Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Dấu ấn từ cơ sở…

Thanh Huyền - 05:50, 03/05/2024

“Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào DTTS đã khá đầy đủ, vấn đề còn lại là ở việc thực thi. Do đó, khi nhận nhiệm vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, điều tôi quan tâm nhất là triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đảm bảo đúng đối tượng, đúng địa bàn, chính xác và khách quan…”. Chia sẻ của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh đầu tháng 4/2021, trong những ngày đầu khi Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chính là mục tiêu hàng đầu mà Người đứng đầu cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc hướng tới. Bởi vậy, trong 3 năm qua, ông đã để lại nhiều dấu ấn trong những chuyến công tác về cơ sở.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm hỏi, động viên đồng bào DTTS huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai (tháng 1/2024).
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm hỏi, động viên đồng bào DTTS huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai (tháng 1/2024).

Còn nhớ, cuối năm 2021, những ngày cuối năm bộn bề công việc, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng với tinh thần trách nhiệm, quyết tâm cao trong thực hiện nhiệm vụ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã có nhiều chuyến công tác địa phương để nắm bắt tình hình, tháo gỡ khó khăn, sát sao chỉ đạo công tác dân tộc từ cơ sở.

Trong chuyến công tác tại Tuyên Quang, ông Chu Quang Dần, Người có uy tín thôn Mãn Sơn, xã Vân Sơn, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang bày tỏ niềm vui khi thấy Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về thăm bà con. Ông Dần chia sẻ, bà con mong đợi Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) được triển khai tại địa phương, sẽ có nhiều chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng, tạo sinh kế giúp bà con phát triển kinh tế, người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Làm việc với các địa phương trong giai đoạn bắt đầu triển khai Chương trình MTQG 1719, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh nhấn mạnh, để triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719, các địa phương cần quan tâm đến công tác chỉ đạo điều hành, kiện toàn bộ máy tổ chức, hoàn thiện hệ thống pháp lý, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất. Bộ trưởng, Chủ nhiệm cũng đề nghị, các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị về công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân.

Có lẽ trong rất nhiều hoạt động ý nghĩa của các Đoàn công tác Uỷ ban Dân tộc tại cơ sở thì chuyến công tác do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm Trưởng đoàn; tham gia Đoàn có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Nông Quốc Tuấn và lãnh đạo, chuyên viên một số vụ, đơn vị tại các địa phương khu vực Tây Nguyên năm 2022, đã cho tôi nhiều cảm xúc nhất. Tôi ấn tượng với nụ cười của cán bộ và đồng bào DTTS trên các buôn làng từ Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk khi đoàn công tác của Uỷ ban Dân tộc đến thăm hỏi, động viên, tặng quà.

Tôi còn nhớ như in nụ cười hạnh phúc của già làng, Người có uy tín Rơ Lan Hlek, xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai. Già bảo “Tôi vui lắm khi được Bộ trưởng, Chủ nhiệm và Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc đến tận xã thăm hỏi, động viên, tặng quà. Tôi sẽ cố gắng nhiều hơn nữa để bảo ban các cháu học hành, động viên bà con trong buôn làng đoàn kết, cùng nhau phát triển kinh tế”.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trong chuyến công tác tại vùng đồng bào DTTS tỉnh Sơn La (tháng 12/2022).
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trong chuyến công tác tại vùng đồng bào DTTS tỉnh Sơn La (tháng 12/2022).

“ Tôi biểu dương và đánh giá cao công tác chuẩn bị chu đáo cho việc tổ chức Hội thao và sự tham gia nhiệt tình, trách nhiệm của các đoàn Ban Dân tộc trong khu vực. Hội thao là dịp để những người làm công tác dân tộc rèn luyện tinh thần, ý chí và sức khỏe, thông qua đó tăng cường sự gắn bó nhiều hơn trong bối cảnh chúng ta đang cố gắng triển khai các nhiệm vụ về công tác dân tộc, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt là triển khai Chương trình MTQG là một nhiệm vụ lớn, khó, cần có sự tham gia của nhiều cấp, nhiều ngành, trong đó có vai trò tham mưu chủ động, tích cực và chủ trì của cơ quan công tác dân tộc các cấp. Việc những người làm công tác dân tộc tập hợp để chia sẻ kinh nghiệm, rèn luyện sức khỏe để là một hoạt động hết sức ý nghĩa, cần phát huy”.

Phát biểu của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh tại Hội thao lần thứ XI, năm 2024 chào mừng Kỷ niệm 78 năm ngày truyền thống cơ quan công tác dân tộc (3/5/1946 - 3/5/2024), tháng 4/2024.

Sự ấm no, trù phú trên những buôn làng vùng đồng bào DTTS Tây Nguyên đã và đang dần hiện hữu. Tuy nhiên, khó khăn còn đó, khi tỷ lệ hộ nghèo còn cao, thiếu việc làm, sinh kế không bền vững, ổn định dân cư cũng đang là bài toán còn nhiều thách thức… Tại một số xã, thôn, buôn vùng đồng bào DTTS Tây Nguyên, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh; Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Nông Quốc Tuấn đã chia sẻ những khó khăn, động viên cán bộ và Nhân dân phát huy tinh thần đoàn kết, đồng thuận, nỗ lực cùng Đảng, Nhà nước đưa chính sách vào cuộc sống, góp phần vào sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.

