Đưa nước sạch về cho đồng bào DTTS là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm nâng cao đời sống người dân. Từ nguồn vốn của Dự án 1 “Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1: Từ năm 2021 đến năm 2025, huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) đã và đang tích cực đẩy nhanh tiến độ các chương trình, dự án theo đúng quy định, đảm bảo mọi người dân đều được tiếp cận nguồn nước sạch.
Trong hai ngày 7 và 8/12, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thuận Nam phối hợp UBND xã Phước Hà tổ chức bàn giao 126 bò cái giống sinh sản cho đồng bào Raglay thuộc diện hộ cận nghèo. Kinh phí hỗ trợ bò giống từ nguồn vốn Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719).
Trong khuôn khổ Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, năm 2024, tỉnh Khánh Hòa triển khai hỗ trợ đất ở cho 36 hộ, hỗ trợ xây dựng nhà ở cho 1.231 hộ, hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 348 hộ, đầu tư xây dựng 5 công trình nước sinh hoạt tập trung tại các địa phương Khánh Vĩnh, Cam Lâm, và thành phố Cam Ranh.
Nghị quyết số 17/2024/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Bình Định ban hành sửa đổi và bổ sung một số quy định trong Nghị quyết số 39/2022/NQ-HĐND ngày 10/12/2022, liên quan đến việc hỗ trợ muối i-ốt và các khoản hỗ trợ cho học sinh DTTS.
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản gửi Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các sở, ban ngành, địa phương về việc khẩn trương triển khai công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn.
Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho đồng bào DTTS tại khu vực miền núi miền núi luôn được các cấp, các ngành của tỉnh Thanh Hóa xác định là nhiệm vụ quan trọng. Qua đó, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho người dân, góp phần thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống, trong đó có các chương trình mục tiêu quốc gia.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm dưới gầm nhà; không có hố xí hợp vệ sinh;... là những tập quán lạc hậu, ảnh hưởng môi trường sống của một bộ phận đồng bào DTTS. Từ số liệu của các cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS và báo cáo tổng hợp của các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi cho thấy, những tập quán này đang dần được thay đổi, góp phần cải thiện môi trường sống.
Tỉnh Cao Bằng đã và đang vận dụng hiệu quả nguồn lực của Chương trình MTQG 1719 để hướng tới hoàn thành mục tiêu Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn 2015 - 2025”. Những hoạt động được tỉnh tích cực triển khai trong thời gian qua đã và đang thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” ở vùng đồng bào DTTS.
Chiếu phim lưu động về phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống không chỉ mang món quà tinh thần ý nghĩa đến đồng bào DTTS, mà còn giúp bà con hiểu thêm những kiến thức pháp luật hôn nhân và gia đình, hậu quả của việc tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Đây là cách làm hiệu quả, tạo hiệu ứng tích cực trong công tác tuyên truyền phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk.
Chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước. Những năm qua, tỉnh Kon Tum đã triển khai kịp thời các chính sách về đất đai, tạo điều kiện cho đồng bào DTTS ổn định đời sống, phát triển sản xuất và vươn lên thoát nghèo. Đặc biệt, kết quả của Cuộc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024 sẽ công bố trong thời gian tới, là cơ sở để tỉnh Kon Tum đề ra nhiều giải pháp nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả chính sách đất đai cho đồng bào DTTS.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Mường Lát (Thanh Hóa) đang đẩy mạnh nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục kiến thức pháp luật và trợ giúp pháp lý cho Nhân dân, trong đó tập trung hướng về các thôn, bản đặc biệt khó khăn, qua đó góp phần quan trọng cho công tác bảo vệ vững chắc an ninh biên giới.
Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu xây dựng và phát triển mạng lưới cơ sở y tế quốc gia phù hợp với yêu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân. Số liệu từ cuộc điều tra thu thập thông tin thực trạng y tế ở của 53 DTTS năm 2024, sẽ có đóng góp quan trọng vào việc thực hiện quy hoạch mạng lưới y tế cơ sở này.
Nhằm thúc đẩy công tác chăm sóc phụ nữ và trẻ em DTTS, huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) đã và đang triển khai hiệu quả Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025.
Giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Sơn La được giao 6.154,924 tỷ đồng để thực hiện 10/10 dự án thành phần của Chương trình MTQG 1719. Nguồn vốn lớn, nhiều nội dung chính sách nên tỉnh Sơn La đặc biệt chú trọng công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện, phát huy vai trò tối đa vai trò “đi trước mở đường, đi cùng thực hiện, đi sau tổng kết”.
Ngày 7/12, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội nghị biểu dương nông dân tiêu biểu trong khởi nghiệp sáng tạo thành công, phát triển kinh tế hộ trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi năm 2024.
Thực trạng cơ sở vật chất trường lớp ở vùng đồng bào DTTS và miền núi đều được thu thập trong các cuộc điều tra thông tin về kinh tế - xã hội của 53 DTTS. Đây là dữ liệu tham chiếu để đánh giá hiệu quả đầu tư từ ngân sách Nhà nước, cũng như từ vốn xã hội hóa, từ đó đề ra các giải pháp nhằm huy động nguồn lực để củng cố mạng lưới trường lớp ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Là địa phương vùng cao với hơn 88% dân số là đồng bào DTTS, những năm qua, nguồn lực đầu tư từ các chương trình, dự án của Nhà nước, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) luôn được huyện Mai Châu triển khai đồng bộ, hiệu quả. Từ đó, góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của huyện, nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào DTTS trên địa bàn.
Thời gian qua, huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) đã triển khai nhiều biện pháp tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào DTTS nhất là đồng bào sinh sống ở khu vực biên giới, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện quyền tiếp cận thông tin, thông qua các hoạt động công khai thông tin, cung cấp thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào DTTS.
Tối 6/12, tại Trung tâm Hội nghị 25B (TP Thanh Hóa), Ban Dân tộc tỉnh, Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa phối hợp tổ chức Diễn đàn giao lưu nông dân tiêu biểu trong khởi nghiệp sáng tạo thành công, phát triển kinh tế hộ trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 với sự tham gia của 338 đại biểu nông dân tiêu biểu vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Những năm qua để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Tràng Định ban hành kế hoạch, chỉ tiêu, mục tiêu cụ thể cho từng năm và giai đoạn 2021-2025, do đó công tác xóa đói, giảm nghèo đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Ngọ Quang Khải, Phó Chủ tịch UBND huyện Tràng Định về việc triển khai và những kết quả thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện.