Để ổn định đời sống và sản xuất cho đồng bào, từ nhiều nguồn vốn khác nhau, huyện Phước Sơn (Quảng Nam) đã hỗ trợ kinh phí làm mới, sửa chữa gần 1.400 ngôi nhà cho người dân có nhà ở bị hư hại hoàn toàn, nhà ở bị hư hại một phần do mưa lũ và nhà ở theo tiêu chuẩn “3 cứng” cho bà con ở khu vực nguy cơ sạt lở núi cao.
Triển khai thực hiện Dự án 6, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025, trong tháng 6 và 7/2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum tổ chức 3 lớp tập huấn, truyền dạy kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng trong cộng đồng các DTTS trên địa bàn tỉnh.
Những năm qua, huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) đã chứng kiến những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo. Nhờ vào sự nỗ lực không ngừng của chính quyền địa phương và các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước, đời sống của đồng bào các dân tộc ở huyện biên giới này đang có nhiều khởi sắc.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 1642/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức Lớp tập huấn về bảo tồn, phát huy đặc trưng văn hóa truyền thống trong chợ phiên của đồng bào các DTTS.
Phấn đấu đến năm 2029 trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông không còn thôn, buôn đặc biệt khó khăn, là một trong những mục tiêu quan trọng được Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024 huyện Krông Nô đặt ra trong nhiệm kỳ 2024-2029.
Những năm gần đây, vùng đồng bào DTTS, miền núi ở Quảng Trị đã có thêm nhiều ngôi trường khang trang mọc lên thay cho “trường tạm, lớp mượn”, cùng với những ngôi nhà công vụ kiên cố. Sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trường lớp, đã giúp cho giáo viên an tâm công tác, con em đồng bào DTTS thêm yêu trường lớp, yêu thầy cô. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho những vùng khó.
Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Vân Canh, Bình Định lần thứ IV, năm 2024 có chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” diễn ra trong 2 ngày 21 - 22/6, với sự tham gia của 150 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 13.400 đồng bào DTTS trên toàn huyện.
Thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ III, năm 2019 huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk, một trong những giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân được huyện chú trọng, là ưu tiên cho công tác đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập. Nhờ được học nghề, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, nhiều người đồng bào DTTS có trên địa bàn huyện thu nhập ổn định, đời sống nâng cao.
Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề ''Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững - Góp phần xây dựng huyện Thọ Xuân trở thành thị xã trước năm 2030".
Ngày 21/6, Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội thảo xin ý kiến đối với hồ sơ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành; các vị nguyên là Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, đại diện các Ban Dân tộc, các vụ đơn vị của Ủy ban Dân tộc...
Chiều 21/6, huyện Đăk Tô (Kon Tum) tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV. Dự Đại hội có lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh; lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện và 147 đại biểu đại diện cho hơn 26.000 đồng bào DTTS trong huyện.
Ngày 21/6, tại Tp. Đồng Hới, Ủy ban Dân tộc (UBDT) phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Quảng Bình tổ chức lớp tập huấn nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường ở vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Bình.
Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”.
Huyện Đăk Tô (Kon Tum) có trên 50% dân số là người dân tộc thiểu số (DTTS), với 17 thành phần dân tộc sinh sống. Những năm qua, huyện đã triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả nhiều chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ của Nhà nước dành cho vùng đồng bào DTTS. Qua đó, từng bước rút ngắn khoảng cách giàu và nghèo giữa vùng đồng bào DTTS khó khăn với các vùng nông thôn khác và tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của huyện.
Sáng 19/6, huyện Đăk Glei (Kon Tum) tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV. Với chủ đề “Các dân tộc huyện Đăk Glei đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đã thông qua Quyết tâm thư và đề ra mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2029 toàn huyện có 7 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới, thu nhập bình quân đầu người đạt 52 triệu đồng/người/năm. Dự Đại hội có lãnh đạo tỉnh, huyện và 150 đại biểu đại diện 45.000 người DTTS trên địa bàn huyện.
Với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, chung sức xây dựng quận Bình Tân phát triển bền vững”, Đại hội Đại biểu các DTTS quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh lần thứ III - năm 2024 đã được tổ chức trang trọng sáng 19/6.
Triển khai thực hiện Dự án 8 về "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em", thuộc Chương trình MTQG 1719, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp đã tổ chức nhiều lớp tập huấn về bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho đội ngũ già làng, Người có uy tín trong cộng đồng. Các hoạt động này đã trang bị kiến thức, nâng cao hiệu quả tuyên truyền về bình đẳng giới của đội ngũ già làng, trưởng bản, Người có uy tín trong cộng đồng… góp phần thúc đẩy bình đẳng giới ở vùng DTTS và miền núi.
Nhìn lại kết quả 5 năm (2019 - 2024), thực hiện các giải pháp nhằm đạt được mục tiêu Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ III huyện huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk đề ra, từ việc triển khai các chương trình, dự án, chính sách dân tộc, trong đó ưu tiên đầu cơ sở hạ tầng, các công trình phục vụ dân sinh, đến nay diện mạo vùng đồng bào DTTS đã có bước chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc đã được nâng lên rõ rệt.
Thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Bình Liêu lần thứ III năm 2019, trong 5 năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp đã tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc. Nhờ đó đến nay diện mạo nông thôn, đô thị miền núi của Bình Liêu đã có nhiều đổi thay, chất lượng cuộc sống của Nhân dân được nâng lên.
Đề án “Tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020” được đánh giá là cuộc “cách mạng” thay đổi nhận thức của đại đa số đồng bào Mông trên địa bàn tỉnh. Để nếp sống văn hóa trong tang lễ trở thành nề nếp, tập quán bền vững, ngày 19/3/2021, UBND tỉnh tiếp tục ban hành Kế hoạch số 60/KH-UBND triển khai công tác tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 - 2025, tập trung thực hiện ở các bản có đồng bào dân tộc Mông sinh sống thuộc các huyện Mường Lát, Quan Hóa và Quan Sơn.