Ảnh minh họa.Góp phần hoàn thiện hệ thống, cơ chế, chính sách pháp luật
Điểm nhấn quan trọng nhất trong giai đoạn này, là đơn vị đã tham mưu cho cấp thẩm quyền ban hành Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 và các nghị định về công tác dân tộc, về phân quyền, phân cấp, phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo và các thông tư hướng dẫn bảo đảm để chính quyền địa phương 2 cấp đi vào hoạt động từ ngày 01/7/2025.

Cần tiếp tục nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế. Công tác xây dựng pháp luật phải tiên phong, đi trước và lấy chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng thể chế là ưu tiên hàng đầu.
Ông Phí Mạnh Thắng Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Dân tộc và Tôn giáo
Cùng với đó, Vụ Pháp chế đã tham mưu ban hành Kế hoạch rà soát, hoàn thiện hệ thống, cơ chế, chính sách, pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc, chính sách dân tộc để triển khai thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; tham mưu ban hành Kế hoạch xây dựng Đề án phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng đối tượng và địa bàn vùng đồng bào DTTS; quyết định thành lập Tổ soạn thảo xây dựng dự thảo Đề án Phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng đối tượng địa bàn vùng đồng bào DTTS.
Đặc biệt, trong thực hiện nhiệm vụ thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn I: Từ 2021-2025 (Nội dung số 2, tiểu dự án 1 của dự án 10) Chi ủy phối hợp với Lãnh đạo Vụ tham mưu ban hành 10 Quyết định và các văn bản về công tác phổ biến giáo dục, pháp luật năm 2023, 2024, 2025; phối hợp tổ chức sản xuất các chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật trên Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình Công an Nhân dân, Báo Công lý, Báo Pháp luật Việt Nam cùng niều hội nghị, hội thảo, hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc…
Ảnh minh họa.Lấy chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng thể chế là ưu tiên hàng đầu
Trong công tác xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế - công tác có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng, là một trong ba đột phá chiến lược để phát triển đất nước, trong 4 tháng đầu năm 2025, kể từ khi Bộ Dân tộc và Tôn giáo được thành lập để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc, đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế và xây dựng chính sách pháp luật của Bộ được làm việc trong tâm thế mới, vị thế mới.
Tuy nhiên, công tác xây dựng, thi hành pháp luật của Bộ thời gian qua vẫn còn một số hạn chế, như: việc chuyển đổi trạng thái của đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế, xây dựng chính sách, pháp luật của Bộ khi chuyển từ Ủy ban chủ yếu là cơ chế phối hợp sang Bộ quản lý nhà nước còn bỡ ngỡ, lúng túng; số lượng cán bộ có năng lực tham mưu xây dựng, thi hành pháp luật còn thiếu, tư duy, phương pháp, kinh nghiệm, chất lượng tham mưu của đội ngũ cán bộ xây dựng chính sách, thể chế chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn. Mặt khác, công tác tổ chức thi hành pháp luật trong lĩnh vực công tác dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo còn yếu.
Để hiện thực hóa phương châm “Thể chế mở đường, chính sách tốt mở đường cho phát triển”, theo ông Phí Mạnh Thắng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, cần tiếp tục nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế. Công tác xây dựng pháp luật phải tiên phong, đi trước và lấy chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng thể chế là ưu tiên hàng đầu. Trong công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, cần phải ưu tiên cao nhất cho chất lượng, kiên quyết không chạy theo số lượng.
Cùng với đó, cần chuyên nghiệp hóa nguồn nhân lực làm công tác xây dựng pháp luật; tăng cường kiểm tra, giám sát; xác định công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, thường xuyên của Bộ, cơ quan. Đồng thời, chú trọng đổi mới căn bản, toàn diện từ tư duy đến tầm nhìn trong xây dựng, thi hành pháp luật về công tác dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo theo hướng đồng bộ, hiện đại, vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo…
“Người đứng đầu phải trực tiếp chỉ đạo công tác hoàn thiện thể chế, xây dựng pháp luật; phát huy vai trò nêu gương của đảng viên, phát huy tính năng động, sáng tạo, tích cực, trách nhiệm của các chủ thể trong quá trình xây dựng thể chế. Chúng tôi có niềm tin vững chắc rằng, Bộ Dân tộc và Tôn giáo sẽ có sự đổi mới căn bản, đột phá mạnh mẽ trong vai trò quản lý nhà nước, khẳng định vị thế của Bộ thông qua việc hoàn thiện thể chế, xây dựng, thi hành pháp luật về công tác dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo trong nhiệm kỳ mới” - ông Phí Mạnh Thắng chia sẻ.
Theo ông Phí Mạnh Thắng, nhiệm vụ ưu tiên trong năm 2026 là đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết mới về chủ trương, chính sách lớn, các đột phá chiến lược tầm nhìn đến năm 2045 về công tác dân tộc và trình Quốc hội sửa đổi Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.