Ngày 17/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1177/QĐ-TTg điều động, phân công, bổ nhiệm ông Hồ Văn Niên - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai, giữ chức Thứ trưởng Thường trực Bộ Dân tộc và Tôn giáo. Thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.
Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị TP. Hồ Chí Minh kiện toàn bộ máy, nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác dân tộc, tôn giáo; tiếp tục chăm lo đời sống cho đồng bào DTTS, đồng bào có đạo, quyết tâm đưa các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn thoát nghèo bền vững.
Thời gian qua, tỉnh Lào Cai đặc biệt quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn; trong đó có việc đầu tư nước sạch, nước hợp vệ sinh phục vụ sinh hoạt cho đồng bào vùng cao. Từ nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), sau hơn 4 năm triển khai đã có hàng nghìn hộ dân khu vực nông thôn, vùng DTTS đã được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh.
Phong trào “Chùa cảnh tinh tiến, gương mẫu” do Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh triển khai đã góp phần làm đẹp cảnh quan chùa, lan tỏa lối sống từ bi, bác ái và xây dựng nếp sống văn minh. Từ chốn thiền môn, Phật giáo đang đồng hành cùng cộng đồng trong hành trình dựng xây quê hương giàu đẹp, nghĩa tình.
Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã tiếp sức tỉnh Gia Lai giải quyết một số nhu cầu cấp thiết trong vùng đồng bào DTTS của tỉnh, trong đó có nội dung hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát. Theo đó, gần 3.000 hộ nghèo được hiện thực hoá giấc mơ an cư, là nền tảng để người dân ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.
Những năm qua, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước bằng các chương trình, dự án, chính sách dân tộc và nỗ lực của đồng bào, diện mạo các làng Chăm ở tỉnh Ninh Thuận đã và đang có nhiều nét khởi sắc, đời sống đồng bào Chăm ngày một ấm no.
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS ở huyện miền núi Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận đã phát huy tốt vai trò “cầu nối” giữa cấp ủy đảng, chính quyền với Nhân dân. Qua đó, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Không cần nhiều tài sản, người nghèo vẫn có thể tạo nên phước báu lớn nếu biết thực hành bố thí bằng tâm thanh tịnh, đúng như lời dạy của Đức Phật.
Vùng đất đầy nắng và gió Ninh Thuận đang đổi thay từng ngày, nhất là trong công tác giảm nghèo ở vùng có đông đồng bào DTTS. Một trong những “cú hích” cho sự phát triển ở những địa bàn khó khăn của Ninh Thuận là dòng vốn tín dụng chính sách đang được triển khai trúng nhu cầu của người dân.
Ngày 13/6, Chi bộ Văn phòng Quốc gia về dân tộc và miền núi (thuộc Đảng bộ Bộ Dân tộc và Tôn giáo) đã long trọng tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030. Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ, Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Y Vinh Tơr dự và chỉ đạo Đại hội.
Sau 4 năm triển khai Dự án 1, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719); tỉnh Ninh Thuận đã tập trung triển khai sắp xếp ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; đồng thời giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho người dân. Nhờ đó, đại bộ phận đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh có điều kiện để phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu.
Mỗi mùa Hè về, hàng chục nghìn bạn trẻ trên khắp cả nước lại nô nức tìm đến các khoá tu mùa Hè – nơi các em được nghỉ ngơi, học hỏi, tu tập và trưởng thành trong môi trường tâm linh thanh tịnh. Theo đó, những giá trị về tri ân, báo ân, yêu thương và bao dung giúp nuôi dưỡng thế hệ trẻ biết sống vì người khác và có trách nhiệm với cộng đồng.
Qua gần 4 năm triển khai, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) tại tỉnh Ninh Thuận đã phát huy hiệu quả tích cực. Từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719, kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ, các dự án hỗ trợ sản xuất được triển khai sâu rộng. Nhờ đó, vùng đồng bào DTTS đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân từng bước được cải thiện, nâng cao.
Nhờ chủ trương đúng đắn của Đảng, chính sách kịp thời của Nhà nước và sự đồng lòng, góp sức của người dân, Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Thanh Hóa đạt nhiều thành tựu nổi bật. Từ những bản vùng biên đến vùng đồng bằng, diện mạo nông thôn đổi thay rõ nét, đưa Thanh Hóa trở thành một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới.
Bằng nhiều việc làm thiết thực, cụ thể, trong thời gian qua, Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Ninh Thuận đã có nhiều cống hiến trong các phong trào ở địa phương. Qua đó, góp phần quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa; chung tay vun đắp khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Đó là phát biểu chỉ đạo của Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung tại Đại hội Chi bộ Vụ Tổ chức cán bộ (thuộc Đảng bộ Bộ Dân tộc và Tôn giáo) nhiệm kỳ 2025-2030, diễn ra sáng 11/6, tại Hà Nội.
Sáng 11/6, Phòng Dân tộc và Tôn giáo huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk phối hợp Công ty Cổ phần Ê Đê Café tổ chức Lễ giao nhận vật tư nông nghiệp Dự án Hỗ trợ liên kết sản xuất trong chăm sóc và tiêu thụ cà phê trên địa bàn xã Dray Sáp, huyện Krông Ana.
Tỉnh Thanh Hóa có gần 154.000 giáo dân đang sinh sống tại 27 huyện, thị xã, thành phố. Tinh thần “sống Phúc âm giữa lòng dân tộc” của đồng bào Công giáo xứ Thanh không chỉ dừng ở đời sống đức tin, mà còn thể hiện sinh động qua những việc làm thiết thực vì quê hương, đất nước.
Nhân chuyến công tác cùng Đoàn công tác của Chính phủ làm việc với tỉnh Đắk Lắk, chiều 9/6, Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Nông Thị Hà đã đến thăm Vụ Tuyên truyền công tác dân tộc, tôn giáo bộ phận tại Đắk Lắk và Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Đắk Lắk.
Với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), các địa phương đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân. Sau hơn 4 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719, vùng đồng bào DTTS và miền núi đã có bước chuyển mới trong đời sống kinh tế-xã hội.