Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phát huy hiệu quả Chương trình MTQG 1719 ở Bình Yên

Việt Hà - 19:25, 16/12/2023

Triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 đã tạo cú hích chuyển mình mạnh mẽ cho hạ tầng kinh tế - xã hội của xã Bình Yên (Sơn Dương, Tuyên Quang) được đồng bộ và từng bước hiện đại. Nhờ đó, đời sống đồng bào ngày càng được cải thiện, góp phần thắng lợi vào mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Mô hình nuôi dê của gia đình anh Nịnh Xuân Hà, thôn Đồng Min.
Mô hình nuôi dê của gia đình anh Nịnh Xuân Hà, thôn Đồng Min.

Nguồn thu của gia đình bà Ninh Thị Cường (dân tộc Sán Chay, thôn Đồng Min) chủ yếu đợi chờ vào vài mẫu ruộng. Thế nhưng do thiếu nguồn nước tưới tiêu nên gia đình bà vẫn chưa thể thoát nghèo. Không chỉ có gia đình bà Cường mà nhiều gia đình khác cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. 

Từ khi có nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), hồ thủy lợi của thôn Đồng Min đã được đầu tư, cải tạo.  

"Hồ thuỷ lợi cung cấp đủ nước cho 20ha đất nông nghiệp của bà con khu vực thôn Đồng Min, khiến ai cũng vui mừng, phấn khởi. Vụ này sẽ đảm bảo được nước tưới cho tất cả các mẫu ruộng của bà con trong thôn", bà Cường vui mừng nói. 

Cũng thuộc địa phận xã Bình Yên, đoạn đường giao thông của người dân thôn Tân Yên đã xuống cấp nghiêm trọng do ảnh hưởng của mưa bão, có nhiều vị trí mặt đường lún, tạo ra những ổ gà gây mất an toàn cho bà con tham gia giao thông. Dù đã được sửa chữa, nhưng chi phí để khắc phục lên tới hơn 22 triệu đồng/km/năm nên chưa thể khắc phục hậu quả một cách triệt để.

Ông Ma Văn Hướng (dân tộc Tày, thôn Tân Yên) chia sẻ, tháng 4/2023 vừa qua, bà con thôn Tân Yên cũng như ông Hướng đều vui mừng vì công trình đường giao thông thôn dài 307m gồm 2 tuyến đường đã hoàn thành đưa vào sử dụng, trị giá 500 triệu đồng. Theo ông Hướng, đây là công trình đầu tiên được xây dựng trên địa bàn xã từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719. 

Ông Vương Ngọc Vản, Chủ tịch UBND xã Bình Yên cho biết công trình đường giao thông thôn Tân Yên đã tạo thuận lợi cho người dân đi lại và lưu thông hàng hóa, phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, đồng thời, góp phần hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn ở địa phương.

Phát triển kinh tế rừng ở xã Bình Yên.
Phát triển kinh tế rừng ở xã Bình Yên.

Xã Bình Yên có 782 hộ dân với hơn 81% là đồng bào dân tộc thiểu số, đây cũng là mái nhà chung của 12 dân tộc anh em: Dao, Tày, Kinh, Cao Lan, Nùng, Hoa, Sán chay, Sán Dìu, La Chí, Khơ Mú, Thổ, Mường cùng sinh sống tại 5 thôn. Do ảnh hưởng của thiên tai, địa hình tự nhiên không thuận lợi nên toàn xã hiện còn 265 hộ nghèo, 144 hộ cận nghèo.

Ông Hoàng Việt Đức, Phó chủ tịch UBND xã Bình Yên cho biết, nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719 đã trở thành "bàn đạp" thúc đẩy mạnh mẽ toàn diện trên mọi mặt đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số. Ngay sau khi nhận được văn bản số 2452/UBND-NLN ngày 19-10-2022 của UBND huyện Sơn Dương về việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719, UBND xã đã ban hành công văn số 101/CV-UBND ngày 20-10-2022 về việc triển khai thực hiện Chương trình 1719 gửi tới các thôn, ban quản lý xã để tổ chức thực hiện.

Theo ông Hoàng Việt Đức, đến nay, toàn xã đã được phân bổ hơn 2,2 tỷ đồng nguồn ngân sách của Chương trình MTQG 1719 để đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số. Đáp ứng nhu cầu và điều kiện của người dân, UBND xã đã triển khai hiệu quả Dự án 1 - Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt và tiểu dự án 1 thuộc Dự án 4 - Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Một góc xã Bình Yên, huyện Sơn Dương
Một góc xã Bình Yên, huyện Sơn Dương

Cụ thể, xã đã duy tu bảo dưỡng đường tại thôn Đồng Min với số vốn được duyệt 640 triệu đồng vào năm 2022. Tiếp đó, UBND xã xây dựng đường giao thông thôn Tân Yên với tổng dự toán được duyệt 500 triệu đồng, hiện đã giải ngân hơn 391 triệu đồng, đạt 87,01%; duy tu bảo dưỡng cống bản thôn Tân Yên có tổng mức dự toán 130 triệu đồng.

Không chỉ trông chờ vào nguồn vốn của một chương trình, UBND xã đã chủ động, linh hoạt lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, nguồn lực khác nhằm cân đối để bố trí nguồn ngân sách, tập trung đầu tư nâng cấp đồng bộ cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương. Một trong số đó có thể kể đến là nguồn hỗ trợ từ Trung ương Hội Cựu chiến binh, hơn 200 triệu đồng đã được Trung ương Hội đầu tư đường giao thông dân sinh ở thôn Đồng Min, 16 ngôi nhà tình nghĩa trao cho người nghèo an cư - lạc nghiệp, xây mới 2 nhà văn hóa, tặng 12 con bò giống cho các hộ chuyển đổi nghề nghiệp…

Việc lồng ghép có hiệu quả Chương trình MTQG 1719 đã tạo cú hích chuyển mình mạnh mẽ cho hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn của xã Bình Yên được đồng bộ và từng bước hiện đại. Nhờ đó, đời sống đồng bào ngày càng được cải thiện, góp phần thắng lợi vào mục tiêu giảm nghèo bền vững, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng trong địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Nhận thức được những tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, sức khoẻ sinh sản của thế hệ trẻ đồng bào DTTS, tỉnh Bình Định và các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh đã vào cuộc quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu nạn tảo hôn. Trong đó, việc đẩy mạnh thành lập các câu lạc bộ (CLB) phòng chống tảo hôn trong trường học đã mang lại hiệu quả bước đầu.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Media - BDT - 1 phút trước
Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Media - BDT - 18 phút trước
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao là nghi lễ mang đậm tính nhân văn và luôn hướng con người nhớ về nguồn cội của dân tộc mình. Nghi lễ còn là sợi dây liên kết cộng đồng, dòng họ, làng bản ngày càng đoàn kết, bền chặt cùng nhau xây dựng quê hương.
“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

Tin tức - Thanh Thuận - 1 giờ trước
Với mong muốn tuyên truyền đến cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân và nhân dân về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ, Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/05/2024) từ ngày 3-6/5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh Quân đội nhân dân, số 17 phố Lý Nam Đế, Hà Nội.
Đổi thay nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách

Đổi thay nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách

Kinh tế - Phương Linh - 1 giờ trước
Trong những năm qua, chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Đắk Lắk đã triển khai Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (gọi tắt là Nghị định 28). Hiệu quả tín dụng chính sách cho thấy, người DTTS trong tỉnh đã tiếp cận được nguồn vốn vay để đầu tư xây dựng nhà ở, chuyển đổi nghề và sản xuất, hướng đến vươn lên thoát nghèo bền vững.
Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Giáo dục - Khánh Sơn - 1 giờ trước
Trường Đại học Luật Hà Nội vừa ban hành thông báo xét tuyển trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy năm 2024 (Khóa 49) theo các phương thức xét tuyển sớm.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 17): Khát vọng vươn lên của thanh niên DTTS

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 17): Khát vọng vươn lên của thanh niên DTTS

Thanh niên là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò xung kích trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Hiện nay, với tư duy đổi mới, nghị lực, ý chí khát vọng vươn lên của tuổi trẻ, nhiều thanh niên là người DTTS đã vượt lên định kiến, quyết tâm bứt phá trên mọi lĩnh vực, như: Khởi nghiệp, văn hóa, nghệ thuật… và đạt được những thành công nhất định. Từ đó thể hiện ước mơ, hoài bão cống hiến trên chính mảnh đất quê hương, tiếp tục khẳng định sức trẻ, niềm đam mê, lan tỏa tinh thần nhiệt huyết đến thanh niên các vùng đồng bào DTTS. Chương trình vấn đề sự kiện tuần này sẽ bàn về chủ đề: Khát vọng vươn lên của thanh niên DTTS.
Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Thời sự - Thanh Nguyên - 1 giờ trước
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm đặc biệt với chủ đề “Đường lên Điện Biên”. Những thời khắc lịch sử của dân tộc tại chiến trường Điện Biên Phủ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp được tái hiện qua 70 tác phẩm trưng bày tại triển lãm mang đến cho người xem những ấn tượng sâu sắc.
Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Xã hội - Tào Đạt - Võ Tiến - 3 giờ trước
Nằm trong hoạt động của Chương trình “Ngày về thôn, bản” và “Ngày thứ Bảy tình nguyện”, ngày 28/4, Chi đoàn Đồn Biên phòng Cửa khẩu A Đớt (Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế) đã phối hợp với Đoàn thanh niên xã Lâm Đớt, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, xuống đồng giúp các gia đình trên địa bàn thu hoạch lúa.
Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 4 giờ trước
Nhận thức được những tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, sức khoẻ sinh sản của thế hệ trẻ đồng bào DTTS, tỉnh Bình Định và các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh đã vào cuộc quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu nạn tảo hôn. Trong đó, việc đẩy mạnh thành lập các câu lạc bộ (CLB) phòng chống tảo hôn trong trường học đã mang lại hiệu quả bước đầu.
Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Công tác Dân tộc - Thùy Giang - 5 giờ trước
Triển khai các chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719, đồng bào dân tộc Lự trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề cấp thiết. Với nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và tinh thần tự lực vươn lên của đồng bào, các chính sách hỗ trợ đã góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người Lự tại nhiều bản làng của Lai Châu.
Xây dựng “điểm tựa” cho bản làng thông qua cơ chế, chính sách phù hợp

Xây dựng “điểm tựa” cho bản làng thông qua cơ chế, chính sách phù hợp

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 5 giờ trước
Đội ngũ Người có uy tín luôn giữ vai trò quan trọng; là “cầu nối” đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào DTTS. Do đó Đảng, Nhà nước đã quan tâm, kịp thời ban hành, điều chỉnh, hoàn thiện về cơ chế, chính sách để phát huy vai trò Người có uy tín.