Ngày 28/3, Đoàn công tác của tỉnh Kiên Giang do ông Danh Lắm, Phó Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh làm Trưởng đoàn, đã đến thăm, chúc mừng và tặng quà đồng bào Chăm tại ấp Rọc Lá, xã Tây Yên A (huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang) nhân dịp lễ kết thúc tháng chay Ramada của Hồi giáo và Tết Roya Haji.
Chiều 27/3, Đoàn công tác do ông Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam làm Trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với UBND huyện Phước Sơn, về tình hình triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn.
Những năm gần đây, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) đã được các ngành chức năng, địa phương trong tỉnh Đồng Nai chú trọng thực hiện đồng bộ, toàn diện. Với nhiều cách làm hay, mô hình hiệu quả, công tác PBGDPL đã lan tỏa sâu rộng đến các tầng lớp Nhân dân, đặc biệt trong đồng bào DTTS.
75 tuổi, hơn 20 năm trên cương vị già làng, gần 10 năm làm Người có uy tín, già A Chiêu, làng Khúc Na, xã Sa Bình, huyện Sa Thầy (Kon Tum) như là “cây cao, bóng cả” che chở cho dân làng, giúp dân làng làm tốt công tác bảo tồn văn hóa, phát triển sản xuất, xây dựng cuộc sống ấm no, sung túc.
Tân Trạch và Thượng Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình), là 2 xã nằm sâu trong vùng lõi vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Giao thông khó khăn, đặc biệt việc sử dụng điện lưới quốc gia dường như là một giấc mơ xa vời đối với đồng bào Bru Vân Kiều nơi đây. Tuy nhiên hôm nay, một đường dây đã vượt rừng, đi ngầm dưới lòng đất hiện thực hóa giấc mơ về ánh sáng điện lưới quốc gia đến với bà con nơi đây.
Thực hiện Nội dung số 1, Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk xây dựng các tổ nuôi bò, dê sinh sản tạo sinh kế giúp nhiều hộ nghèo vùng đặc biệt khó khăn phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, nâng cao thu nhập.
Qua ba đợt phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú ở Quảng Ngãi, tôi ấn tượng nhất với Nghệ nhân Phạm Văn Sây, dân tộc Hrê ở làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ. Dù năm nay mới bước sang tuổi 42, nhưng Phạm Văn Sây đã có ít nhất 27 năm gắn bó với việc bảo tồn, gìn giữ sắc màu văn hóa dân tộc Hrê của làng Teng.
Là cơ quan chủ trì triển khai thực hiện Dự án 8, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ năm 2022 đến nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Cao Bằng đã đẩy mạnh triển khai các nội dung của Dự án. Đến nay, Dự án đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, trao quyền và mở ra cơ hội mới giúp phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào DTTS tự tin khẳng định vị thế trong gia đình và xã hội.
Sau gần bốn năm triển khai thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã và đang góp phần đẩy nhanh công cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Năm 2025 là năm cuối giai đoạn I (2021-2025) thực hiện các Chương trình MTQG, đồng thời là năm tổng kết, đánh giá toàn diện những kết quả đạt được, làm nền tảng định hướng cho giai đoạn tiếp theo (2026-2030). Vì vậy, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), trong đó có Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, goai đoạn I từ 2021-2025.
Tham gia thực hiện chính sách cung cấp thông tin theo Quyết định 28/2023/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 12/2018/QĐ-TTg về tiêu chí lựa chọn, công nhận Người có uy tín và chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS, Báo Dân tộc và Phát triển là một trong những ấn phẩm đã được đội ngũ những Người có uy tín tin tưởng, đón nhận.
“Muốn tuyên truyền, vận động đồng bào, trước hết mình phải hiểu đúng, hiểu đủ chính sách. Mình phải là người đi trước, làm đầu để đồng bào thấy mà làm theo”, đó là tâm sự của Người có uy tín Hồ Xoi ở bản Dộ - Tà Vờng, xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) khi trò chuyện với chúng tôi.
Trên địa bàn tỉnh Bến Tre, cùng với dân tộc Kinh còn có 23 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó, có nhiều hộ nghèo, hộ người có công có hoàn cảnh khó khăn cần hỗ trợ nhà ở. Năm 2024, tỉnh Bến Tre đã vận động được 100,5 tỷ đồng để hỗ trợ xây dựng 1.802 căn nhà kiên cố cho các hộ dân, trong đó có 250 hộ người có công và 1.552 hộ nghèo. Tuy nhiên, số hộ cần hỗ trợ về nhà ở vẫn còn rất lớn.
Sau gần 4 năm triển khai Dự án 8, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Quảng Trị đã triển khai có hiệu quả những nội dung, chỉ tiêu cốt lõi. Qua đó, mở ra nhiều cơ hội giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Không chỉ giữ vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến với người dân, thời gian qua lực lượng Người có uy tín ở các huyện miền cao Quảng Nam không ngừng tăng gia sản xuất, tiên phong trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế gia đình, hỗ trợ bà con cùng cải thiện sinh kế.
Tỉnh Tuyên Quang có 121 xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó, có 570 thôn đặc biệt khó khăn. Theo báo cáo của UBND tỉnh, trong giai đoạn 2021 - 2025, từ nguồn vốn các Chương trình MTQG được giao, đặc biệt là Chương trình MTQG 1719, tỉnh đã hỗ trợ đầu tư xây dựng 600 công trình hạ tầng phục vụ cho sản xuất, trao đổi hàng hóa, sinh hoạt của Nhân dân, trong đó 80% đầu tư phát triển hạ tầng vùng khó.
Những năm gần đây, tỉnh Bắc Kạn đã tập trung tổ chức thực hiện có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG). Trong đó, tỉnh đặt mục tiêu hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS vươn lên, hướng đến giảm nghèo bền vững.
Theo phản ánh của người dân, hiện nay tại một số thôn của huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) vẫn trong tình trạng “lõm” sóng di động. Điều này đã gây không ít khó khăn cho việc liên lạc cũng như tiếp cận chuyển đổi số đối với người dân, chính quyền; cũng như ảnh hưởng không ít đến việc phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Là tỉnh vùng cao còn nhiều khó khăn lại hứng chịu thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3; tuy nhiên, với quyết tâm chính trị cao nhất, tỉnh Lào Cai đang phấn đấu đến hết tháng 5/2025 sẽ hoàn thành việc xóa 100% nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn toàn tỉnh với nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính “Cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát (XNT, NDN) bằng mọi nguồn lực, với cách làm mới”, tỉnh Thái Nguyên đang quyết liệt triển khai phương án để hiện thực hóa giấc mơ “an cư lạc nghiệp” cho hàng nghìn hộ dân.