Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thanh Hóa: "Đi từng ngõ, gõ từng hộ" thực hiện điều tra, thu thập thông tin về 53 DTTS

Quỳnh Trâm - 09:02, 05/07/2024

Sau Lễ ra quân “Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024", lực lượng Điều tra viên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã "đến từng ngõ, gõ từng hộ" để thực hiện công tác điều tra, thu thập thông tin về 53 DTTS bảo đảm đúng tiến độ, chính xác và hiệu quả.

Cuộc điều tra, thu thập thông tin về 53 dân tộc thiểu số (DTTS) tại Thanh Hóa sẽ thực hiện tại 19 huyện, thị, thành phố, với tổng số 20.826 phiếu điều tra hộ đồng bào DTTS và 184 phiếu điều tra cấp xã.

Lãnh đạo Cục Thống kê, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa và đại biểu dự buổi ra quân Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024 trên địa bàn tỉnh
Lãnh đạo Cục Thống kê, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa và đại biểu dự buổi ra quân Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024 trên địa bàn tỉnh

Theo kế hoạch, công tác thu thập thông tin tại đơn vị điều tra sẽ được thực hiện từ ngày 1/7 đến 15/8. Sau đó Chi cục Thống kê các huyện, thị xã, thành phố có địa bàn điều tra sẽ nghiệm thu kết quả từ ngày 26/8 đến 30/8. Công tác nghiệm thu tại cấp tỉnh được thực hiện đến ngày 13/9. Việc truyền dữ liệu và báo cáo, giải trình kết quả điều tra 53 DTTS năm 2024 trên địa bàn tỉnh về Tổng cục Thống kê sẽ được thực hiện trước ngày 30/9/2024.

Các Điều tra viên sẽ đến từng hộ để thu thập các thông tin về: nhân khẩu học của dân số; giáo dục; di cư; hôn nhân; sử dụng bảo hiểm y tế; việc làm; lịch sử sinh/chết và tình hình sử dụng biện pháp tránh thai của nữ từ 10 - 49 tuổi; các thông tin về nhà ở và điều kiện sinh hoạt; đất ở, đất sản xuất; một số loại gia súc chủ yếu; tình hình tiếp cận dịch vụ công cộng của các hộ…

Bên cạnh đó, nội dung điều tra đối với UBND xã gồm các thông tin về: đặc điểm của xã; sử dụng điện, đường, giao thông; trường học và trình độ giáo viên; nhà văn hóa; y tế và vệ sinh môi trường; chợ và cụm/khu công nghiệp; trình độ của cán bộ, công chức cấp xã; tôn giáo, tín ngưỡng; mức độ phủ sóng điện thoại và internet...

Sau lễ ra quân, ông Bùi Đức Thiện, thôn Hồi Phú, xã Thành Vinh, huyện Thạch Thành là một trong những hộ đầu tiên được chọn cung cấp thông tin phấn khởi cho hay: Tôi được biết, cuộc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế -xã hội của 53 DTTS năm 2024 là cuộc điều tra rất quan trọng nên gia đình tôi nhiệt tình hưởng ứng và hợp tác để cung cấp thông tin một cách chính xác và đầy đủ nhất, góp phần vào thành công của cuộc điều tra.

Gia đình ông Bùi Đức Thiện, thôn Hồi Phú xã Thành Vinh, huyện Thạch Thành là một trong những hộ đầu tiên được chọn cung cấp thông tin phục vụ cuộc điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024 tại Thanh Hóa
Gia đình ông Bùi Đức Thiện, thôn Hồi Phú, xã Thành Vinh, huyện Thạch Thành là một trong những hộ đầu tiên được chọn cung cấp thông tin phục vụ cuộc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024 tại Thanh Hóa

Chị Nguyễn Thị Hà, Điều tra viên xã Thành Vinh (Thạch Thành) cho biết: Tại huyện Thạch Thành có 67 địa bàn chọn mẫu điều tra phiếu hộ, chiếm 10,3% tổng số địa bàn điều tra toàn tỉnh, với 2.010 hộ DTTS được chọn điều tra và 21 xã, thị trấn thuộc khu vực I, II theo Quyết định số 861/QĐ-TTg. (Ngoài ra, xã Thạch Long không thuộc khu vực trên nhưng có địa bàn chọn mẫu điều tra), chiếm 11,96% tổng số phiếu xã toàn tỉnh.

"Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, tôi đã được tham gia các lớp tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ điều tra do Chi cục Thống kê huyện Thạch Thành tổ chức. Qua tập huấn, tôi đã nắm chắc mục đích, yêu cầu của cuộc điều tra, đồng thời được trang bị đầy đủ kiến thức nghiệp vụ điều tra cũng như sử dụng thành thạo phần mềm CAPI để thực hiện nhiệm vụ được phân công, đảm bảo đúng yêu cầu phương án điều tra quy định", chị Hà cho hay.

Bà Phan Thị Bích Thảo, Phó Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa phát biểu tại buổi lễ ra quân
Bà Phan Thị Bích Thảo, Phó Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa phát biểu tại buổi lễ ra quân

Bà Phan Thị Bích Thảo, Phó Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa, cho biết, năm 2024 là năm thứ 3 thực hiện điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân DTTS trên phạm vi cả nước, nhằm cung cấp toàn diện các thông tin về dân số, điều kiện nhà ở, các điều kiện kinh tế - xã hội của 53 DTTS để phục vụ xây dựng và hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho các vùng DTTS giai đoạn 2026 – 2030. Kết quả điều tra sẽ là cơ sở cập nhật hệ thống thông tin, dữ liệu thống kê về DTTS tại Việt Nam.

Để triển khai điều tra chính xác, đúng tiến độ, Cục Thống kê tỉnh đã xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai phương án điều tra. Đồng thời, Cục ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện, cập nhật địa bàn, lập bảng kê hộ; tuyển chọn, tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho giám sát viên, điều tra viên, tổ trưởng. 

Ngành Thống kê của tỉnh Thanh Hóa đã lựa chọn 169 tổ trưởng, 520 Điều tra viên thực hiện phiếu hộ và 82 Điều tra viên thực hiện phiếu xã, đây chủ yếu là lực lượng đã từng tham gia các cuộc điều tra và Tổng điều tra trước đây của ngành Thống kê, có tinh thần trách nhiệm, am hiểu văn hóa của người DTTS và địa bàn.

Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số
Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số

Theo bà Phan Thị Bích Thảo, Phó Cục Thống kê tỉnh, để cuộc điều tra thu được kết quả tốt, Cục Thống kê tỉnh đề nghị Chi cục Thống kê, Phòng Dân tộc, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn các huyện cần phối hợp chặt chẽ với cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, các tổ chức đoàn thể tiếp tục tổ chức tốt việc tuyên truyền sâu rộng, giải thích để cán bộ, đảng viên và toàn thể Nhân dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của cuộc điều tra, tạo khí thế sôi nổi trong những ngày đầu ra quân và hưởng ứng, phối hợp cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời.

Qua công tác giám sát, đến thời điểm này, việc thực hiện điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024 trên địa bàn Thanh Hóa, đang diễn ra tốt đẹp, công tác thu thập thông tin tại địa bàn các huyện đạt tiến độ và chất lượng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Rà soát, phân nhóm các dự án để tháo gỡ vướng mắc (Bài 2)

Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Rà soát, phân nhóm các dự án để tháo gỡ vướng mắc (Bài 2)

Mặc dù, từ nguồn lực của các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đã giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Gia Lai có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai nhiều nội dung, dự án thành phần của các Chương trình còn tồn tại những vướng mắc, bất cập dẫn đến nguồn vốn giải ngân còn thấp. Theo đó, tỉnh Gia Lai cũng đã đánh giá thực trạng, đặt ra mục tiêu cùng với những giải pháp căn cơ nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân, đảm bảo chính sách ban hành kịp thời đi vào cuộc sống.
Tin nổi bật trang chủ
Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Rà soát, phân nhóm các dự án để tháo gỡ vướng mắc (Bài 2)

Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Rà soát, phân nhóm các dự án để tháo gỡ vướng mắc (Bài 2)

Mặc dù, từ nguồn lực của các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đã giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Gia Lai có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai nhiều nội dung, dự án thành phần của các Chương trình còn tồn tại những vướng mắc, bất cập dẫn đến nguồn vốn giải ngân còn thấp. Theo đó, tỉnh Gia Lai cũng đã đánh giá thực trạng, đặt ra mục tiêu cùng với những giải pháp căn cơ nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân, đảm bảo chính sách ban hành kịp thời đi vào cuộc sống.
Bóng chuyền nữ Việt Nam tạo ra kỳ tích lịch sử - Lần đầu tiên vươn lên hạng 32 thế giới

Bóng chuyền nữ Việt Nam tạo ra kỳ tích lịch sử - Lần đầu tiên vươn lên hạng 32 thế giới

Thể thao - Hoàng Minh - 18 phút trước
Đội tuyển Bóng chuyền nữ Việt Nam vừa giành chiến thắng trong trận tranh hạng 3 trước đội tuyển Bỉ, tại giải FIVB Challenger Cup 2024. Chiến thắng này đã làm nên một dấu mốc mới cho lịch sử Bóng chuyền nữ Việt Nam, khi đứng ở vị trí thứ 3 tại một giải đấu chính thức cấp độ thế giới của Liên đoàn Bóng chuyền thế giới, đồng thời vươn lên vị trí 32 thế giới.
Hà Giang: Tổ chức Đại lễ cầu siêu tưởng niệm, tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Hà Giang: Tổ chức Đại lễ cầu siêu tưởng niệm, tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Tin tức - Vũ Mừng - 19 phút trước
Hướng đến kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh, Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), tối 7/7, tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hà Giang tổ chức Đại lễ cầu siêu tưởng niệm, tri ân các Anh hùng Liệt sĩ.
Trồng rừng gỗ lớn-Nhìn từ Quảng Ninh: Vướng mắc trong chính sách hỗ trợ (Bài 2)

Trồng rừng gỗ lớn-Nhìn từ Quảng Ninh: Vướng mắc trong chính sách hỗ trợ (Bài 2)

Kinh tế - Mỹ Dung - 23 phút trước
Tìm hiểu từ thực tế, hầu hết người dân cũng đã nhận thức được, việc phát triển rừng gỗ lớn, khai thác, chế biến lâm sản từ rừng, không những đem lại thu nhập cao, cải thiện kinh tế mà còn có cơ hội tích lũy làm giàu bền vững. Thế nhưng, khi tiếp cận chính sách hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn, người dân và ngay cả địa phương khi triển khai đều gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc khiến họ không con mặn mà với việc tham gia trồng rừng gỗ lớn.
Trồng rừng gỗ lớn-Nhìn từ Quảng Ninh: Lợi ích kép” (Bài 1)

Trồng rừng gỗ lớn-Nhìn từ Quảng Ninh: Lợi ích kép” (Bài 1)

Kinh tế - Mỹ Dung - 34 phút trước
Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TU ngày 28/11/2019 về phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và Nghị Quyết 337/2021/NQ-HĐND ngày 24/3/2021 về việc quy định một số chính sách đặc thù để phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, tỉnh đã đẩy mạnh phát triển trồng rừng gỗ lớn nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, tạo nguồn sinh thủy, nâng cao chất lượng nước và ứng phó với biến đổi khí hậu; đặc biệt góp phần tạo sinh kế, tăng thêm thu nhập cho người dân vùng cao, vùng DTTS. Thế nhưng, quá trình triển khai thực hiện trồng rừng gỗ lớn, cả người dân và cơ sở đều đang gặp nhiều vướng mắc, cần phải có sự điều chỉnh để cơ chế chính sách đặc thù phù hợp với thực tiễn hơn.
Quảng Ninh: Hàng trăm hộ dân sống khốn khổ trong dự án “treo”

Quảng Ninh: Hàng trăm hộ dân sống khốn khổ trong dự án “treo”

Trang địa phương - Mỹ Dung - 41 phút trước
Theo phản ánh của người dân, dự án khai thác đất sét ở thôn Xích Thổ, xã Thống Nhất, TP Hạ Long (Quảng Ninh) bị “giậm chân tại chỗ” hơn một thập kỷ đã và đang để lại hệ lụy khiến hàng trăm hộ dân trong vùng dự án sống trong cảnh nhà cửa sập xệ, giao thông không được đầu tư.
Rực rỡ sắc màu trên trang phục phụ nữ Dao Thanh Phán

Rực rỡ sắc màu trên trang phục phụ nữ Dao Thanh Phán

Người Dao Thanh Phán cư trú ở những địa hình núi cao của huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. Phụ nữ Dao Thanh Phán được biết đến với bộ trang phục truyền thống độc đáo, nổi bật với sắc đỏ trên mũ đội đầu, khăn và các họa tiết trang trí trên áo, quần do tự tay may thêu. Hiện nay, phụ nữ Dao Thanh Phán vẫn mặc trang phục truyền thống hàng ngày, trong tất cả các hoạt động sinh hoạt, vui chơi, lao động, sản xuất. Với nụ cười tươi tắn cùng bộ trang phục rực rỡ, càng tôn thêm nét đẹp riêng có và ấn tượng sâu sắc về người phụ nữ người Dao Thanh Phán.
Gặp nghệ nhân “xứ ta” gần 60 năm gắn bó với nghề làm kèn Tây

Gặp nghệ nhân “xứ ta” gần 60 năm gắn bó với nghề làm kèn Tây

Phóng sự - Vũ Mừng - 45 phút trước
Ở Nam Định người chơi được kèn Tây không hiếm. Hầu hết các giáo xứ, giáo họ trong tỉnh có đến 25% dân số theo đạo Công giáo này đều có hội kèn, mỗi hội có từ vài chục đến cả trăm người. Nhưng vừa chơi được kèn vừa làm ra được những chiếc kèn đồng vốn có xuất xứ từ phương Tây, thì chỉ có người dân xứ đạo Phạm Pháo (xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định).
Rực rỡ sắc màu trên trang phục phụ nữ Dao Thanh Phán

Rực rỡ sắc màu trên trang phục phụ nữ Dao Thanh Phán

Media - Thanh Thuận - 1 giờ trước
Người Dao Thanh Phán cư trú ở những địa hình núi cao của huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. Phụ nữ Dao Thanh Phán được biết đến với bộ trang phục truyền thống độc đáo, nổi bật với sắc đỏ trên mũ đội đầu, khăn và các họa tiết trang trí trên áo, quần do tự tay may thêu. Hiện nay, phụ nữ Dao Thanh Phán vẫn mặc trang phục truyền thống hàng ngày, trong tất cả các hoạt động sinh hoạt, vui chơi, lao động, sản xuất. Với nụ cười tươi tắn cùng bộ trang phục rực rỡ, càng tôn thêm nét đẹp riêng có và ấn tượng sâu sắc về người phụ nữ người Dao Thanh Phán.
Euro 2024: Bi kịch phản lưới khiến Thổ Nhĩ Kỳ gục gã trước Hà Lan

Euro 2024: Bi kịch phản lưới khiến Thổ Nhĩ Kỳ gục gã trước Hà Lan

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 1 giờ trước
Trận Tứ kết Euro 2024 giữa Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ đã diễn ra hết sức kịch tính với 3 bàn thắng được ghi. Chung cuộc, đội tuyển bản lĩnh hơn là Hà Lan đã vượt qua đối thủ để giành quyền đi tiếp.
Euro 2024: Bản lĩnh luân lưu giúp Anh vượt qua Thụy Sĩ để tiến vào Bán kết

Euro 2024: Bản lĩnh luân lưu giúp Anh vượt qua Thụy Sĩ để tiến vào Bán kết

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 1 giờ trước
Trận Tứ kết Euro 2024 giữa Anh và Thụy Sĩ đã diễn ra đầy kịch tính đến những phút cuối cùng. Hai đội phải nhờ đến loạt sút luân lưu định mệnh mới có thể tìm ra người chiến thắng.
Ấn tượng tại Giải marathon quốc tế “Vietcombank Mekong delta” tỉnh Hậu Giang lần thứ V

Ấn tượng tại Giải marathon quốc tế “Vietcombank Mekong delta” tỉnh Hậu Giang lần thứ V

Sức khỏe - Như Tâm - 1 giờ trước
Sáng 7/7, Giải marathon quốc tế “Vietcombank Mekong delta” tỉnh Hậu Giang lần thứ V, năm 2024 thu hút gần 11.000 vận động viên đăng ký tham gia ở 6 cự ly. Trong đó, cự ly 1,1km và 2,4km dành cho trẻ em và thiếu niên với 2.000 vận động viên; cự ly 5km, 10km, 21km và 42km với khoảng 8.800 vận động viên, trong đó có 19 vận động viên quốc tế đến từ các quốc gia: Thái Lan, Nhật Bản, Singapore, Kenya...