Thực hiện Nội dung số 01 “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc” thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 5, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), mới đây, tại Tp. Huế, Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh tổ chức Lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc dành cho đối tượng 3 và 4.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), từ đầu năm đến nay, các sở, ngành, huyện thị trong toàn tỉnh Quảng Ngãi đã nỗ lực triển khai, đạt nhiều kết quả tích cực.
Ngày 25/7, tại xã Hướng Việt, Phòng Văn hóa - Thông tin (VH-TT) huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) tổ chức khai giảng lớp truyền dạy nghệ thuật trình diễn cồng chiêng của đồng bào DTTS ở 7 bản thuộc 2 xã Hướng Việt và xã Hướng Lấp.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy đã ký văn bản số 1974/QÐ-BVHTTDL về việc Triển khai thực hiện nhiệm vụ "Hỗ trợ xây dựng tủ sách cộng đồng cho các xã vùng đồng bào DTTS và miền núi" năm 2023.
Xác định Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1: Từ năm 2021 - 2025 ( gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển vùng đồng bào DTTS, cấp ủy, chính quyền huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) đã xây dựng kế hoạch, với những mục tiêu cụ thể cho từng nội dung và quyết liệt chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình. Qua đó, nhằm giải quyết căn bản những khó khăn, nhu cầu dân sinh bức thiết , góp phần nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn.
Sau 5 năm triển khai Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg về tiêu chí lựa chọn, công nhận Người có uy tín và chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS, các bộ, ngành, địa phương đã khẳng định đây là một chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, nhằm phát huy vai trò của Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Từ năm 2021, chính sách đối với Người có uy tín đã được tích hợp vào Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1: 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện chính sách cho Người có uy tín theo Quyết định số 12 đã bộc lộ một số tồn tại, bất cập. Để hoàn thiện cơ chế, chính sách cho đội ngũ Người có uy tín, Ủy ban Dân tộc đã khẩn trương xây dựng dự thảo Quyết định sửa đổi bổ sung Quyết định 12 để hoàn thiện chính sách trong tình hình mới.
Vừa qua, Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS đi thăm quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại tỉnh Quảng Bình, Nghệ An và TP. Hà Nội.
Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận vừa tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho gần 60 đại biểu là Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện kế hoạch triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), chiều 21/7, tại Nhà Văn hóa thôn 6, Ban Chỉ đạo xóa mù chữ - Phổ cập giáo dục xã Long Tân (huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước) tổ chức khai giảng lớp xóa mù chữ năm 2023.
Những năm qua, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền cùng sự đồng thuận của Nhân dân, tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc. Nhờ đó, diện mạo vùng DTTS và miền núi ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào được nâng lên rõ rệt.
Để tháo gỡ những vướng mắc, trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719, Ủy ban Dân tộc đã chú trọng bám nắm cơ sở, thường xuyên trao đổi, hướng dẫn phối hợp với các địa phương thực hiện từng dự án cụ thể. Đặc biệt với vai trò là cơ quan thường trực, Ủy ban Dân tộc đã phối hợp với các bộ ngành liên quan, rà soát, nghiên cứu tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tháo gỡ vướng mắc thực hiện chương trình hiệu quả.
Là huyện miền núi của tỉnh Lạng Sơn với đa số đồng bào DTTS sinh sống (chiếm 84% dân số). Xác định công tác dân tộc có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển KT- XH của địa phương và nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào DTTS, những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Chi Lăng đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc trên đại bàn. Nhờ đó, bộ mặt các bản làng, thôn xóm ở vùng DTTS và miền núi của huyện có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được cải thiện và từng bước được nâng cao.
Trong 2 ngày (20 - 21/7), Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đã tổ chức tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ, giáo dục pháp luật và tuyên truyền vận động đồng bào DTTS và miền núi cho 71 học viên là lãnh đạo tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể ở thôn, làng và già làng, thôn trưởng, thôn phó, Người có uy tín.
Nhằm nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng DTTS, Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với UBND xã Hợp Châu (huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc) vừa tổ chức Hội nghị thông tin, tuyên truyền về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào DTTS năm 2023.
UBND huyện Phú Bình (Thái Nguyên) vừa ban hành Quyết định phê duyệt danh sách các hộ thuộc đối tượng được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội để xây mới, sửa chữa nhà ở theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 16/4/2022 của Chính phủ.
Ngày 21/7, tại Hà Nội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông đã gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ngãi. Cùng tiếp Đoàn có lãnh đạo một số vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban Dân tộc (UBDT).
Từ đầu năm đến nay, Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai đã triển khai hiệu quả các chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS theo Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Về tiêu chí lựa chọn, công nhận Người có uy tín và chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS.
Thực hiện Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) về Đầu tư nhóm DTTS rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng đã chủ động, tích cực triển khai Tiểu dự án 2 “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi”.
Bằng nhiều giải pháp, đến nay, huyện Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên) đã có 172/198 bản, với trên 12.000 hộ dân tại 14/14 xã, thị trấn được sử dụng điện lưới quốc gia ổn định. Như vậy, vẫn còn 26 bản chưa được kéo điện lưới quốc gia, bởi thực tế các bản chưa có điện thường nằm xa trung tâm, địa hình phức tạp, các hộ dân ở phân tán. Tuy nhiên, với quyết tâm cao nhất, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về Chương trình xóa bản trắng điện lưới quốc gia giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, phấn đấu hết năm 2024, toàn huyện có 185 bản, trên 13.000 hộ được sử dụng điện, đạt tỷ lệ gần 97%.
Hưởng ứng phong trào thi đua, thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 của UBND tỉnh Cao Bằng, trong 6 tháng đầu năm 2023, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng cơ bản đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ theo kế hoạch, chương trình công tác đề ra.