Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn

Hoàng Quý - 10:48, 05/06/2024

Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đã đăng đàn trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực công thương, trong đó có nội dung về việc thực hiện chính sách, pháp luật phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp cơ khí, nhất là trong phục vụ chế biến nông, lâm, thủy sản, phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Đại biểu Hà Sỹ Huân (Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn)
Đại biểu Hà Sỹ Huân (Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn)

Thu hút doanh nghiệp tham gia chế biến nông, lâm, thủy sản qua các chính sách ưu đãi

Đại biểu Hà Sỹ Huân (Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn) cho biết, tại Báo cáo phục vụ chất vấn tại Kỳ họp này về việc thực hiện chính sách pháp luật phục vụ chế biến nông, lâm, thủy sản, phát triển nông nghiệp, nông thôn đã chỉ ra hiệu quả triển khai các chính sách ưu đãi còn hạn chế. Như vậy, việc ban hành chính sách áp dụng chung cho các địa phương trên phạm vi cả nước còn nhiều hạn chế và sẽ còn khó khăn hơn đối với các địa phương không có nhiều lợi thế để thu hút doanh nghiệp tham gia chế biến nông, lâm, thủy sản, nhất là các tỉnh miền núi.

Theo đó, Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Công thương cho biết có giải pháp gì trong thời gian tới để tạo điều kiện cho các địa phương thu hút được các doanh nghiệp sẵn sàng tham gia chế biến nông, lâm, thủy sản, phát triển nông nghiệp, nông thôn bằng những chính sách ưu đãi hơn?

Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết vai trò của cơ giới hóa nâng cao giá trị chế biến nông, lâm, thủy sản, phát triển nông nghiệp, nông thôn được khẳng trong thực tế những năm vừa qua. Chúng ta đã thu được nhiều kết quả trong lĩnh vực này. Bộ cũng áp dụng nhiều giải pháp như ban hành nghị định về quản lý cụm công nghiệp; triển khai các chương trình ưu đãi, hỗ trợ để phát triển ở các địa phương…

Cơ khí hóa nông nghiệp đã có những kết quả rõ nét, máy móc dây chuyền chế biên đã tăng giá trị nông sản. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế như tích tụ đất đai, sản phẩm đưa vào chế biến chưa đồng nhất, quy mô nhỏ, chất lượng chưa được ổn định. Thời gian tới Bộ sẽ đổi mới nâng cao hiệu quả chính sách, khuyến khích sản xuất nông nghiệp quy mô lớn; ứng dụng cơ giới hóa nông nghiệp; tạo vùng nguyên liệu; thu hút đầu tư…

Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, để thu hút doanh nghiệp vào vùng sâu, vùng xa thì phải có vùng nguyên liệu. Để có vùng nguyên liệu thì chính quyền địa phương phải quy hoạch được vùng trồng, vùng nuôi; áp dụng được công nghệ mới trong các khâu của quá trình sản xuất; bảo đảm sản phẩm xanh- sạch- chất lượng; sản xuất và cung ứng cho thị trường những cái thị trường cần chứ không phải những cái mà mình có.

Đại biểu Hà Hồng Hạnh (Đoàn ĐBQH tỉnh Khánh Hòa)
Đại biểu Hà Hồng Hạnh (Đoàn ĐBQH tỉnh Khánh Hòa)

Định hướng trong việc phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp

Đại biểu Hà Hồng Hạnh (Đoàn ĐBQH tỉnh Khánh Hòa) cho biết, hiện nay công nghiệp hỗ trợ trong phục vụ chế biến nông, lâm, thủy sản của nước ta chưa đáp ứng yêu cầu trong chế biến nông sản để nâng cao giá trị và ổn định thị trường tiêu thụ. Các sản phẩm của ngành cơ khí trong phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn chưa chiếm lĩnh được thị trường trong khi máy móc, thiết bị sản xuất nông nghiệp vẫn nhập khẩu. Do đó, đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết định hướng của ngành về vấn đề này trong thời gian tới?

Trả lời câu hỏi của đại biểu Hà Hồng Hạnh, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết thời gian qua đã tích cực tham mưu cấp có thẩm quyền về cơ chế, chính sách cơ khí hóa cho nông nghiệp; đã sản xuất hàng loạt máy gieo trồng và thu hoạch; trên 90% số máy xay xát lúa, đánh bóng gạo chúng ta đã sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước, cũng như xuất khẩu sang rất nhiều nước trên thế giới.

Công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm bước đầu phát triển, các dây chuyền thiết bị nông sản như cà phê, hạt điều do doanh nghiệp trong nước thiết kế, chế tạo cũng được sử dụng trong nước và xuất khẩu đi nhiều nước, góp phần tăng giá trị xuất khẩu nông sản và giá trị tăng bình quân mỗi năm từ 8% đến 10%.

Tuy vậy, vẫn còn những hạn chế, do đó thời gian tới, Bộ Công thương sẽ tham mưu Chính phủ có cơ chế để tiếp tục khuyến khích tích tụ đất trong nông nghiệp theo pháp luật về đất đai và các quy định liên quan để tạo ra những vùng trồng, vùng nuôi quy mô lớn, đủ khối lượng sản phẩm để xuất khẩu. Áp dụng công nghệ mới trong quá trình sản xuất để bảo đảm các tiêu chuẩn sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu của các thị trường.

Đồng thời, nâng cao hiệu quả chính sách khuyến công, công nghiệp nông thôn để hỗ trợ đầu tư phát triển các cụm công nghiệp, khu công nghiệp chuyên biệt để phục vụ cho quá trình chuyển dịch trong khu vực nông nghiệp nước ta. Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất cơ chế ưu đãi để hỗ trợ các doanh nghiệp cơ khí chế tạo những sản phẩm máy móc, linh kiện và sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp…

Đại biểu Dương Tấn Quân (Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
Đại biểu Dương Tấn Quân (Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

Khắc phục hạn chế trong triển khai chính sách ưu đãi phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ

Đại biểu Dương Tấn Quân (Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đề nghị Bộ trưởng Bộ Công thương cho biết rõ vì sao trong thời gian qua việc triển khai các chính sách ưu đãi để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, nhất là phục vụ chế biến nông, lâm, thủy sản, phát triển nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế? Việc để xảy ra hạn chế này thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước hay của doanh nghiệp? Đồng thời, đại biểu cũng đề nghị Bộ trưởng Bộ Công thương cho biết những giải pháp trong thời gian sắp tới?

Trả lời câu hỏi của đại biểu Dương Tấn Quân, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết chúng ta đã ban hành nhiều chính sách, những chính sách này liên quan đến nhiều ngành; một số cơ chế còn chồng chéo, vướng mắc. Do đó, để cơ chế, chính sách thực sự phát huy được hiệu quả thì trong thời gian tới cần rà soát quy định pháp luật hiện hành, thuộc trách nhiệm của ngành nào thì ngành đó phải rà soát và tham mưu cho cấp có thẩm quyền; có cơ chế phối hợp giữa các ngành, các địa phương; quan tâm năng lực tiếp thu cơ chế, chính sách của doanh nghiệp.

Các địa phương muốn thu hút đầu tư cũng phải có nguồn hàng, phải quy hoạch được vùng nguyên liệu. Các địa phương không chỉ phát huy lợi thế về tự nhiên mà cần có cơ chế chính sách đặc thù, hợp lý…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Các tổ chức tín dụng

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Các tổ chức tín dụng

Sáng 29/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15.
Tin nổi bật trang chủ
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Các tổ chức tín dụng

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Các tổ chức tín dụng

Thời sự - Hoàng Quý - 17:26, 29/06/2024
Sáng 29/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15.
Gia Lai: Xác định chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia, quyết tâm thực hiện mục tiêu Bảo hiểm Y tế toàn dân

Gia Lai: Xác định chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia, quyết tâm thực hiện mục tiêu Bảo hiểm Y tế toàn dân

Sức khỏe - Hòa Bình - 16:57, 29/06/2024
Nhờ đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác Bảo hiểm Y tế (BHYT) trong tình hình mới, sau 15 năm, tỷ lệ người dân tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh Gia Lai tăng lên đáng kể. Đến cuối năm 2023, tỷ lệ này đã tăng lên 91%. Gia Lai xác định chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHYT trong nghị quyết, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đến cuối năm 2025, toàn tỉnh có 95% dân số tham gia BHYT, trong đó 98% là người DTTS.
Quốc hội thông qua Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi)

Thời sự - Hoàng Quý - 16:51, 29/06/2024
Sáng 29/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi).
Quốc hội thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Quốc hội thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thời sự - Hoàng Quý - 16:31, 29/06/2024
Sáng 29/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Quốc hội thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Quốc hội thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thời sự - Hoàng Quý - 16:23, 29/06/2024
Sáng 29/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Tin trong ngày - 28/6/2024

Tin trong ngày - 28/6/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Gia đình là nền tảng vững chắc cho sự trường tồn của dân tộc. Người Xơ đăng bảo vệ “Lá phổi xanh”. Những thí sinh DTTS “vượt lên chính mình” trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Gia Lai. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quốc hội khóa XV thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Quốc hội khóa XV thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Thời sự - Hoàng Quý - 16:20, 29/06/2024
Sáng 29/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai: Đẩy nhanh tiến độ, thực hiện đồng bộ chính sách đầu tư (Bài cuối)

Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai: Đẩy nhanh tiến độ, thực hiện đồng bộ chính sách đầu tư (Bài cuối)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:15, 29/06/2024
Có thể nói, sau những động thái từ phía các cấp chính quyền cùng vào cuộc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc mà điển hình là vướng mắc từ quy hoạch rừng dẫn tới nhiều nội dung đầu tư, hỗ trợ cho người dân Đan Lai ở vùng lõi VQG Pù Mát không đủ điều kiện thực hiện, thì điều cần quan tâm nhất là việc triển khai đồng bộ các chính sách đầu tư, hỗ trợ, cũng như tiến độ thực hiện để sớm hiện thực hóa chính sách đặc thù từ Chương trình MTQG 1719 đến với đồng bào Đan Lai.
Tin trong ngày - 28/6/2024

Tin trong ngày - 28/6/2024

Media - BDT - 20:35, 28/06/2024
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Gia đình là nền tảng vững chắc cho sự trường tồn của dân tộc. Người Xơ đăng bảo vệ “Lá phổi xanh”. Những thí sinh DTTS “vượt lên chính mình” trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Gia Lai. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai:

Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai: "Tiếng lòng" người trong cuộc (Bài 3)

Công tác Dân tộc - Thanh Hải - 20:21, 28/06/2024
Thực hiện Dự án 9, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021 - 2030, trong đó nội dung đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai (thuộc dân tộc Thổ) gắn với việc bảo vệ phát triển rừng, môi trường sinh thái Vườn Quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông (Nghệ An) đang mang lại niềm vui, sự kỳ vọng lớn cho người Đan Lai về cuộc sống tươi sáng sau nhiều thập kỷ sinh tồn khó khăn. Tuy nhiên, với những vướng mắc trong quá trình triển khai, đến nay đồng bào chưa được thụ hưởng chính sách. Phóng viên ghi lại một số ý kiến ghi nhận và đề đạt mong muốn của người Đan Lai gửi đến các cơ quan chức năng.
Điểm dân cư bị

Điểm dân cư bị "bỏ quên" ngay trong lòng thành phố Cẩm Phả!

Xã hội - Mỹ Dung - 20:14, 28/06/2024
Khu vực Bàng Danh thuộc tổ 7, khu 10, phường Mông Dương (Tp. Cẩm Phả) có gần 20 hộ dân sinh sống, chủ yếu là dân tộc Dao. Mặc dù nằm ngay trong lòng thành phố, nhưng giao thông ở đây đi lại khó khăn, điện lưới cũng rất yếu, mạng điện thoại di động lúc có, lúc không... Nhiều người ngậm ngùi ví nơi này như vùng bị... "bỏ quên"!