Dòng Pà Mùn hung dữ mỗi độ lũ về, người Chứt ở bản Ón, Yên Hợp và bản Mò O Ồ Ồ, xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) chỉ biết bó gối nhìn ra. Bao đời nay vẫn mơ có một chiếc cầu, giờ đây người bản Ón đã thấy, không còn xa nữa, cầu Pà Mùn sẽ hoàn thành, tăng tình đoàn kết, yêu thương, nối bờ vui vượt lũ!
Nằm giữa lòng TP. Buôn Ma Thuột, buôn Akô Dhông được mệnh danh là buôn giàu đẹp nhất tỉnh Đắk Lắk. Nơi đây không chỉ giàu có về vật chất, mà còn giữ gìn được nhiều nét đẹp văn hóa lâu đời của người ê Đê, trong đó phải kể đến nhà dài truyền thống và câu chuyện bảo tồn của già làng Ama H’rin.
Gần 5 năm qua, chùa Bửu Thắng cơ sở 2 tại thôn 12, xã Hòa Khánh, TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), là tổ ấm của hàng chục trẻ mồ côi, cơ nhỡ không nơi nương tựa. Ở nơi đó, các em được chăm sóc chu đáo, được đến trường và được nuôi dưỡng tâm hồn thiện lương.
Ở xã Đại Sơn, huyện Văn Yên (Yên Bái), Nghệ nhân Ưu tú Đặng Nho Vượng (tên tiếng Dao là Tặng Ỳ Voảng) được cộng đồng tôn trọng và nhìn nhận như là bảo tàng sống về văn hóa dân tộc Dao. Bởi ông có nhiều biệt tài như hát, múa, thổi kèn, thực hiện nghi lễ cấp sắc của người Dao… Đặc biệt, với nhạc cụ sáo “tôm ông dạt” của người xưa, ông có thể thổi cùng lúc hai cây sáo bằng lỗ mũi.
Trước đây, nhắc đến cái tên Nậm Bó (xã Lùng Thàng, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu), người ta lại mường tượng ra cảnh đói nghèo, tệ nạn, hủ tục… Nậm Bó ngày ấy là mối quan tâm, nỗi lo của các cấp chính quyền. Hôm nay trở lại Nậm Bó, chúng tôi ngỡ ngàng trước sự đổi thay trong diện mạo của bản làng Nông thôn mới (NTM).
Ngày 31/10/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2085/QĐ-TTg về phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017 - 2020 (gọi tắt là Quyết định 2085). Thực hiện Quyết định này, hàng nghìn hộ nghèo sinh sống tại các xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Lào Cai được hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo.
Đồng bào dân tộc Khmer thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) có hơn 88 nghìn người, chiếm gần 53% dân số; toàn thị xã có 21 chùa Khmer. Trước tình hình đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đồng bào Khmer đã thực hiện tốt việc cách ly xã hội, góp phần vào công tác phòng, chống dịch tại địa phương.
Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi để người dân thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; bảo đảm bình đẳng giữa các tôn giáo, phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và nguồn lực của tôn giáo cho quá trình phát triển đất nước.
Nằm cách trung tâm TP. Cao Bằng hơn 80km, những ngôi nhà sàn đá cổ của đồng bào Tày, Nùng tại làng đá Khuổi Ky (tọa lạc tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh) vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính, tạo nên sự độc đáo riêng biệt cho mảnh đất vùng biên viễn.
Trong các di sản cổ tiêu biểu ở làng Thổ Hà, thuộc xã Vân Hà, huyện Việt Yên (Bắc Giang), đình làng chính là một kiệt tác nghệ thuật chạm khắc gỗ độc đáo, có giá trị kỹ thuật, mỹ thuật đại diện cho nền nghệ thuật tinh hoa thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII-XVIII). Riêng bức cửa võng đình Thổ Hà đã được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2020.
Trong quan niệm của người Tày, Nùng ở vùng miền núi phía Bắc, thầy Tào là những người có khả năng giao tiếp với thế giới thần linh, giúp dân bản trừ ma tà, cầu bình an, mùa màng bội thu… Ngoài thầy Tào thì những người làm nghề tín ngưỡng khác như Mo, Pụt, Then cũng đều được gọi là những người “cứu nhân độ thế”.
Di tích lịch sử-văn hóa Văn bia “Quế Lâm Ngự Chế”- Đền thờ vua Lê Thái Tông là một trong những chứng tích lịch sử của vị vua hùng tài, đại lược Lê Thái Tông cùng quân sỹ đi dẹp loạn vùng biên cương phía Tây của Tổ quốc, giữ yên bờ cõi nước nhà. Đây cũng là nơi lưu giữ bài thơ khắc trên vách đá gần 600 năm trước của Hoàng đế Lê Thái Tông.
Đối với đồng bào Khmer, ngôi chùa không chỉ là công trình văn hóa tiêu biểu, có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tâm linh mà còn là nơi đồng bào gửi gắm niềm tin, sức mạnh, sự sáng tạo không ngừng trong nghệ thuật trang trí.
Từ xã đặc biệt khó khăn, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, tỷ lệ hộ nghèo cao… đến nay đời sống người dân ở xã Ea Lâm được nâng lên. Diện mạo xã Ea Lâm đã từng bước khởi sắc và đang phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới trong thời gian tới.
Từ bao đời nay, nhà Rông là nơi đồng bào các dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên bàn "việc của làng", nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng của đồng bào. Để có chỗ làm nơi sinh hoạt cộng đồng và quan trọng hơn là để giữ gìn văn hóa truyền thống cho làng, mới đây, bà con dân làng Kon Tum Knâm quyết tâm dựng lại nhà Rông mới sau khi nhà Rông cũ đã xuống cấp. Nhà Rông mới tuy có diện tích lớn hơn nhưng vẫn giữ được dáng dấp nguyên bản của nhà Rông truyền thống.
Theo truyền thống của Sư sãi và đồng bào Khmer, hàng năm cứ đến ngày Pinh Bôramey, các chùa Phật giáo Nam tông Khmer trên địa bản tính đồng loạt tổ chức khe Asath (năm nay diễn ra ngày 24/7). Đây được xem là một trong những ngày quan trọng trong năm của đồng bào Khmer. Nhưng năm nay, trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid – 19, Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước (HĐKSSYN) tỉnh Sóc Trăng đã quyết định dừng việc tổ chức lễ nhập hạ ở các chùa.
Sự xuất hiện và tồn tại hơn 800 năm cùng với những truyền thuyết về Tháp Nhạn đã phản ánh về quá trình khai phá vùng đất Phú Yên của người Việt trong thế kỷ XVI, về sự giao thoa văn hóa, tinh thần đoàn kết giữa hai dân tộc Việt - Chăm trong quá khứ và hiện tại.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam kêu gọi tăng ni, Phật tử trên cả nước thực hiện cấm túc, tụng kinh cầu bình an, sớm đẩy lùi đại dịch COVID-19.
Sáng 22/7, tại Hội trường Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thành phố trang trọng tổ chức lễ xuất quân lực lượng tình nguyện tôn giáo đợt đầu tiên tham gia hỗ trợ các bệnh viện dã chiến, bệnh viện hồi sức COVID-19 trên địa bàn Thành phố.
Ksor Y Thư- người con dân tộc Ê Đê sinh ra và lớn lên ở buôn Ly, xã Ea Trol (huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên). Từ nhỏ, được đắm mình trong thanh âm tự nhiên của núi rừng đã nuôi dưỡng trong tâm hồn Y Thư một tình yêu âm nhạc sâu sắc. Để rồi khi trưởng thành, anh đã góp phần bảo tồn và khơi dậy niềm say mê âm nhạc dân tộc trong cộng đồng qua những nhạc phẩm do chính anh sáng tác.