“Trong bối cảnh năm 2021 gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã đạt được nhiều thành tích. Với những kinh nghiệm trong triển khai nhiệm vụ, kết quả đạt được là cơ sở, tiền đề để UBDT thực hiện tốt nhiệm vụ năm 2022”. Đó là đánh giá của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh về kết quả thực hiện nhiệm vụ của UBDT trong năm vừa qua.
25 năm là chặng đường đủ để có cái nhìn khách quan về quá trình phát triển của công tác dân tộc ở Bình Phước. Sau 25 năm tái lập, công tác dân tộc ở Bình Phước đã trải qua nhiều thuận lợi, thời cơ và cũng đi liền với thách thức. Thế nhưng vượt lên tất cả là sự đổi thay từng ngày về diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), sự phát triển trong đời sống, sự gắn kết, tin tưởng của đồng bào vào sự lãnh đạo của Đảng.
Sáng nay (30/12), Ban Dân tộc và Hội Nông dân TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ ký kết Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2021 - 2025.
Chiều ngày 30/12, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân tộc năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022. Dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo 11 Phòng Dân tộc các huyện miền núi và các huyện giáp ranh. Ông Mai Xuân Bình - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh chủ trì Hội nghị.
Ngày 29/12, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức Hội nghị phối hợp tổng kết công tác năm 2021 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2022. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh; Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Quốc Tuấn; Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Hoàng Thị Hạnh; Chủ tịch Công đoàn, Tổng Biên tập Tạp chí Dân tộc Nguyễn Quang Hải đồng chủ trì Hội nghị.
Tại Hội nghị phối hợp tổng kết công tác cơ quan Ủy ban Dân tộc năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022, tổ chức chiều ngày 29/12 tại Hà Nội, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã có bài phát biểu kết luận Hội nghị. Trong đó, Bộ trưởng, Chủ nhiệm nhấn mạnh nhiều nhiệm vụ quan trọng trong năm 2022 với tinh thần đổi mới, sáng tạo, đoàn kết, hiệu quả. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển lược ghi ý kiến phát biểu kết luận của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tại Hội nghị.
Từ 28-30/12 UBND huyện Mường Nhé phối hợp với Học viện Dân tộc (Uỷ ban Dân tộc) tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc dành cho cán bộ, giảng viên, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 3 và đối tượng 4 trên địa bàn huyện năm 2021.
Vừa qua, Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho 188 Người có uy tín, già làng tiêu biểu trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Bình Phước năm 2021.
Sở Văn hóa và Thể thao (VHTT) Khánh Hòa vừa trình UBND tỉnh dự thảo kế hoạch thực hiện Đề án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2025. Khi được phê duyệt, Đề án sẽ góp phần giữ gìn, nâng tầm giá trị các di sản của đồng bào DTTS.
Tỉnh Lạng Sơn có hơn 83% dân số là đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS). Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi 2021 - 2030 (Chương trình MTQG) - giai đoạn 1 (2021 - 2025), tỉnh tập trung các mục tiêu chủ yếu về công tác giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách về mức sống, thu nhập và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
Thời gian qua, việc thực hiện tốt chương trình phối hợp công tác giữa Ban Dân tộc - Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Kiên Giang đã tham mưu kịp thời cho cấp ủy, chính quyền giải quyết tốt các vấn đề ở cơ sở; tăng cường đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội vùng biên giới; vận động đồng bào đoàn kết, chung tay xây dựng nông thôn mới, góp phần xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương, cơ sở ngày càng vững mạnh.
Chiều ngày 24/12, Ban Dân tộc và Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Kiên Giang tổ chức Lễ ký kết chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2021 - 2025.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 160/NQ-CP, kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030. Theo đó một trong các nhiệm vụ, giải pháp trong kế hoạch thực hiện chỉ thị của Ban Bí thư về giảm nghèo bền vững là tăng cường triển khai chính sách tín dụng ưu đãi dành cho hộ nghèo, hộ cận nghèo...
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2020-2030 (Chương trình MTQG) đang được kỳ vọng làm thay đổi toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong đó có vùng DTTS, miền núi tỉnh Quảng Bình.
Trải qua 77 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành (22/12/1944 - 22/12/2021), Quân đội Nhân dân Việt Nam luôn đoàn kết gắn bó máu thịt với Nhân dân, trong đó có đồng bào các DTTS. Tham gia triển khai thực hiện công tác dân tộc cũng luôn được các lực lượng trong Quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam xác định, là một trong nhiệm vụ chính trị quan trọng, góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, tăng cường khối Đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) như một luồng gió mới làm thay đổi diện mạo của nhiều thôn, bản ở miền núi. Để có được sự đồng thuận, chung tay của người dân, có vai trò quan trọng của công tác dân vận.
Chiều ngày 20/12, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Tỉnh ủy Lào Cai tổ chức Hội thảo khoa học trực tuyến “Phát triển nguồn nhân lực các DTTS ở các tỉnh Tây Bắc, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội”. Tham gia buổi hội thảo có đại biểu của các tỉnh Sơn La, Yên Bái và Lai Châu.
Thực hiện Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 và Quyết định số 433/QĐ-UBDT ngày 18/6/2021 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, cũng phần nào tác động đến đời sống của đồng bào DTTS ở Lạng Sơn. Nhưng từ sự chủ động vào cuộc của các cấp chính quyền, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, giải thích cho người dân hiểu về điều chỉnh từ Quyết định, đã nâng cao nhận thức, tạo sự động thuận trong Nhân dân.
Cụ thể hóa các dự án thuộc Chương trình MTQG, tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng kế hoạch tập trung vào các chính sách bảo đảm an sinh, nâng cao phúc lợi xã hội, giảm nghèo bền vững tại vùng khó khăn. Trong đó, trọng tâm là chăm sóc y tế, nâng cao hạ tầng y tế và dinh dưỡng, thể chất cho trẻ em dân tộc thiểu số (DTTS) và bảo tồn văn hóa dân tộc...
Trong những năm qua, mặc dù Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn tồn tại nhiều hạn chế bất cập, đòi hỏi những giải pháp quyết liệt hơn để giải quyết vấn đề phù hợp với từng địa phương.