Những ngày cuối năm 2023, đầu năm 2024, có mặt trong chuyến công tác theo Đoàn của Ủy ban Dân tộc do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm Trưởng đoàn kiểm tra, đánh giá giữa kỳ thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại một số địa phương vùng đồng bào DTTS, chúng tôi dễ dàng nhận thấy bộ mặt thôn, bản, phum sóc, buôn làng đang đổi thay từng ngày. Những công trình, nội dung hỗ trợ từ nguồn vốn chính sách dân tộc, đặc biệt là Chương trình MTQG 1719 đang phát huy hiệu quả và có sức lan tỏa trong cộng đồng.

Trong căn nhà khang trang vừa được xây dựng từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719 và các nguồn lực khác, bà Hà Thị Chích, dân tộc Mường, xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ không giấu nổi niềm vui khi được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm hỏi, động viên, tặng quà. “Gia đình thuộc diện khó khăn, cuộc sống quanh năm với nương rẫy, không có đủ điều kiện để xây nhà, nên nhiều năm nay sống trong căn nhà tạm bợ. Được hỗ trợ tiền xây nhà, tôi vui lắm. Nay có căn nhà mới, gia đình tôi sẽ cố gắng làm ăn, vươn lên thoát nghèo”, bà Hà Thị Chích xúc động chia sẻ.

Thực tế cho thấy, tại nhiều địa phương đã và đang tích cực, chủ động vào cuộc triển khai Chương trình MTQG 1719 và các chính sách dân tộc khác. Chia sẻ những khó khăn, vướng mắc của các tỉnh trong triển khai chính sách dân tộc nói chung, Chương trình MTQG 1719 nói riêng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh đề nghị, với địa bàn rộng, khó khăn, triển khai trên nhiều lĩnh vực, thủ tục lắt nhắt, vì vậy các tỉnh cần tiếp tục có quyết tâm cao, phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương; phát huy vai trò của đội ngũ Người có uy tín và sự tham gia của người dân, khơi dậy ý thức tự lực, tự cường của người dân; tăng cường phân cấp, giám sát, đôn đốc; huy động thêm các nguồn lực, tạo sức mạnh tổng hợp, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719.

Bản làng vùng cao Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang
Bản làng vùng cao Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang

Có lẽ, rất nhiều những mảnh đất Đoàn công tác đã đi qua, sự đổi thay, phát triển đã hiện hữu, nhưng còn đó nhiều khó khăn. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh mong muốn lãnh đạo các địa phương quan tâm đến công tác tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nếp cách làm, tổ chức lại sản xuất; quan tâm tạo ra sinh kế bền vững, cải thiện thu nhập cho người dân; quan tâm đến việc học của con em đồng bào DTTS; giữ gìn giá trị văn hóa, các phong tục tập quán tín ngưỡng tốt đẹp của đồng bào DTTS, phát triển du lịch, dịch vụ… Bộ trưởng, Chủ nhiệm luôn khẳng định việc phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, lấy người dân làm trung tâm là quan trọng, đích đến của việc triển khai thực hiện chính sách dân tộc.

Những ngày này, trong không khí chào mừng Kỷ niệm 78 năm ngày truyền thống cơ quan công tác dân tộc; Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; 138 năm Ngày Quốc tế Lao động, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh vừa có chuyến công tác tại một số tỉnh miền Trung, nhằm kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện chính sách dân tộc tại cơ sở, đồng thời chia sẻ, động viên, tiếp thêm động lực cho những người làm công tác dân tộc trong dịp đặc biệt này.

Tại Hội thao kỷ niệm 78 năm ngày truyền thống cơ quan công tác dân tộc lần thứ XI, năm 2024, do Ban Dân tộc tỉnh Bình Định đăng cai tổ chức, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh khẳng định, Hội thao là dịp để các cơ quan, đơn vị làm công tác dân tộc tiếp tục phát huy truyền thống của ngành, tích cực thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước; đoàn kết, chủ động, sáng tạo, vượt khó vươn lên; làm tốt công tác tham mưu, triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc…

Kết quả của những chuyến công tác về cơ sở của Bộ trưởng, Chủ nhiệm và lãnh đạo Uỷ ban Dân tộc không chỉ đong đếm được bằng những cuộc làm việc, những nơi đoàn công tác đặt chân đến, những món quà mang đến đồng bào DTTS trong những ngày lễ tết, những lời động viên được chuyển đến cán bộ, Nhân dân… mà hơn hết là những dấu ấn đọng lại, là tình người vẫn luôn hiện hữu và ấm áp. Những nụ cười, những lời động viên, những cái nắm tay của các đồng chí lãnh đạo Uỷ ban Dân tộc đã tiếp thêm động lực, “truyền lửa” niềm tin cho những cán bộ cơ sở, cán bộ làm công tác dân tộc và đồng bào DTTS trên chặng đường còn nhiều thách thức phía trước.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Phát huy vai trò của Người có uy tín, già làng trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Phát huy vai trò của Người có uy tín, già làng trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở vùng đồng bào DTTS

