Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Bắc Hà (Lào Cai) vừa tổ chức 2 lớp tập huấn nâng cao năng lực, hướng dẫn vận hành tổ truyền thông cộng đồng cho hơn 140 học viên, là thành viên của 60 Tổ truyền thông cộng đồng đã được thành lập tại các thôn khó khăn của 14 xã trên địa bàn huyện.
Thực hiện Dự án 1 về giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), đến nay, tỉnh Gia Lai đã xây được 89 ngôi nhà và hỗ trợ đất sản xuất 6 hộ đồng bào DTTS với tổng kinh phí hơn 4 tỷ đồng.
Cùng với sự phát triển của đất nước và việc thực hiện các mục tiêu về bình đẳng giới, phụ nữ ngày nay đã đạt được nhiều thành tựu trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhằm khơi nguồn sáng tạo cho phụ nữ khởi nghiệp và sản xuất kinh doanh, những năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, ưu tiên cho phụ nữ phát triển. Theo đó phụ nữ nói chung, phụ nữ DTTS nói riêng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã thể hiện vị thế, vai trò của mình trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều mô hình, tấm gương điển hình đã xuất hiện trên các lĩnh vực, giúp phụ nữ khẳng định bản thân cũng như làm giàu cho gia đình và xã hội.
Chủ động đối thoại để giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, cơ hội và chính sách đầu tư của tỉnh tới các doanh nghiệp là cách mà tỉnh Tuyên Quang mời gọi thu hút đầu tư những năm qua. Điều đó đã mang lại hiệu quả tích cực khi giai đoạn 2016-2020 đã thu hút được 206 dự án với tổng số vốn hơn 32 nghìn tỷ đồng và giai đoạn 2021-2026, tỉnh phấn đấu thu hút từ 45-50 nghìn tỷ đồng để phát triển kinh tế-xã hội.
Tại xã Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Bình vừa phối hợp với Huyện đoàn Lệ Thủy tổ chức Hội thi tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào DTTS huyện Lệ Thủy năm 2023.
Nhằm hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho người dân vùng đặc biệt khó khăn, ngày 26/4/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 28/2022/NĐ-CP về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Tại Trà Vinh, nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã hỗ trợ cho rất nhiều hộ DTTS trên địa bàn Trà Vinh xây nhà an cư, chuyển đổi nghề, có thêm điều kiện phát triển kinh tế thoát nghèo bền vững và từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống.
Trong năm 2023, tỉnh Thái Nguyên triển khai 10 dự án và các tiểu dự án nhằm bảo đảm hoàn thành các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh.
Gói tín dụng chính sách theo Nghị định 28 ngày 26/4/2022 của Chính phủ đã mở ra cơ hội lớn cho hộ nghèo người DTTS ở Nghệ An được an cư trong những ngôi nhà kiên cố để không còn nơm nớp nỗi lo khi mùa mưa bão đến.
Cũng như nhiều địa phương khác ở tỉnh Nghệ An, huyện Nghĩa Đàn đang đẩy mạnh thực hiện các nội dung, phần việc của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Hiện nay, có nhiều phần việc từ chương trình đã hoàn thành đáp ứng niềm mong mỏi của người dân vùng được thụ hưởng.
Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang vừa tổ chức lớp tập huấn Kỹ năng Lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, có sự tham gia của cộng đồng, người dân thuộc Tiểu dự án 4, Dự án 5 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2023.
Với mục tiêu đầu tư nhằm đổi mới, củng cố hoạt động và phát triển hợp lý hệ thống các trường PTDT nội trú, trường PTDT bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú đặt ra, tại Tiểu dự án 1, Dự án 5, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đang đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị trường học cho hệ thống các trường chuyên biệt này. Trong đó, chú trọng rà soát ưu tiên đầu tư cho những cơ sở giáo dục thực sự khó khăn.
Ngày 17/7, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn cùng Đoàn công tác đã kiểm tra tình hình thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) 6 tháng đầu năm 2023 trên địa bàn huyện Lục Nam.
Sáng 17/7, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh Lào Cai đã tổ chức Hội nghị biểu dương các điển hình tiên tiến trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021 - 2023. Tham dự Hội nghị có lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai, các sở, ban ngành; phòng Dân tộc, MTTQ các huyện, thị xã, thành phố và 150 cá nhân là điển hình tiên tiến ở cơ sở.
Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), các địa phương đang bắt tay vào việc xây dựng, triển khai chính sách hỗ trợ nghệ nhân Nhân dân, nghệ nhân Ưu tú trong việc lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng, truyền dạy những người kế cận. Nguồn lực từ chính sách có ý nghĩa, là động lực để phát huy hơn nữa vai trò của đội ngũ nghệ nhân đối với công tác bảo tồn, lan tỏa giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc.
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Thái Nguyên đã và đang phát huy tốt vai trò trên mọi lĩnh vực. Họ thực sự trở thành chỗ dựa vững chắc cho đồng bào DTTS, là cầu nối “Ý Đảng lòng dân” trong thực hiện mọi nhiệm vụ ở cơ sở, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, củng cố khối Đại đoàn kết toàn dân tộc.
Sau 1,5 ngày làm việc, với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, Kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế khóa VIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra.
Hiện nay, ngoài số nghệ nhân được Nhà nước tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú trong các buôn, bản, phum, sóc vẫn còn hàng ngàn nghệ nhân tâm huyết đang cố gắng bảo tồn, lưu giữ, phục dựng, truyền dạy và phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình. Mặc dù chưa được Nhà nước công nhận là nghệ nhân, nhưng họ vẫn miệt mài cống hiến.
Trong năm 2023, tỉnh Bắc Kạn đã bố trí hơn 810 tỷ đồng để thực hiện Chương trình MTQG 1719. Đến nay, Chương trình cơ bản bảo đảm tiến độ theo đúng kế hoạch, cũng như bảo đảm công khai, minh bạch, đúng mục đích, đúng đối tượng khi thực hiện.
Nằm chênh vênh trên độ cao 1200 m, xã Hồng Thái, huyện Na Hang từng được coi là rốn nghèo của tỉnh Tuyên Quang. Thế nhưng nhờ các chính sách dân tộc, xã vùng cao đã từng bước đổi mới. Giờ đây, xã Hồng Thái tiếp tục vận dụng nguồn lực đầu tư và kỳ vọng sẽ phát triển bứt phá từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021- 2030, giai đoạn 1: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719).
Trong số hàng trăm Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú được Nhà nước phong tặng, cuộc sống của không ít người còn vô vàn khó khăn. Họ miệt mài gìn giữ, trao truyền giá trị văn hóa, nhưng lại vất vả mưu sinh trong cuộc sống thường ngày.