Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia có thêm 4 di sản văn hóa độc đáo

Minh Nhật - 8 giờ trước

Ngày 14/5/2025, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng vừa ký các quyết định về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, có thêm 4 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam.

Thêm 4 di sản vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Thêm 4 di sản vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Theo đó, 4 di sản được Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng ký gồm: Quyết định số 1350/QĐ-BVHTTDL ngày 14/5/2025, quyết định đưa nghệ thuật trình diễn dân gian “Nghệ thuật diễn tấu trống Chhay-dăm của người Khmer huyện Tri Tôn và Thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang” vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Tại Quyết định số 1351/QĐ-BVHTTDL ngày 14/5/2025, quyết định đưa lễ hội truyền thống “Hội hát Chèo tàu Tổng Gối xã Tân Hội, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội” vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Tại Quyết định số 1352/QĐ-BVHTTDL ngày 14/5/2025, quyết định đưa tập quán xã hội và tín ngưỡng “Nghi lễ cúng rừng của người Pa Dí huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai” vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Tại Quyết định số 1353/QĐ-BVHTTDL ngày 14/5/2025, quyết định đưa nghề thủ công truyền thống "Nghề đan lát của người Tày xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai" vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghệ thuật diễn tấu trống Chhay-dăm

Múa trống Chhay-dăm là một điệu múa dân gian độc đáo, là loại hình sân khâu đặc biệt, gắn bó mật thiết với đồng bào dân tộc Khmer
Múa trống Chhay-dăm là một điệu múa dân gian độc đáo, là loại hình sân khâu đặc biệt, gắn bó mật thiết với đồng bào dân tộc Khmer

Múa trống Chhay-dăm là một điệu múa dân gian độc đáo, là loại hình sân khâu đặc biệt, gắn bó mật thiết với đồng bào dân tộc Khmer. Đây là điệu múa không thể thiếu trong các ngày lễ tết như Chôl Chnăm Thmây, Sen Đôn Ta, Oóc-om-bóc và có thể biểu diễn mọi nơi từ sân khấu, sân chùa hay sân nhà với những động tác thoải mái, lạc quan.

Trống Chhay-dăm là loại trống bịt da một mặt, tang trống được làm bằng thân cau già đụt rỗng ruột, mỗi tiết mục múa Chhay-dăm thường có từ 4 - 6 trống Chhay-dăm, hai cái Cuôl (chiêng) cùng với Chul (chũm chọe) và Krap (gõ sênh).

Múa trống Chhay-dăm có động tác đánh trống, múa trống và múa tay, lúc múa đơn, lúc múa đôi, múa ba, múa tư và cả múa tập thể. Động tác đánh trống gồm những động tác đơn giản như vỗ lên mặt trống hay phức tạp hơn như đánh bằng cùi chỏ, bằng gót chân hoặc bất ngờ đánh vào trống của nhau, rồi vừa múa vừa làm xiếc với trống.

Cái khó nhất của người biểu diễn múa trống chính là gõ và múa kết hợp phải nhịp nhàng, chính xác từ chi tiết nhỏ nhất. Khi đánh trống bằng tay, cùi chỏ, gót chân phải kết hợp với nhào lộn nhưng vẫn phải đảm bảo âm thanh vang, không mất tiếng, đồng thời lúc nhào lộn phải ôm chặt trống vào người tránh để chạm sàn diễn, gây âm thanh lốp cốp, ảnh hưởng đến cảm xúc của người xem.

Hội hát Chèo tàu Tổng Gối

Người dân tổng Gối đã sáng tạo ra loại hình nghệ thuật diễn xướng độc đáo Chèo tàu để ca ngợi ân đức của tướng Văn Dĩ Thành.
Người dân tổng Gối đã sáng tạo ra loại hình nghệ thuật diễn xướng độc đáo Chèo tàu để ca ngợi ân đức của tướng Văn Dĩ Thành.

Lễ hội truyền thống Chèo tàu Tổng Gối (gồm bốn làng: Thượng Hội, Thúy Hội, Vĩnh Kỳ và Phan Long) diễn ra trong 2 ngày 14 và 15 tháng giêng hằng năm, tại Khu di tích lịch sử Lăng Văn Sơn và Miếu Voi Phục, xã Tân Hội, huyện Đan Phượng.

