Tại tỉnh Yên Bái, cộng đồng dân tộc Phù Lá (người Xa Phó) sinh sống tại xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên. Một thời gian dài, trang phục người Phù Lá đứng trước nguy cơ mai một, nhưng những năm gần đây, nhờ vào sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước, của ngành Văn hóa, sự nỗ lực của người dân đã giúp người Phù Lá gìn giữ được nét đẹp trong trang phục truyền thống.
Ngày 14/8, tại Yên Bái, Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện các Chương trình MTQG tại tỉnh Yên Bái năm 2024. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Hầu A Lềnh - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025 và ông Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đồng chủ trì Hội nghị.
Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang vừa phối hợp với Phòng Dân tộc huyện Sơn Động tổ chức Hội thảo “Giải pháp thực hiện chính sách về phát huy vai trò của Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Bắc Giang".
Thực hiện Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số (DTTS) gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (giai đoạn I từ năm 2021-2025), những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc đã nỗ lực triển khai nhiều hoạt động và đạt được kết quả tích cực.
Với tinh thần và ý chí quyết tâm “Đồng bào các dân tộc tỉnh Cà Mau đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Cà Mau lần thứ IV - năm 2024 sẽ được tổ chức ngày 26-27/8. Đây là sự kiện chính trị - xã hội có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng các mục tiêu cụ thể để phát triển vùng DTTS của tỉnh trong giai đoạn tới. Hướng tới sự kiện đặc biệt quan trọng này, Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Minh Luân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Cà Mau lần IV - năm 2024 để rõ hơn các nội dung liên quan.
Trong khuôn khổ chuyến công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các Chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Yên Bái, ngày 13/8, ông Hà Việt Quân - Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với huyện Mù Cang Chải.
Để nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ, từ thực tiễn cho thấy, những giải pháp căn cơ nhất là, cần tăng cường đầu tư, hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, tạo sinh kế, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện môi trường sống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, từ đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân…
Ngày 12/8, Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đã tổ chức Đoàn kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện các Chương trình MTQG tại tỉnh Lào Cai năm 2024. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025 làm Trưởng đoàn.
Đầu tư hạ tầng thiết yếu là một trong những nội dung quan trọng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Theo đó, tỉnh Thái Nguyên đã tập trung chỉ đạo, triển khai, nhằm đảm bảo tiến độ nên đã đạt hiệu quả, nhờ đó, chất lượng cuộc sống của đồng bào DTTS ngày càng được nâng cao.
Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.
Từ ngày 01/7 đến ngày 15/8/2024, Ủy ban Dân tộc phối hợp cùng Tổng cục Thống kê tiến hành cuộc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ III (gọi tắt là cuộc điều tra). Để cuộc điều tra đạt các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, việc huy động cả hệ thống chính trị và đội ngũ già làng, trưởng bản, Người có uy tín, nhân sỹ, trí thức trong đồng bào DTTS tích cực tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc chủ động cung cấp thông tin có ý nghĩa then chốt.
Trong những năm gần đây, đồng bào Mông ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) đã có sự thay đổi từ nhận thức đến hành động trong việc tổ chức tang lễ. Đây là kết quả ghi nhận từ sự nỗ lực trong công tác tuyên truyền, vận động của các cấp chính quyền đến Nhân dân bằng nhiều giải pháp, qua đó đã giúp loại bỏ những hủ tục lạc hậu, góp phần xây dựng một nếp sống văn hóa mới gắn với việc thực hiện các mô hình, phong trào hoạt động thiết thực trong vùng đồng bào Mông.
Sau 05 năm thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ III – năm 2019, từ nguồn lực đầu tư của Nhà nước, quyết tâm của cả hệ thống chính trị và nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc, tỉnh Sóc Trăng đã đạt được những thành tựu ấn tượng trong lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc; diện mạo nông thôn, vùng DTTS của tỉnh đã thay đổi rõ nét; đời sống của người dân được nâng lên một bước. Từ những kết quả đã đạt được, Sóc Trăng xác định, tiếp tục ưu tiên phát triển toàn diện, bền vững vùng DTTS của tỉnh.
Những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai đồng bộ, có hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo đến với đồng bào DTTS, miền núi. Thông qua các dự án, chương trình giảm nghèo đã tạo động lực, khơi dậy ý chí chủ động vươn lên thoát nghèo của người dân. Qua đó, từng bước thay đổi diện mạo của khu vực miền núi, nâng cao đời sống Nhân dân.
Thực hiện Dự án 8, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Hậu Giang đã triển khai nhiều hoạt động, mô hình thúc đẩy bình đẳng giới tại 4 ấp của xã Lương Nghĩa và 2 ấp của xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ.
Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Sóc Trăng lần thứ IV - năm 2024 sẽ được tổ chức vào ngày 18/8 tới đây. Là tỉnh có tỷ lệ đồng bào Khmer sinh sống đông nhất nước, tỉnh Sóc Trăng xác định, đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, từ đó tiếp tục khơi dậy quyết tâm của cả hệ thống chính trị và ý chí của đồng bào các dân tộc, đóng góp vào sự phát triển bền vững vùng DTTS của tỉnh. Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Văn Khởi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban Tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Sóc Trăng lần IV - năm 2024, xung quanh nội dung này.
Năm 2024 là năm bản lề quan trọng để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021 - 2025. Việc hoàn thành mục tiêu của các Chương trình này được kỳ vọng sẽ cải thiện mức sống dân cư, nhất là ở vùng DTTS và miền núi.
Từ ngày 01/01/2024 Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 bắt đầu có hiệu lực. Việc áp dụng các quy định của Luật Đấu thầu mới để triển khai thực hiện các Chương trình MTQG, trong đó có Chương trình MTQG 1719 cũng khiến cho các địa phương gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Các gói mua sắm vật tư, nguyên vật liệu phải thực hiện đấu thầu trên hệ thống đấu thầu quốc gia nên mất nhiều thời gian hơn... làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công xây dựng công trình và tiến độ giải ngân vốn. Nhiều dự án còn nhiều vướng mắc bất cập, chưa thể triển khai thực hiện dẫn đến tiến độ giải ngân của Chương trình chưa đạt mục tiêu theo kế hoạch.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Lai Châu vẫn gặp những khó khăn vướng mắc. Để kịp thời đưa chính sách đến với người dân, tỉnh đã và đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, phấn đấu bảo đảm chất lượng và tiến độ triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án từ Chương trình.
Ngọc Hồi (Kon Tum) là huyện biên giới, toàn huyện có 8 xã, thị trấn; với 17 dân tộc sinh sống, trong đó có các dân tộc tại chỗ là Brâu, Xơ Đăng, Gié Triêng. Những năm qua, với sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện đã được gìn giữ và phát huy.