Để thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện biên giới Quan Sơn (Thanh Hóa) đặt ra các mục tiêu cụ thể. Trong đó, ưu tiên các xã đặc biệt khó khăn để tập trung đầu tư hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm...
Giai đoạn 2021-2025, nguồn kinh phí cấp cho hoạt động khuyến nông của tỉnh là 12 tỷ đồng/năm. Từ nguồn kinh phí này, Trung tâm đã triển khai các chương trình, mô hình, dự án khuyến nông bám sát định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh, phù hợp với nhu cầu sản xuất tại các địa phương. Qua đó góp phần giải quyết những khó khăn của người dân trong sản xuất nông nghiệp, dần hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, liên kết sản xuất theo hướng an toàn...
Ngày 25/8, tại thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Ban Dân vận Trung ương phối hợp với Tỉnh ủy Lào Cai đã tổ chức Hội nghị trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm công tác dân tộc, dân vận vùng đồng bào DTTS khu vực phía Bắc. Dự và đồng chủ trì Hội nghị có: Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương Triệu Tài Vinh; Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Vinh Tơr; Phó Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Hoàng Giang. Đại biểu 23 tỉnh, thành phố phía Bắc, các địa phương có địa bàn đông đồng bào DTTS sinh sống, bao gồm: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Kạn, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị.
Chiều 25/8, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kon Tum đã tổ chức buổi gặp mặt các già làng, trưởng thôn tiểu biểu có nhiều cống hiến trong thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng giai đoạn 2018 – 2023.
Nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác truyền thông, tuyên truyền trong việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn 1: từ năm 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), Ủy ban Dân tộc với vai trò là cơ quan thường trực đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương cùng với các đơn vị truyền thông, đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng về Chương trình MTQG 1719. Qua đó, nâng cao nhận thức trách nhiệm của hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân trong việc thực hiện hiệu quả công tác dân tộc, chính sách dân tộc, đặc biệt là các mục tiêu, nội dung các dự án của Chương trình...
Trong chuyến công tác khảo sát, nắm bắt tình hình thực hiện công tác dân tộc, dân vận vùng đồng bào DTTS tại tỉnh Lào Cai; chiều ngày 24/8, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Vinh Tơr và đoàn công tác của UBDT đã tới thăm và tặng quà đội ngũ Người có uy tín xã Cốc San, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Cùng đi với đoàn công tác có lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai.
Sáng 24/8, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum) Viện Dân tộc học (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum tổ chức Hội thảo về “Văn hóa của tộc người Brâu ở vùng biên giới tỉnh Kon Tum hiện nay, thực trạng biến đổi và giải pháp bảo tồn”.
Nhằm khảo sát, nắm bắt tình hình thực hiện công tác dân tộc, dân vận vùng đồng bào DTTS, ngày 24/8, Đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương Triệu Tài Vinh làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr tham gia đoàn công tác.
Ngày 24/8, tại Hà Nội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông đã chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo xây dựng ấn phẩm giới thiệu Ủy ban Dân tộc (UBDT) và cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Tham dự cuộc họp có chuyên gia tư vấn của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), lãnh đạo một số vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Sau gần 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận và phát huy tinh thần tự lực, tự cường của Nhân dân, việc triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Chi Lăng đã đạt được một số kết quả nhất định, qua đó góp phần từng bước hoàn thành các mục tiêu đặt ra của Chương trình.
Ngày 23/8, tại Hà Nội, thừa ủy quyền của Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc (UBDT), ông Lưu Xuân Thủy - Vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu số đã gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Quảng Trị. Cùng tiếp đoàn còn có lãnh đạo một số vụ, đơn vị.
Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn 1: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), Ủy ban Dân tộc đã luôn chủ động nắm bắt khó khăn, vướng mắc của các địa phương thông qua những chuyến kiểm tra, làm việc thực tế tại địa phương, nắm bắt, tiếp thu ý kiến tại các hội nghị, hội thảo. Qua đó, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã kịp thời đưa ra giải pháp tháo gỡ nhằm triển khai Chương trình đạt mục tiêu kế hoạch đề ra.
Phìn Ngan là một trong những xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Những năm qua, với sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, kinh tế - xã hội của xã có những bước phát triển mới. Tuy nhiên, do đặc thù xã vùng cao, địa bàn rộng, địa hình hiểm trở… về tổng thể Phìn Ngan vẫn còn nhiều khó khăn cần sự "trợ lực" từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc để xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất..., giúp các xã nghèo như Phìn Ngan vươn lên.
Ngày 22/8, tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì buổi làm việc với Ban Quản lý Dự án đầu tư chuyên ngành xây dựng của Ủy ban Dân tộc (UBDT). Tham dự buổi làm việc có lãnh đạo một số vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Nhằm tạo chuyển biến về nhận thức và ý thức tự giác chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tăng cường khối Đại đoàn kết dân tộc, những năm qua, tỉnh Hòa Bình đã chú trọng đầu tư cho công tác vận động, tuyên truyền. Theo đó tỉnh đã đổi mới hình thức, cách thức vận động, tuyên truyền để người dân dễ hiểu, dễ làm theo, tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên các lĩnh vực.
Trên hành trình phát triển vùng đồng bào DTTS-miền núi, mặc dù đối diện với nhiều khó khăn, nhưng với việc nhận diện “điểm nghẽn” cản trở sự phát triển, sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Quảng Ninh đến các cấp cơ sở, bằng những giải pháp, cách làm hay đã tạo sự bứt phá phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS, miền núi. Góp phần quan trọng đưa Quảng Ninh trở thành tỉnh khu vực miền Bắc có huyện đầu tiên đạt chuẩn NTM; có huyện đảo đầu tiên trong cả nước đạt chuẩn NTM và có xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu đầu tiên của cả nước.
Thực hiện Kế hoạch số 33 /KH-BDT ngày 7/6/2023 của Ban Dân tộc tỉnh Khánh Hòa về triển khai thực hiện Nội dung số 1 của Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 5, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), sáng 21/8, Ban Dân tộc phối hợp với Trường Chính trị tỉnh Khánh Hòa tổ chức Lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối tượng 3, năm 2023.
Hiện nay, vùng đồng bào DTTS nhiều nơi vẫn bị coi là “vùng trũng” về tiếp cận pháp luật, tình trạng an ninh trật tự còn có những diễn biến phức tạp. Vì vậy, với hơn 84% dân số là người DTTS, huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) đã và đang tích cực tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý trong vùng đồng bào DTTS.
Ngày 19/8, Báo Dân tộc và Phát triển và Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận đã tổ chức ký kết phối hợp tuyên truyền Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS, miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn 1: 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Tổng Biên tập Báo Dân tộc và Phát triển Lê Công Bình; Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận Nguyễn Minh Tân đồng chủ trì buổi ký kết.
Hiện nay, tỉnh Bình Định đang thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, bao gồm: Xây dựng nông thôn mới; Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719); Giảm nghèo bền vững.