Triển khai thực hiện Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, thời gian qua, huyện Đồng Hỷ và Phú Lương của tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều giải pháp để đưa nước sạch về với đồng bào DTTS, nhằm giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Nhờ đó, chất lượng cuộc sống của người dân miền núi ngày càng được cải thiện rõ rệt.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 9 về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), những năm qua, huyện Đăk Hà (Kon Tum) đã tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, vận động với phương châm sát địa bàn, sát hộ. Qua đó, nhận thức của người dân về tác hại của TH&HNCHT được nâng lên, tình trạng TH&HNCHT trên địa bàn huyện không còn tái diễn như trước.
Với hơn 5.000 loài cây dược liệu, trong đó nhiều loài quý hiếm, Việt Nam có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển dược liệu trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật. Việc phát triển ngành công nghiệp dược liệu không chỉ phục vụ cho công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe Nhân dân, mà còn góp phần tạo sinh kế bền vững, tăng thu nhập cho người dân vùng DTTS miền núi.
Những năm qua, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1: 2021–2025 (Chương trình MTQG 1719) đã trở thành điểm tựa vững chắc cho hàng ngàn hộ dân có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Thái Nguyên. Qua đó, giúp hộ dân có nơi ở ổn định với ngôi nhà mới và yên tâm, tạo nền tảng để phát triển kinh tế, từng bước thoát nghèo bền vững.
Huyện Ba Tơ được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi chọn làm điểm triển khai Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát. Sau 3 tháng phát động, đến nay toàn huyện đã hoàn thành 553/553 căn nhà, trở thành địa phương đầu tiên của tỉnh “về đích” trong Chương trình ý nghĩa này.
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín của tỉnh Thái Nguyên đã luôn là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với đồng bào các dân tộc ở cơ sở; là lực lượng quan trọng, đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, tham gia xây dựng nông thôn mới, bảo tồn văn hóa truyền thống...
Ngày 30/5, tại Tp. Sóc Trăng, Bộ Dân tộc và Tôn giáo phối hợp với UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 6, trong lĩnh vực dân tộc. Đồng chủ trì Hội nghị có các ông: Tào Việt Thắng - Phó Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền công tác dân tộc, tôn giáo thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo; Nguyễn Văn Khởi - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng và Lâm Văn Mẫu - Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Sóc Trăng. Dự Hội nghị còn có các ông, bà là Giám đốc các Sở Dân tộc và Tôn giáo các tỉnh, thành phố gồm: Danh Phúc (Kiên Giang), Nguyễn Thu Tư (Cà Mau), Tô Thành Phương (Bạc Liêu), Lê Trung Kiên (TP. Cần Thơ). Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Sở Dân tộc và Tôn giáo các tỉnh, thành phố; Văn phòng UBND tỉnh Long An và Sở Nội vụ tỉnh Hậu Giang, thuộc Cụm thi đua số 6.
Trong giai đoạn 2021 - 2025, thành phố Kon Tum (Kon Tum) đã triển khai thực hiện đồng bộ các Tiểu dự án, Dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Qua đó, diện mạo các thôn, làng vùng đồng bào DTTS đang từng ngày khởi sắc, đời sống đồng bào DTTS ngày một ấm no, sung túc hơn.
Xóm Bằng là khu dân cư thuộc xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, được thụ hưởng từ Dự án 1 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021–2030 (Chương trình MTQG 1719). Trong quá trình triển khai Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, lực lượng thi công đã khẩn trương tăng ca, chia kíp để đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành và đưa khu dân cư mới thôn Xóm Bằng vào sử dụng trong trung tuần tháng 6/2025.
Cuối năm 2023, những tia hy vọng mới đã được nhen lên ở vùng đất còn nhiều khó khăn huyện Võ Nhai (tỉnh Thái Nguyên) – khi hàng chục hộ nghèo, cận nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) được nhận hỗ trợ trâu cái sinh sản khi tham gia thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế cộng động từ Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
Với tỷ lệ dân số là đồng bào DTTS cao, có nhiều địa bàn đặc biệt khó khăn, tỉnh Sơn La xác định công tác tuyên truyền, vận động là một giải pháp then chốt để “về đích” các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng-an ninh. Các hoạt động này được triển khai với các hình thức đa dạng, phù hợp với đặc điểm từng địa phương và cộng đồng.