Không chỉ là tấm gương mẫu mực trong làm kinh tế giỏi, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, trong thời gian qua, lực lượng già làng, trưởng thôn, Người có uy tín ở Quảng Nam đã góp phần không nhỏ trong việc đẩy lùi các hủ tục, tệ nạn, tình trạng tảo hôn ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Nhờ đó, nhận thức của người dân ngày càng được nâng lên, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền của tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

Chiều 23/11, tại Hoàng cung Campuchia ở Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni.
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Giáo dục - Ngọc Thu - 4 giờ trước
Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.
Bảo Yên (Lào Cai): “Kích thích” đầu tư phát triển liên kết chuỗi trong sản xuất nông - lâm nghiệp

Bảo Yên (Lào Cai): “Kích thích” đầu tư phát triển liên kết chuỗi trong sản xuất nông - lâm nghiệp

Kinh tế - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai là một trong những địa phương trọng điểm phát triển nông-lâm nghiệp của tỉnh. Để phát huy những tiềm năng, lợi thế các nguồn lực, huyện đã có nhiều giải pháp "kích thích" để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Qua đó, từng bước tạo ra các chuỗi sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác, tạo thu nhập ổn định cho nông dân.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Media - Vàng Ni - Thu Hà - 6 giờ trước
Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Lễ Kỳ yên của dân tộc Ngái

Lễ Kỳ yên của dân tộc Ngái

Media - BDT - 6 giờ trước
Lễ Kỳ yên được tổ chức vào dịp đầu Xuân mới. Mục đích thực hiện nghi lễ thể hiện sự biết ơn của con người với trời, đất, với tổ tiên; đồng thời cầu trời cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi, nhà nhà được áo ấm, no cơm, có cuộc sống bình an, không bệnh tật.
Tạo sức hút cho du lịch Bắc Giang

Tạo sức hút cho du lịch Bắc Giang

Sắc màu 54 - Trường Giang - Sông Lam - 6 giờ trước
Trong quá trình hình thành và phát triển, mỗi sản phẩm du lịch cần hội tụ nhiều yếu tố, trong đó cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa và sự bài bản, chuyên nghiệp trong cách làm du lịch là những yếu tố quan trọng để tạo nên điểm nhấn, sức hút đối với du khách. Với bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa, tỉnh Bắc Giang có đầy đủ các chất liệu để tạo nên những điểm du lịch hấp dẫn.
Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê

Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 22/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn di sản văn hóa dân tộc từ gia đình. Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê. Puih Đup trao truyền vốn văn hóa dân tộc. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cậu học trò người Dao trở thành Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia

Cậu học trò người Dao trở thành Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia

Giáo dục - Mỹ Dung - 6 giờ trước
Em Triệu Đức Duy, dân tộc Dao, học sinh lớp 7A1, Trường THCS Trới, TP. Hạ Long (Quảng Ninh) là một trong những học sinh xuất sắc vừa đoạt giải Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia năm 2024. Ngoài nỗ lực, cố gắng trong học tập, Duy còn tích cực đọc sách và lan tỏa văn hóa đọc tới bạn bè, cộng đồng nơi em học tập, sinh sống.
Vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”

Vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”

Phóng sự - Trọng Bảo - 6 giờ trước
Với sự hỗ trợ của Trung ương, địa phương và toàn xã hội; khu tái định cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (Lào Cai) đang dần hồi sinh sau thiên tai, vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”.
Nghệ An xây mới hơn 1.300 nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo

Nghệ An xây mới hơn 1.300 nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo

Xã hội - Vân Khánh - 7 giờ trước
Thực hiện Dự án Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo, đến nay, tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ xây mới 1.306 căn nhà cho 838 hộ nghèo, 198 hộ cận nghèo... Tỉnh phấn đấu đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh xóa bỏ hoàn toàn tình trạng nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Phú Lương (Thái Nguyên) nỗ lực giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ đa dạng hóa sinh kế

Phú Lương (Thái Nguyên) nỗ lực giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ đa dạng hóa sinh kế

Kinh tế - Thảo Khánh - 7 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025, huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên) đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ và thiết thực. Đặc biệt, việc tập trung nguồn lực hỗ trợ sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, để giúp các hộ có hoàn cảnh khó khăn chủ động vươn lên thoát nghèo, qua đó đã góp phần giảm dần khoảng cách chênh lệch giữa các khu vực, địa phương và các nhóm dân cư trên địa bàn.
Quảng Nam: Phát huy vai trò của Người có uy tín, già làng trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Phát huy vai trò của Người có uy tín, già làng trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 7 giờ trước
Không chỉ là tấm gương mẫu mực trong làm kinh tế giỏi, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, trong thời gian qua, lực lượng già làng, trưởng thôn, Người có uy tín ở Quảng Nam đã góp phần không nhỏ trong việc đẩy lùi các hủ tục, tệ nạn, tình trạng tảo hôn ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Nhờ đó, nhận thức của người dân ngày càng được nâng lên, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền của tỉnh.