Triển khai Dự án 8 Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động hội viên thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, nâng cao chất lượng cuộc sống, đem lại hiệu quả thiết thực.
Ban Dân tộc Hội đồng nhân dân tỉnh (HĐND) Bình Thuận vừa có chuyến kiểm tra, khảo sát Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh và các xã Măng Tố, Lạc Tánh, thị trấn La Ngâu (huyện Tánh Linh). Đoàn khảo sát do bà Thanh Thị Kỷ, Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn.
Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận tăng cường tuyên tuyền nâng cao nhận thức người dân vùng đồng bào DTTS và các trường học dân tộc nội trú nỗ lực đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Phối hợp các đơn vị thực hiện hiệu quả Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9 Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719).
Sau 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), diện mạo nông thôn vùng đồng bào DTTS huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông phát triển mạnh mẽ, đời sống đồng bào DTTS được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần. Để hiểu rõ hơn những kết quả và tác động của Chương trình MTQG 1719 đến vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc phỏng vấn Chủ tịch UBND huyện Krông Nô Ngô Xuân Hà.
Với sự chỉ đạo quyết liệt của cả hệ thống chính trị, việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã mang lại những kết quả thiết thực, từng bước làm thay đổi diện mạo huyện biên giới Ia H’Drai (tỉnh Kon Tum).
Những năm qua, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) đã triển khai thực hiện có hiệu quả nội dung thông tin và truyền thông trong Tiểu dự án 1 và Tiểu dự án 2, Dự án 10, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Qua đó, nâng cao năng lực sử dụng công nghệ thông tin, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào DTTS.
Thực hiện Kế hoạch số 105/KH-UBND, ngày 23/4/2024 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) năm 2024 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (gọi tắt Chương trình MTQG 1719), UBND huyện Như Thanh đã xây dựng Kế hoạch thực hiện nội dung số 1, số 2, Tiểu dự án 1, Dự án 10 về chế độ, chính sách đối với Người có uy tín; phổ biến giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số thuộc Chương trình 1719.
Theo kế hoạch thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, có 2 nguồn vốn là vốn đầu tư và vốn sự nghiệp. Đối với vốn đầu tư đã giao giai đoạn 2022-2024 cho huyện Con Cuông hơn 296 tỷ đồng, đã giải ngân hơn 215 tỷ đồng, đạt 72,7%. Còn vốn sự nghiệp đã giao 243 tỷ đồng, nhưng chỉ mới giải ngân được 39 tỷ đồng, đạt 16,1%.
Từ triển khai đồng bộ, hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc trên địa bàn, trong đó chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sinh kế cho người dân, sau 5 năm (2019-2024), các chỉ tiêu trong lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội và an sinh xã hội tại khu vực miền núi của tỉnh Thanh Hóa đã có những thay đổi rõ rệt.
Triển khai Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm nâng cao quyền năng cho phụ nữ DTTS thông qua thay đổi tư duy nhận thức và phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
Mới đây, tại Hội nghị giao ban báo chí tháng 10 do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Thuận tổ chức, Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận đã thông tin về tình hình triển khai thực hiện Dự án 1 về Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt và Dự án 2 về Quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư ở những nơi cần thiết thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I (2021-2025).
Chiều 6/11, tại thôn Hữu Đức, UBND xã Phước Hữu tổ chức Hội nghị thành lập Hợp tác xã (HTX) tổng hợp Nông nghiệp và Du lịch Bầu Zôn. Đây là mô hình kinh tế tập thể gắn dịch vụ nông nghiệp với du lịch đầu tiên được thành lập đi vào hoạt động ở vùng đồng bào Chăm trên địa bàn huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Đến dự có ông Lê Thanh Hùng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam tỉnh Ninh Thuận và lãnh đạo các ban, ngành, chính quyền địa phương.
Xác định công tác giảm nghèo là mục tiêu quan trọng, những năm qua huyện Bình Gia đã thực hiện lồng ghép hiệu quả các nguồn lực đầu tư từ các chương trình mục tiêu quốc gia. Qua đó, giúp người dân thụ hưởng các chính sách kịp thời, hiệu quả, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống, thu nhập, góp phần vào công tác giảm nghèo của tỉnh.
Việc hỗ trợ trâu giống tạo sinh kế cho người dân trên địa bàn huyện Phú Lương (Thái Nguyên) đang triển khai, kỳ vọng sẽ góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho những hộ nghèo, cận nghèo, góp phần phát triển kinh tế. Bên cạnh được hỗ trợ con giống, kỹ thuật, thì các hộ dân mong muốn được hỗ trợ hơn nữa về công tác phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt trong thời điểm thời tiết giao mùa đang đến.
Những năm qua, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm triển khai phát huy hiệu quả nguồn lực từ chương trình mục tiêu, chính sách dân tộc, qua đó, góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng ở những địa bàn khó khăn, tạo sinh kế, giải quyết việc làm..., giúp đồng bào DTTS trên địa bàn thoát nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.
Một trong những nội dung được thiết kế trong Dự án 8, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 ở Nghệ An, là tổ chức các cuộc đối thoại chính sách cấp xã và cụm thôn bản. Đây chính là diễn đàn quan trọng để người phụ nữ vùng đồng bào DTTS được lên tiếng, được bày tỏ tâm tư, nguyện vọng chính đáng của bản thân về cuộc sống gia đình, xã hội…, qua đó, các cấp, các ngành có những giải pháp giúp đỡ, tổ chức hiệu quả các chính sách thúc đẩy bình đẳng giới.
Từ đầu năm đến nay, Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận luôn quan tâm, kịp thời chỉ đạo các phòng chuyên môn làm tốt công các tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến từng cán bộ, công chức và người lao động đổi mới tư duy, nhận thức của từng đảng viên, công chức và người lao động về chuyển đổi số (CĐS) và ứng dụng công nghệ số trong đời sống, sản xuất, thương mại và thực thi công vụ.
Xác định đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS đóng vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Ninh Thuận luôn quan tâm, chăm lo, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách dành cho Người có uy tín. Từ đó, tạo động lực, điều kiện để Người có uy tín phát huy tốt vai trò trên các lĩnh vực, chung tay xây dựng quê hương ngày một phát triển.
Thanh Hóa có 11 huyện miền núi, trong đó có 5 huyện vùng biên giới tiếp giáp với nước bạn Lào. Đời sống người dân ở vùng miền núi, biên giới còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều, vẫn còn tồn tại một số tập quán, hủ tục lạc hậu. Đặc biệt, trên địa bàn vẫn còn xảy ra tình trạng truyền đạo, vượt biên trái phép, buôn bán, vận chuyển ma túy, ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Do vậy, bao năm qua, việc tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trong vùng đồng bào DTTS và miền núi (DTTS&MN) vẫn luôn được các cấp chính quyền, ngành chức năng quan tâm thực hiện bằng nhiều giải pháp.
Ngày 5/11, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức Hội thi "Sáng kiến truyền thông về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình năm 2024". Với sự chuẩn bị chu đáo, các đội thi đã mang đến những phần thi ấn tượng, mang đậm hơi thở cuộc sống và thể hiện được kỹ năng trong công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu giới, phòng, chống bạo lực gia đình.