Với đặc thù vùng cao, việc thực hiện bình đẳng giới và phát huy vai trò của phụ nữ, bảo vệ quyền của trẻ em ở Lào Cai còn những khó khăn, hạn chế nhất định. Triển khai Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) về “Thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” đã từng bước giải quyết những hạn chế này.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ phải giải ngân toàn bộ số vốn của năm 2022 kéo dài sang năm 2023, phấn đấu giải ngân ít nhất 90% vốn được phân bổ năm 2023.
Ngày 10/8, UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức họp mặt biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS năm 2023. Tham dự có Hòa thượng Tăng Nô - Ủy viên Thường trực Hội đồng chứng minh Trung ương, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Hội trưởng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh sóc Trăng, cùng 450 đại biểu là Người có uy tín, nhân sĩ trí thức, doanh nghiệp tiêu biểu, học sinh tiêu biểu xuất sắc là người DTTS.
Nhằm giúp bà con đồng bào DTTS nâng cao nhận thức và tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết, Ban Dân tộc tỉnh Bình Định đã tăng cường tổ chức các Hội nghị tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS tại hai huyện Vĩnh Thạnh và Vân Canh.
Tỉnh Thái Nguyên hiện có 821 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Dù ở các lứa tuổi, cương vị khác nhau, nhưng đội ngũ Người có uy tín của tỉnh đều tâm huyết, trách nhiệm, hết lòng vì bản làng, thôn xóm; tích cực vận động các tầng lớp Nhân dân thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Đây cũng là những tấm gương tiêu biểu trong các phong trào tại địa phương.
Làng Cổng, xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) từ một thôn có tỷ lệ tảo hôn cao thì vài năm trở lại đây đã không còn tình trạng tảo hôn nữa. Đóng góp vào thành quả này phải kể đến vai trò của trưởng thôn trẻ tuổi Đặng A Đồng. Sáu năm qua, trên cương vị của mình, anh Đồng đã đưa ra nhiều giải pháp để hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng này tại địa phương.
Để thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn 1: từ năm 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), Ủy ban Dân tộc với vai trò là cơ quan chủ trì đã tham mưu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đảm bảo nguyên tắc trong quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình. Qua đó, trao quyền cho địa phương, nhất là cấp cơ sở nhằm nâng cao tính chủ động, linh hoạt và bảo đảm tính công khai, minh bạch của Chương trình.
Thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều chương trình, dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch, hỗ trợ téc chứa nước cho hộ nghèo là người DTTS. Nhờ được đầu tư các công trình cấp nước sinh hoạt nên nguồn nước sạch hợp vệ sinh đã được đưa về từng hộ dân. Theo đó, y thức thực hiện vệ sinh môi trường sống, vệ sinh cá nhân của người dân đã ngày càng được nâng cao.
Trong thời gian qua, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Tuyên Quang đã triển khai các giải pháp, nhằm giúp các đối tượng hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.
Qua 2 năm triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn huyện Kon Rẫy được triển khai 4 nội dung chính và đã đạt kết quả nhất định.
Nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, những năm qua, các cấp chính quyền huyện Nguyên Bình (tỉnh Cao Bằng) đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc. Nhờ đó góp phần nâng cao đời sống của đồng bào DTTS, giảm tỷ lệ nghèo hằng năm.
Ngày 8/8, tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp giao ban công tác tháng 7 năm 2023. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Nông Quốc Tuấn, Y Vinh Tơr cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị.
Sáng 8/8, tại Tp. Pleiku, Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác dân tộc 7 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ công tác dân tộc 5 tháng cuối năm 2023. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành, đoàn thể của tỉnh; đại diện lãnh đạo UBND và Phòng Dân tộc các huyện, thị xã, thành phố.
Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, sự nỗ lực của Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành, địa phương đã và đang chủ động tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719). Theo đó, sẽ có một số chỉ tiêu được đặt ra theo kế hoạch ước tính đến 31/12/2023 hoàn thành.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 9 “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I; từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, coi đây là giải pháp hữu hiệu trong phòng ngừa, đẩy lùi nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS. Nhờ đó, nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã từng bước được đẩy lùi.
Đó là nhấn mạnh của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tại Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình (8/8/2003 - 8/8/2023).
Thời gian qua, bằng uy tín, kinh nghiệm của bản thân, những thông tin kiến thức pháp luật nắm bắt được qua các cuộc bồi dưỡng, hội nghị tập huấn..., đội ngũ Người có uy tín huyện Chi Lăng đã và đang làm tốt vai trò, là những tuyên truyền viên đưa pháp luật đến với người dân. Nhờ đó, việc hiểu biết và tuân thủ pháp luật của người dân trên địa bàn huyện ngày càng được nâng lên, góp phần đảm bảo an ninh trật tư ở cơ sở.
Trong 5 ngày (7 - 11/8), tại Trung đoàn 831, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Giang tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho 100 cán bộ, quân nhân chuyên nghiệp đến từ các cơ quan, đơn vị trong lực lượng vũ trang tỉnh.
Hiện nay, dân tộc Bố Y sinh sống tại một số xã trên địa bàn huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai, thuộc nhóm dân tộc rất ít người. Dân tộc Bố Y thuộc diện được hỗ trợ theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Tuy nhiên, đến thời điểm này gần 44 tỷ đồng nguồn vốn hỗ trợ cho dân tộc Bố Y năm 2023 chưa thể giải ngân được.
Những năm qua, TP. Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) đã dành nhiều nguồn lực đầu tư thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, qua đó góp phần thay đổi căn bản diện mạo vùng nông thôn miền núi, nâng cao đời sống của người dân nơi đây.