Ngày 29/5, UBND huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS năm 2025.
Năm 2025 là năm cuối thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn từ năm 2021-2025. Trong 9 nhóm mục tiêu thì còn 3 nhóm mục tiêu chưa đạt và tỷ lệ giải ngân các Chương trình còn thấp, đặc biệt đến ngày 1/7 sẽ bỏ các đơn vị hành chính cấp huyện, việc sắp xếp tổ chức, bộ máy làm thay đổi chủ thể thực hiện, cũng như đối tượng, địa bàn thụ hưởng chính sách. Để đảm bảo việc triển khai các Chương trình MTQG không bị gián đoạn, Chính phủ, các bộ, ngành liên quan và các địa phương cũng đang tập trung chỉ đạo việc giải ngân các Chương trình nhằm hoàn thành 9/9 mục tiêu đã đề ra.
Ngày 28/5, tại Hà Nội, bà Nông Thị Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo chủ trì họp Tiểu ban Tuyên truyền Đại hội các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu Đảng bộ Bộ Dân tộc và Tôn giáo lần I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Với sự nỗ lực của các cấp Hội Phụ nữ tỉnh Bình Định trong triển khai thực hiện Dự án 8, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, những phụ nữ DTTS ở Vân Canh, An Lão, Vĩnh Thạnh, Hoài Ân… đã trở thành hạt nhân lan tỏa bình đẳng, tiến bộ và phát triển cộng đồng.
Trong dòng chảy hội nhập và phát triển, việc gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống các DTTS không chỉ là trách nhiệm, mà còn là cơ hội quý báu để thúc đẩy du lịch cộng đồng, một hướng đi bền vững ở nhiều địa phương khu vực Tây Nam bộ. Tại tỉnh Cà Mau, vùng đất cực Nam Tổ quốc, Dự án 6 "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đang được triển khai như một cách “kích hoạt” và thúc đẩy tiềm năng phát triển du lịch từ vùng đồng bào các DTTS của tỉnh.
Thành phố Kon Tum hiện có 60 thôn, làng đồng bào DTTS; trong đó, có 20 thôn, làng đặc biệt khó khăn. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), những năm qua, thành phố Kon Tum đã quan tâm đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho các thôn, làng đặc biệt khó khăn. Các công trình được đầu tư đưa vào sử dụng đã mang lại những lợi ích thiết thực, giúp người dân phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ngày 27/5, Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tỉnh Lào Cai đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) giai đoạn 2021 - 2025 và đề xuất nội dung giai đoạn 2026 - 2030. Tham dự Hội nghị có lãnh đạo các sở, ban, ngành, đại biểu các huyện Bát Xát, Bảo Thắng, Văn Bàn, thị xã Sa Pa và thành phố Lào Cai.
Giữa cái nắng đầu hè bỏng rát, chúng tôi có dịp trở lại xã Trà Nam (huyện Nam Trà My, Quảng Nam) – mảnh đất vùng cao nơi những nếp nhà sàn thấp thoáng bên sườn núi, nơi cộng đồng Xơ Đăng vẫn bền bỉ gìn giữ truyền thống giữa đại ngàn Trường Sơn. Tới đây, chúng tôi được các cán bộ và người dân kể về chị Hồ Thị Hồng – người phụ nữ Xơ Đăng gần 40 tuổi, giản dị mà mạnh mẽ, đang đảm nhận vai trò Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn 2. Sự tận tụy, trách nhiệm và tấm lòng vì cộng đồng của chị không chỉ được cán bộ, Nhân dân địa phương yêu mến mà còn góp phần làm đổi thay diện mạo quê hương nơi đại ngàn.
Nhằm triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, huyện Văn Lãng (tỉnh Lạng Sơn) đã đẩy mạnh công tác truyền thông và giảm nghèo thông tin, định hướng người dân tham gia thụ hưởng Chương trình và tiếp cận các dịch vụ cơ bản; từ đó giúp nâng cao nhận thức, sự đồng thuận trong Nhân dân, khơi dậy tinh thần đoàn kết tự lực, tự cường, giúp đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo.