân hai bên thường xuyên động viên nhau tự giác chấp hành các quy định về biên giới, cùng thỏa thuận giải quyết mọi vấn đề trên tinh thần xây dựng hữu nghị và hợp tác.

Từ cây dứa, chuối đến nay Cốc Phương đã có 70% hộ khá, giàu
Từ trồng cây dứa, chuối đến nay Cốc Phương đã có 70% hộ khá, giàu

Vui mừng hơn khi vùng dứa Cốc Phương nói riêng và Bản Lầu nói chung, hiện nay đã có đầu ra ổn định, khi Nhà máy Chế biến rau, quả xuất khẩu đặt tại xã Lùng Vai chính thức đi vào hoạt động. Người dân Bản Lầu bây giờ đã có thể làm chủ toàn bộ kỹ thuật từ khâu làm giống đến trồng, chăm sóc, thu hoạch.

Hy vọng về một vùng sản xuất gắn với chế biến đã trở thành hiện thực, nỗi lo được mùa mất giá của nông dân đã được giải quyết. Những dự án, chương trình hỗ trợ nâng cao giá trị sản phẩm dứa vẫn đang tiếp tục được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện. Ước mong của “vua dứa” Thào Dìn và những người từng tâm huyết, kỳ vọng đưa vùng dứa Bản Lầu vươn lên ngang tầm bất cứ một vùng sản xuất chuyên canh rau quả nào trên cả nước sẽ trở thành hiện thực trong tương lai không xa…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông từng là vùng căn cứ cách mạng của tỉnh Kon Tum, nổi tiếng với Khu căn cứ Tỉnh ủy thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ - được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh. Măng Ri hôm nay đã khoác lên mình màu áo mới, với cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, đời sống của đồng bào được nâng lên, bản sắc văn hóa truyền thống được bảo tồn. Diện mạo mới của vùng căn cứ cách mạng Măng Ri bắt đầu từ nguồn lực đầu tư của Nhà nước và khát vọng vươn lên của Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc nơi đây.
Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Công tác Dân tộc - Thùy Giang - 2 giờ trước
Triển khai các chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719, đồng bào dân tộc Lự trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề cấp thiết. Với nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và tinh thần tự lực vươn lên của đồng bào, các chính sách hỗ trợ đã góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người Lự tại nhiều bản làng của Lai Châu.
Mầm xanh trên đá xám

Mầm xanh trên đá xám

Du lịch - Hà Linh - 2 giờ trước
Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang với những dãy núi cao đá chồng trên đá, dựng đứng, xám ngắt, nối tiếp nhau trải dài như vô tận. Ở nơi “sống trên đá, chết vùi trong đá” này, nhờ bản lĩnh cũng như sự cần cù, chịu thương, chịu khó của đồng bào các dân tộc, những mầm xanh mơn mởn của sự sống vẫn ngày ngày sinh sôi, nảy mầm, vươn lên từ đá.
Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Sắc màu 54 - Phương Nghi - 2 giờ trước
Những năm qua, từ sự chú trọng giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer mà hoạt động du lịch ở các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ đã có nhiều bước phát triển đáng kể. Nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn xuất hiện, thu hút du khách trải nghiệm khám phá.
Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Kinh tế - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông từng là vùng căn cứ cách mạng của tỉnh Kon Tum, nổi tiếng với Khu căn cứ Tỉnh ủy thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ - được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh. Măng Ri hôm nay đã khoác lên mình màu áo mới, với cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, đời sống của đồng bào được nâng lên, bản sắc văn hóa truyền thống được bảo tồn. Diện mạo mới của vùng căn cứ cách mạng Măng Ri bắt đầu từ nguồn lực đầu tư của Nhà nước và khát vọng vươn lên của Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc nơi đây.
Huổi Min ngày mới

Huổi Min ngày mới

Xã hội - Hoàng Quý - 3 giờ trước
Huổi Min là bản vùng cao duy nhất của phường Sông Đà, thị xã Mường Lay, tỉnh Điên Biên với 100% dân số là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Người dân nơi đây đã cùng chính quyền địa phương vượt bao gian khó, quyết tâm để Huổi Min dần chuyển mình.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trái ngọt trên chiến trường xưa

Trái ngọt trên chiến trường xưa

Sự kiện - Bình luận - Hải Yến - 9 giờ trước
Năm 2024, vừa tròn 7 thập kỷ dân tộc Việt Nam viết nên trang sử hào hùng bằng chiến thắng vĩ đại mang tên Điện Biên Phủ. Từ trong đau thương, mất mát. Hôm nay, có một Điện Biên đang tiếp tục lập nên những “chiến công mới” trong giai đoạn hội nhập và phát triển đất nước.
Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Sự kiện - Bình luận - PV - 13 giờ trước
Gần nửa thế kỷ qua, Ngày Chiến thắng 30/4/1975 đã trở thành biểu tượng lịch sử vĩ đại của dân tộc, là niềm tự hào, là mốc son chói lọi cổ vũ nhân dân ta vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Công tác Dân tộc - Cù Hương - 16:18, 29/04/2024
Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 16:16, 29/04/2024
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Sắc màu 54 - Anh Trúc - 16:12, 29/04/2024
Trong hai ngày 30/4 và 1/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam giới thiệu không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc, với điểm nhấn là không gian văn hóa chợ vùng cao với chủ đề “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng