Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đảng bộ Agribank nâng cao vai trò lãnh đạo góp phần phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn, nông dân

Nguyễn Hoa - 08:27, 25/06/2024

Thực hiện nhiệm vụ chính trị với vai trò “trụ đỡ” của nền kinh tế trên thị trường tài chính nông nghiệp, nông thôn, Đảng bộ Agribank đã có nhiều nỗ lực để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, tăng trưởng tín dụng. Theo đó, với phương châm “lấy khách hàng làm trung tâm” hơn 36 năm đồng hành phát triển cùng “Tam nông” và 15 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, Agribank đã hiện thực hóa mục tiêu phát triển nền nông nghiệp Việt Nam văn minh, hiện đại, lấy nông nghiệp làm gốc và là điểm tựa cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.


Agribank triển khai các điểm giao dịch lưu động tạo điều kiện cho người dân vùng sâu vùng xa tiếp cận đồng vốn tín dụng
Agribank triển khai các điểm giao dịch lưu động tạo điều kiện cho người dân vùng sâu vùng xa tiếp cận đồng vốn tín dụng

Định hướng cho một nền nông nghiệp bền vững

Để tiếp tục thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhanh và bền vững, trong nhiều năm qua, Đảng bộ Agribank đã quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Trong đó tập trung đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác, liên kết trong sản xuất nông nghiệp, góp phần quan trọng xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người nông dân. 

Để các chính sách kịp thời đi vào cuộc sống, giúp người dân nắm bắt được chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, nhất là các chính sách tín dụng ưu đãi phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn... Đảng ủy Agribank đã chỉ đạo cấp ủy các cấp từ trung ương đến địa phương tăng cường quan hệ, phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị, đoàn thể tại địa bàn hoạt động của Agribank. 

Với hệ thống chân rết là các tổ vay vốn thông qua Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Agribank đã chuyển tải được nguồn vốn ưu đãi đến được từng người dân khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa trên khắp mọi miền Tổ quốc; tham gia hỗ trợ, tư vấn phương án sản xuất, cách quản lý, sử dụng vốn vay… tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân vay vốn đầu tư sản xuất nâng cao thu nhập, ổn định đời sống.

Hiện thực hóa những chủ trương, định hướng của Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Đảng ủy, hệ thống các chi nhánh Agribank đã chủ động đẩy mạnh tăng cường quan hệ hợp tác với các tổ chức chính trị - xã hội về vấn đề phát triển “Tam nông”. Theo đó, Agribank đã phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam triển khai chính sách tín dụng, ký kết các thỏa thuận hợp tác mang lại lợi ích cho người nông dân. Đặc biệt, Agribank và Hội Nông dân Việt Nam đã thực hiện ký kết Thỏa thuận liên ngành số 01/TTLN-HND-AGRIBANK nhằm phối hợp triển khai việc chuyển tải nguồn vốn cho vay và các dịch vụ thanh toán đến các hộ gia đình và cá nhân thông qua mô hình tổ vay vốn, đáp ứng nhu cầu về phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tiêu dùng, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. 

Sự phối hợp chặt chẽ giữa Agribank và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã phát huy hiệu quả tích cực thông qua 07 chương trình tín dụng chính sách, các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Hiện đã có 100% xã trên toàn quốc được cho vay thực hiện xây dựng nông thôn mới với 637 ngàn tỷ đồng dư nợ, 2,2 triệu khách hàng còn dư nợ; 1 triệu thẻ thấu chi hỗ trợ nhu cầu vay vốn giao dịch thanh toán mua sắm hàng hóa, tiêu dùng của khách hàng tại địa bàn nông nghiệp, nông thôn được triển khai trực tiếp đến khách hàng hoặc thông qua mô hình tổ vay vốn. Bên cạnh đó, mỗi năm, Agribank đã dành hàng nghìn tỷ đồng để áp dụng lãi suất ưu đãi đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

Agribank cam kết cung ứng vốn hỗ trợ phát triển kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp
Agribank cam kết cung ứng vốn hỗ trợ phát triển kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp

Đưa chính sách đi vào cuộc sống

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định“Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân thông minh”. Bám sát mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế của đất nước, nhất là thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, Đảng bộ Agribank đã lãnh đạo, chỉ đạo toàn hệ thống triển khai hiệu quả, linh hoạt, đồng bộ các giải pháp, chính sách nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị mà Agribank đã được Đảng, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước giao phó với vai trò là cầu nối đưa nguồn vốn đến người dân và doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển sản xuất - kinh doanh. 

Thời gian qua, nhằm giúp các hộ dân tiếp cận nguồn vốn để phát triển các mô hình kinh tế, Agribank đã tích cực triển khai gói tín dụng 15.000 tỷ đồng cho lĩnh vực lâm, thủy sản. Đặc biệt, trước sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước về việc nâng quy mô cho vay lên 30.000 tỷ đồng, Agribank đã đăng ký với Ngân hàng Nhà nước và dự kiến tăng quy mô giải ngân theo chương trình cho vay lâm sản, thủy sản lên 8.000 tỷ đồng. Đến nay, doanh số cho vay triển khai từ đầu chương trình đã đạt gần 5.500 tỷ đồng, dư nợ đạt gần 5.000 tỷ đồng với hơn 3,3 nghìn lượt khách hàng vay vốn.

Việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng nông nghiệp, nông thôn cũng đã tạo điều kiện cho người dân nâng cao trình độ sản xuất, kinh doanh, nhiều hộ nông dân đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, nâng cao năng suất, sản lượng, từ đó góp phần phát triển kinh tế hộ, nâng cao thu nhập cho hộ gia đình. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp có nhiều khởi sắc trong kinh doanh, tạo nhiều việc làm cho người lao động và đóng góp đáng kể nguồn thu cho ngân sách địa phương.

Một điểm sáng trong thực hiện tín dụng “Tam nông” của Agribank là triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, gắn với thực hiện cơ chế chính sách phát triển lĩnh vực nông sản, ứng dụng công nghệ cao, phát triển sản phẩm chủ lực, sản phẩm tiềm năng trong nông nghiệp, nông thôn.

Theo đó, việc ký kết biên bản ghi nhớ với Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Dự án Tăng cường năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân Việt Nam (IPSC), Agribank đã tham gia hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nâng cao năng lực, mở rộng thị trường, đưa ứng dụng công nghệ vào sản xuất kinh doanh. Khi đầu tư trang thiết bị công nghệ cao vào quá trình sản xuất kinh doanh nông nghiệp, các doanh nghiệp sẽ cần tăng vốn, do đó với sự hợp tác, đồng hành của Agribank, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận với vốn tín dụng từ ngân hàng trong thời gian tới. 

Đây cũng chính là thể hiện của Agribank trong việc thực hiện cam kết cung ứng nguồn vốn đến doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt đối với sản phẩm nông nghiệp xanh - sạch hướng tới phát triển bền vững, gắn với bộ tiêu chuẩn ESG.

Thưc hiện định hướng xây dựng nông thôn hiện đại và nông dân văn minh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, Đảng bộ Agribank tiếp tục quán triệt, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị bám sát các định hướng tăng cường đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Theo đó, toàn hệ thống Agribạnk đã tập trung cho vay đối với các lĩnh vực, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Đồng thời, đẩy mạnh phương thức đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn thông qua tổ vay vốn, vận hành hiệu quả ngân hàng lưu động, đơn giản hóa thủ tục vay vốn, bảo đảm an toàn vốn vay, nâng cao khả năng thẩm định để rút ngắn thời gian giải quyết cho vay, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn hiệu quả. 

Đặc biệt, Agribank luôn hỗ trợ, đồng hành, phối hợp Hội Nông dân Việt Nam, Hội Nông dân các tỉnh, thành phố phát động nhiều phong trào thi đua lao động, sản xuất, nâng cao hiệu quả hỗ trợ nông dân trong phát triển kinh tế. Từ đó tạo điều kiện cho người nông dân có thêm nguồn lực để xây dựng ngày càng nhiều mô hình kinh tế nông nghiệp, nhân rộng các phong trào đổi mới, sáng tạo, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, tạo ra nông sản chất lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao và vươn tầm ra thế giới.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An vừa phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo phổ biến kỹ thuật trồng tỏi Sanuki cho đồng bào DTTS vùng núi cao Nghệ An. Hội thảo còn hướng đến mục tiêu quan trọng hơn là xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến bán hàng, góp phần thay đổi từ tư duy sản xuất ứng dụng KHCN đến quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Tin nổi bật trang chủ
Tìm thấy thi thể 02 nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tìm thấy thi thể 02 nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 2 phút trước
Chiều ngày 17/5, các lực lượng chức năng đã tìm thấy 02 thi thể cuối cùng trong vụ sạt lở khi đang thi công tại công trường thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Rực rỡ Đêm hội Raglay Ninh Thuận

Rực rỡ Đêm hội Raglay Ninh Thuận

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 4 phút trước
Tối 16/5, tại xã Phước Đại, UBND huyện Bác Ái đã diễn ra Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Đêm hội Raglay”. Đây là chuỗi hoạt động nằm trong chương trình Lễ hội Văn hóa Raglay huyện Bác Ái lần thứ III- năm 2025. Chương trình có sự tham gia biểu diễn của trên 200 nghệ nhân, diễn viên đến từ các xã trên địa bàn huyện và diễn viên Trung tâm Văn hóa- Nghệ thuật tỉnh. Đến dự có ông Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy- Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo các sở ngành và đông đảo người dân địa phương.
Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Thời sự - Hoàng Quý - 6 phút trước
Ngày 17/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Lê Minh Hoan, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Bình Định: Tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh mở rộng

Bình Định: Tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh mở rộng

Thể thao - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Hướng tới Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) và tiếp tục thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, ngày 17/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh Bình Định mở rộng năm 2025, với sự tham gia của 150 vận động viên.
Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Ngày 17/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Phấn đấu giảm 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025

Bình Định: Phấn đấu giảm 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Theo kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Bình Định đặt ra mục tiêu phấn đấu giảm từ 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025.
Phú Yên: Tập huấn, nâng cao năng lực giám sát Chương trình MTQG 1719

Phú Yên: Tập huấn, nâng cao năng lực giám sát Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 2 giờ trước
Nhằm nâng cao năng lực giám sát cho đội ngũ cán bộ, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Phú Yên vừa tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực tham gia giám sát, đánh giá thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719).
Dấu ấn 100 năm báo chí cách mạng hội tụ tại Quảng Ninh

Dấu ấn 100 năm báo chí cách mạng hội tụ tại Quảng Ninh

Trang địa phương - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Sáng 17/5, tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh, Hội Nhà báo tỉnh, Trung tâm Truyền thông tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã tổ chức khai mạc Triển lãm “100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam” nhằm tái hiện chặng đường vẻ vang của báo chí cách mạng, tôn vinh những đóng góp của người làm báo trong sự nghiệp phát triển quê hương, đất nước.
Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Pháp luật - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Sáng ngày 17/5, trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Phan Văn Hoàng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum cho biết, việc huyện Đăk Hà yêu cầu dân làng dỡ bỏ nhà rông để xây dựng phòng học, trong khi người dân không đồng tình như báo nêu là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh.
JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

Kinh tế - An Yên - 4 giờ trước
Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An vừa phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo phổ biến kỹ thuật trồng tỏi Sanuki cho đồng bào DTTS vùng núi cao Nghệ An. Hội thảo còn hướng đến mục tiêu quan trọng hơn là xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến bán hàng, góp phần thay đổi từ tư duy sản xuất ứng dụng KHCN đến quá trình tiêu thụ sản phẩm.