Theo tích xưa kể lại, tướng Văn Dĩ Thành là một người con thuộc dòng dõi quan lại triều Trần, sinh ra ở vùng tổng Gối xưa. Là một người học rộng tài cao, thông thạo kinh sử, ông đã có công chiêu mộ binh lính, huấn luyện quân nhân chống lại giặc Minh. Ông nổi tiếng với 6 lời thề ước và chỉ huy đội đánh đâu thắng đấy. Dưới sự lãnh đạo tài tình của ông, quân giặc đã chịu nhiều tổn thất nặng nề. Sau khi ông hy sinh trên đất tổng Gối, để ca ngợi ân đức của tướng Văn Dĩ Thành, người dân tổng Gối đã sáng tạo ra loại hình nghệ thuật diễn xướng độc đáo Chèo tàu. Vào dịp Rằm tháng Giêng hằng năm, người dân ở Tổng Gối (nay là xã Tân Hội) lại tổ chức lễ hội truyền thống hát Chèo tàu.

Lễ hội nhằm gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa phi vật thể Chèo tàu của địa phương; phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn, khơi dậy lòng tự hào dân tộc; thiết thực phục vụ nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần và đời sống tâm linh của nhân dân trên địa bàn.

Phần hội: Gồm có màn bắn pháo hoa, trống hội, chương trình nghệ thuật chào mừng và các hoạt động hát Màn trống hội, múa rồng, lân, các trò chơi dân gian.

Đặc sắc nhất trong lễ hội là màn hát Chèo tàu với các làn điệu đối đáp giữa hai tàu – là những chiếc thuyền rồng bằng gỗ, không để hạ thủy mà chèo tượng trưng trên cạn. Mỗi tàu 13 người gồm bà chúa tàu, 2 cái tàu và 10 con tàu. Khi biểu diễn, bà chúa tàu đánh thanh la, 2 cái tàu lĩnh xướng và các con tàu hát họa theo. Phía sau là đôi voi với hai quản tượng có nhiệm vụ thổi tù và làm hiệu.

Nội dung của các bài hát trong diễn xướng Chèo tàu là những bài hát riêng và những bài hát đối đáp của “tàu” và “tượng”, đều nhằm ca ngợi công đức của Thành hoàng Tổng Gối Văn Dĩ Thành. Hát Chèo tàu Tân Hội gồm 20 làn điệu, được chia thành các hình thức như: Hát trình, hát thuyền và hát bỏ bộ.

Nghi lễ cúng rừng của người Pa Dí huyện Mường Khương

Cúng rừng là một nét văn hóa tín ngưỡng độc đáo của cộng đồng các dân tộc thiểu số tại huyện Mường Khương(Lào Cai)
Cúng rừng là một nét văn hóa tín ngưỡng độc đáo của cộng đồng các dân tộc thiểu số tại huyện Mường Khương(Lào Cai)

Cúng rừng là một nét văn hóa tín ngưỡng độc đáo của cộng đồng các dân tộc thiểu số tại huyện Mường Khương nói chung, Đồng bào người Pa Dí ở thôn Sa Pa, thị trấn Mường Khương nói riêng. Tổ chức lễ cúng rừng đầu năm với nhiều nghi thức đặc sắc và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Lễ cúng rừng thường được tổ chức vào cuối tháng giêng hằng năm.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Tỉnh Sơn La về đích trong thực hiện công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tỉnh Sơn La về đích trong thực hiện công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tin tức - Tào Đạt - 2 giờ trước
Chiều 15/5, Tỉnh ủy Sơn La tổ chức Hội nghị tổng kết công tác xóa nhà tạm và nhà dột nát trên địa bàn. Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Nông Thị Hà đã đến dự và phát biểu tại Hội nghị.
Đề xuất đưa hát ta lêu, ca chôi vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia quốc gia

Đề xuất đưa hát ta lêu, ca chôi vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia quốc gia

Tin tức - Nguyễn Trang - 3 giờ trước
Ngày 15/5, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có tờ trình gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị xem xét đưa hai làn điệu dân ca ta lêu và ca chôi của dân tộc Hrê vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Yên Bái và Lào Cai thống nhất các nội dung chuẩn bị cho sáp nhập

Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Yên Bái và Lào Cai thống nhất các nội dung chuẩn bị cho sáp nhập

Dân tộc - Tôn giáo - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Chiều 15/5, tại thành phố Lào Cai, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Yên Bái đã có buổi làm việc với Sở Dân tộc và Tôn giáo Lào Cai, để thống nhất các nội dung chuẩn bị cho sáp nhập hai đơn vị.
Kon Tum: Hội thảo khoa học

Kon Tum: Hội thảo khoa học "Các nghiên cứu mới về Sâm Ngọc Linh - Thành tựu và ứng dụng"

Kinh tế - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Chiều 15/5, UBND tỉnh Kon Tum tổ chức Hội thảo khoa học "Các nghiên cứu mới về Sâm Ngọc Linh - Thành tựu và ứng dụng". Dự Hội thảo có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Kon Tum Nguyễn Đức Tuy; lãnh đạo các Sở, ngành của tỉnh Kon Tum và các nhà khoa học trong cả nước.
Mưa lớn gây nhiều thiệt hại ở Lai Châu và Lào Cai

Mưa lớn gây nhiều thiệt hại ở Lai Châu và Lào Cai

Môi trường sống - Minh Nhật - 4 giờ trước
Đêm 14 và sáng 15/5, tại khu vực hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai đã xảy ra mưa lớn kéo dài, gây sạt lở đất, khiến 1 người tử vong, thiệt hại nặng nề về cơ sở hạ tầng và sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
Trải nghiệm các hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Trải nghiệm các hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Nằm yên bình giữa không gian xanh mát của vùng ngoại ô Hà Nội, Làng Văn hóa - Du lịch các Dân tộc Việt Nam tựa như một bức tranh thu nhỏ, sống động và đầy màu sắc về cộng đồng 54 dân tộc anh em. Với diện tích rộng lớn lên đến 1.544 ha, trải dài trên khu vực hồ Đồng Mô, thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội, nơi đây không chỉ là một điểm đến du lịch độc đáo mà còn là một trung tâm bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.
Ngày thế giới không thuốc lá 2025: “Vạch trần sự hấp dẫn giả tạo”

Ngày thế giới không thuốc lá 2025: “Vạch trần sự hấp dẫn giả tạo”

Sức khỏe - Thúy Hồng - 4 giờ trước
Ngày Thế giới không thuốc lá (31/5) năm 2025, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chọn chủ đề “Vạch trần sự hấp dẫn giả tạo” với mục tiêu nhằm phơi bày chiến thuật của các tập đoàn thuốc lá trên thế giới trong việc quảng cáo sai sự thật, gây hiểu lầm thuốc lá không có hại, để mở rộng thị trường tiêu thụ, đặc biệt là trong giới trẻ.
WB luôn đồng hành, hỗ trợ Việt Nam phát triển các dự án hạ tầng chiến lược

WB luôn đồng hành, hỗ trợ Việt Nam phát triển các dự án hạ tầng chiến lược

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Sáng 15/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp bà Mariam J. Sherman, Giám đốc Quốc gia của Văn phòng Ngân hàng thế giới (WB) khu vực Việt Nam, Lào, Campuchia.
Ấn tượng sản phẩm âm nhạc kết hợp rap và múa rối nước của nghệ sĩ nhí Xệ Xệ

Ấn tượng sản phẩm âm nhạc kết hợp rap và múa rối nước của nghệ sĩ nhí Xệ Xệ

Tin tức - Anh Trúc - 5 giờ trước
Nghệ sĩ nhí Xệ Xệ ra mắt MV "Thánh Gióng", kết hợp rap hiện đại với nghệ thuật múa rối nước truyền thống, mang đến làn gió mới cho âm nhạc thiếu nhi Việt.
Lấy ý kiến quy trình kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc và tôn giáo

Lấy ý kiến quy trình kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc và tôn giáo

Chính sách Dân tộc - Văn Hoa - 5 giờ trước
Ngày 15/5, tại Hà Nội, Bộ Dân tộc và Tôn giáo tổ chức Hội thảo “Lấy ý kiến quy trình kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc và tôn giáo”. Ông Võ Văn Bảy - Chánh Thanh tra Bộ Dân tộc và Tôn giáo, chủ trì Hội thảo.
Bác Ái (Ninh Thuận): Khai mạc Lễ hội Văn hóa Raglay lần thứ III - năm 2025

Bác Ái (Ninh Thuận): Khai mạc Lễ hội Văn hóa Raglay lần thứ III - năm 2025

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 5 giờ trước
Sáng 15/5, UBND huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận tổ chức khai mạc Lễ hội Văn hóa Raglay lần thứ III - năm 2025. Đến dự có bà Pi Năng Thị Hốn, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo; ông Nguyễn Văn Linh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận; bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bác Ái; đại diện lãnh đạo các sở ngành; đông đảo người dân địa phương và trên 300 vận động viên, diễn viên dân gian đến từ 9 xã trên địa bàn huyện Bác Ái.