Đồng hành cùng đồng bào các DTTS miền Tây phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo… đang là mục tiêu quan trọng của cả hệ thống chính trị tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, sự hỗ trợ, đầu tư của cấp trên là cần thiết, quan trọng, nhưng có ý nghĩa hơn là, khai thác, phát huy nội lực, sự tự lực của mỗi người dân trong việc xây dựng cuộc sống ổn định, bền vững từ những mô hình sinh kế hỗ trợ thoát nghèo.
Cho đến thời điểm này, nhiều địa phương cấp huyện ở khu vực Bắc Trung Bộ đã hoàn thành sớm việc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng KT-XH 53 DTTS. Cùng với sự nỗ lực của đội ngũ điều tra viên, Người có uy tín ở các thôn, bản cũng góp sức lớn trong việc tuyên truyền vận động đồng bào chủ động cung cấp thông tin đúng, đủ và kịp thời cho điều tra viên.
Nhiều năm gần đây, việc thực hiện chương trình hỗ trợ nước sinh hoạt cho người dân, là một trong những chính sách thiết thực, hiệu quả đối với huyện Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang), góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào các DTTS và miền núi ở địa bàn vùng cao núi đá này.
Cùng với các địa phương trong cả nước, tỉnh Đắk Lắk đang tích cực đẩy nhanh tiến độ điều tra thực trạng kinh tế -xã hội 53 DTTS, bảo đảm về đích đúng tiến độ. Hiện nay, đội ngũ điều tra viên - những người trực tiếp tiến hành thu thập thông tin các hộ dân đang thực hiện công việc với tinh thần, trách nhiệm, quyết tâm cao nhất.
Trong ký ức của nhiều thế hệ giáo viên cắm bản, Nậm Nhoóng (huyện Quế Phong, Nghệ An) là vùng đất xa xôi cách trở. Chuyện ăn, chuyện ở… và cả chuyện đi đến Nậm Nhoóng là cả một hành trình gian nan vất vả khó nói bằng lời. Nhưng giờ đây, vùng đất có gần 100% dân tộc Thái sinh sống ở Nậm Nhoóng này đã thay đổi diện mạo. Nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia đã tiếp sức để đời sống đồng bào Thái, Khơ Mú được nâng lên toàn diện.
Hạ tầng giao thông được coi là “huyết mạch”, là “chìa khóa” để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi; thời gian qua, tỉnh Lào Cai đã dành nhiều nguồn lực để phát triển hệ thống giao thông nông thôn, nổi bật nhất là nguồn lực từ các Chương trình MTQG đã và đang từng bước giải quyết những khó khăn cấp thiết trong việc nâng cấp, mở rộng và hoàn thiện đồng bộ hệ thống giao thông nông thôn ở Lào Cai.
Theo kế hoạch phân bổ nguồn vốn đầu tư công, năm 2024 tỉnh Quảng Bình được phân bổ 4.864 tỉ đồng. Nhằm đảm bảo tiến độ giải ngân nguồn vốn đầu tư công, UBND tỉnh Quảng Bình đã chú trọng công tác đánh giá nguyên nhân, nhận diện vướng mắc từ đó đưa ra giải pháp để đẩy nhanh tiến độ giải ngân. Đặc biệt, Quảng Bình đã thành lập các Tổ công tác do Phó Chủ tịch tỉnh làm Tổ trưởng để quyết liệt tháo gỡ khó khăn trong giải ngân vốn đầu tư công.
Ngày 2/8, Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức Hội nghị tập huấn công tác kê khai tài sản, thu nhập cho người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan UBDT và nghiệp vụ kiểm tra, xác minh tài sản, thu nhập theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng.
Những năm trở lại đây, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai thực hiện hiệu quả Dự án 1 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) về giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS. Từ đó, góp phần quan trọng ổn định đời sống cho người dân.
Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, một số tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo hoạt động trái pháp luật đã tăng cường xâm nhập địa bàn vùng DTTS và miền núi nhằm tuyên truyền, lôi kéo người dân tham gia. Để đấu tranh hiệu quả với các tổ chức này, các ngành chức năng của tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp, trọng tâm là vừa nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS, vừa tuyên truyền đẩy lùi tà đạo, giữ bình yên cho bản làng.
Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Chi cục Kiểm lâm - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức các Hội nghị tuyên truyền phổ biến pháp luật tại 8 xã có đông đồng bào DTTS thuộc các huyện Trảng Bom, Thống Nhất, Vĩnh Cửu và Xuân Lộc.
Nhằm giúp đồng bào DTTS thoát nghèo và vươn lên làm giàu, những năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện tốt các chương trình, chính sách dân tộc (CSDT). Trong đó, tỉnh Vĩnh Phúc quan tâm, đẩy mạnh việc hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, kinh doanh, dịch vụ… giúp đồng bào DTTS có thêm nguồn lực vươn lên làm giàu.
Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS và miền núi, những năm qua, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc nhằm xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhằm hiểu rõ sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền cũng như kết quả trong phòng chống TH-HNCHT trên địa bàn huyện, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Việt Hòa, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Kim Bôi về vấn đề này.
Ngày 31/7, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức buổi gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Kon Tum. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông chủ trì buổi gặp mặt.
Sáng 31/7, UBND huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024.
Chiều 31/7, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà đã chủ trì Hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ. Tham dự Hội nghị có lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam vừa phối hợp với Tỉnh ủy Trà Vinh tổ chức Hội thảo "Phát huy vai trò của Người có uy tín, chức sắc, chức việc các tôn giáo, cá nhân tiêu biểu trong tuyên truyền, vận động thực hiện bình đẳng giới tại vùng đồng bào DTTS và miền núi", khu vực miền Nam.
Trong 2 ngày 30 và 31/7, Phòng Dân tộc huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn liên quan về hôn nhân, dân số và gia đình cho tuyên truyền viên pháp luật.
Xác định chất lượng dân số là một trong những yếu tố hàng đầu, tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua tỉnh Lai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số, đặc biệt là dân số các dân tộc có khó khăn đặc thù.
Những năm qua, với nỗ lực của Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa, cùng với các sở, ngành, hệ thống chính trị từ cấp huyện đến thôn, bản ở huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào các DTTS đẩy lùi hủ tục ra khỏi cuộc sống, đã tạo nên cuộc cách mạng trong nhận thức của đồng bào Mông ở Suối Tôn, xã Phú Sơn về thực hiện tang lễ cho người chết. Qua đó, góp phần quan trọng vào việc xây dựng nếp sống văn hóa mới và công cuộc giảm nghèo, phát triển kinh tế, xã hội ở xã miền núi này.