Năm 2023, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc tại xã Tri Phú, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang đã có nhiều chuyển biến tích cực, hiệu quả; tình hình trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định không xảy ra các vụ việc phức tạp liên quan đến an ninh trật tự.
Trà Vinh là tỉnh có đông đồng bào Khmer sinh sống, dù các xã vùng DTTS đã về đích nông thôn mới 100%, nhưng đời sống một bộ phận đồng bào còn gặp nhiều khó khăn. Sau 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nhiều dự án, nội dung thành phần ở tỉnh Trà Vinh đã phát huy hiệu quả, tạo cơ hội cho vùng đồng bào DTTS đổi thay, khởi sắc.
Ngày 18/12/2023, Hội LHPN huyện tổ chức Hội nghị chia sẻ kinh nghiệm và đánh giá kết quả hoạt động của Dự án “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 thực hiện năm 2022 và 2023.
Thời gian qua, xác định công tác giảm nghèo là một trong những giải pháp quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu thoát khỏi huyện nghèo trước năm 2025, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) đã xây dựng nhiều chương trình, kế hoạch, ưu tiên thực hiện các mô hình giảm nghèo, tạo tiền đề để từng bước giúp người dân vượt khó, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Xuất phát từ nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của công tác hòa giải, các cấp, các ngành trên địa bàn huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang đã quan tâm, chỉ đạo và triển khai thực hiện tốt Luật hòa giải ở cơ sở. Theo đó, trong 10 năm qua, các Tổ hòa giải ở cơ sở đã tiếp nhận 8.834 vụ việc, trong đó hòa giải thành 7.603 vụ việc (chiếm tỷ lệ 86%).
Vừa qua, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Chiêm Hoá phối hợp với UBND xã Trung Hà tổ chức tập huấn truyền dạy văn hóa dân tộc Dao trên địa bàn xã năm 2023.
Triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 đã tạo cú hích chuyển mình mạnh mẽ cho hạ tầng kinh tế - xã hội của xã Bình Yên (Sơn Dương, Tuyên Quang) được đồng bộ và từng bước hiện đại. Nhờ đó, đời sống đồng bào ngày càng được cải thiện, góp phần thắng lợi vào mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Thực hiện Đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn giai đoạn II (2021-2025) với sự vào cuộc của các sở, ban ngành, địa phương và đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh Bình Dương đã đạt được những kết quả tích cực.
Lai Châu hiện có 20 dân tộc sinh sống, với dân số khoảng trên 484.000 người, trong đó có 4 dân tộc Mảng, Cống, Lự, Si La là thuộc nhóm dân tộc có khó khăn đặc thù. Nhờ các chính sách đối với của Đảng, Nhà nước, bộ mặt các bản làng dân tộc rất ít người của tỉnh Lai Châu dần thay đổi. Đặc biệt, giai đoạn 2021-2025, Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã thiết kế tiểu dự án 1, Dự án 9 về đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn nhằm giải quyết toàn diện những vấn đề cấp thiết của đồng bào.
Đồng hành cùng đồng bào DTTS trong các chương trình vượt khó, thoát nghèo, tỉnh Sóc Trăng đã triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ giải quyết việc làm, mở ra cơ hội nâng cao thu nhập cho người nghèo. Điển hình như, tại Nghị quyết số 02/2023/NQ-HĐND ngày 11/7/2023 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã quy định chính sách hỗ trợ vốn vay đối với người lao động tỉnh Sóc Trăng đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và học sinh, sinh viên tham gia chương trình du học sinh vừa học, vừa làm từ ngân sách tỉnh.
Triển khai thực hiện Tiểu Dự án 1, Dự án 10, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), cả hệ thống chính trị và Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã đồng thuận vào cuộc, triển khai quyết liệt và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Đỗ Minh Hải, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi.
Để người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi ổn định nơi ở, bớt khó khăn vất vả, yên tâm lao động, sản xuất, những năm qua Thanh Hóa luôn thực hiện tốt các chương trình, chính sách chăm lo, hỗ trợ cho người nghèo bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Trong đó, các cấp chính quyền còn lồng ghép, huy động các nguồn lực chương trình MTQG; đồng thời lan tỏa tinh thần chung tay của cộng đồng giúp đỡ được hàng ngàn hộ nghèo, hộ cận nghèo xây mới, sửa chữa nhà ở
Nhằm phát huy vai trò Người có uy tín trong cộng đồng, thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã tích cực tổ chức nhiều đợt đi tham quan, học tập kinh nghiệm, các lớp tập huấn cung cấp thông tin, phổ biến kiến thức pháp luật cho đội ngũ Người có uy tín. Thông qua đó, đội ngũ Người có uy tín đã có thêm thông tin, kiến thức, phương pháp tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
An Giang là một tỉnh thuộc miền Tây Nam bộ, trước đây đời sống của đồng bào dân tộc thiếu số (DTTS) còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí hạn chế, về hậu quả từ việc tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Tuy nhiên, những năm gần đây, với sự vào cuộc tích cực của các cấp chính quyền tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết trong đồng bào DTTS đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Nhiều năm qua, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đã đạt được những kết quả giảm nghèo đáng khích lệ nhờ vận dụng linh hoạt các chính sách giảm nghèo. Qua đó huyện đã tạo điều kiện, hỗ trợ cho các hộ nghèo khó khăn về nhà ở trên địa bàn huyện được cải thiện điều kiện sống, phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững với phương châm “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận số 521/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại cuộc họp với 10 địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia 11 tháng năm 2023 đạt dưới 50% kế hoạch vốn năm 2023.
Mới đây, UBND huyện Chiêm Hoá đã tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến, cung cấp thông tin cho Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS huyện Chiêm Hoá năm 2023. Hội nghị có sự tham dự của 259 đại biểu là Người có uy tín trên địa bàn huyện Chiêm Hoá.
Với sự quan tâm của các cấp, ngành; sự ủng hộ và tham gia nhiệt tình của đồng bào, sau thời gian triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021- 2030; giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh đã phát huy hiệu quả tích cực, làm thay đổi diện mạo phum sóc. Đồng bào phấn khởi vì cuộc sống từng bước đủ đầy, đã và đang cùng chính quyền địa phương “chạy nước rút” để được công nhận huyện nông thôn mới vào cuối năm 2023.
Vừa qua, Đảng bộ huyện Đồng Hỷ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và phong trào thi đua yêu nước năm 2023; triển khai nhiệm vụ chính trị năm 2024. Dự Hội nghị có các Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Vũ Duy Hoàng - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Phạm Thái Hanh, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy.
Huyện Đồng Hỷ (tỉnh Thái Nguyên) là địa phương có nhiều xã vùng sâu, vùng xa và có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, Do vậy, huyện luôn xác định công tác giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm Theo đó, huyện đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Với những chính sách hỗ trợ kịp thời, hiệu quả, năm 2023, Đồng Hỷ đã giảm tỷ lệ hộ nghèo, đạt 3,48%, vượt kế hoạch đề ra.