Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thủ tướng: Thể chế phải giải phóng sức sản xuất, huy động mọi nguồn lực phát triển

PV - 15:05, 19/03/2025

Ngày 19/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2025 để thảo luận và cho ý kiến đối với 4 dự án luật, đề nghị xây dựng luật.

Thủ tướng nhấn mạnh cần tiếp tục đổi mới tư duy, cách tiếp cận với tinh thần thực tiễn, xây dựng, hoàn thiện pháp luật phù hợp tình hình thực tế - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng nhấn mạnh cần tiếp tục đổi mới tư duy, cách tiếp cận với tinh thần thực tiễn, xây dựng, hoàn thiện pháp luật phù hợp tình hình thực tế - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Dự Phiên họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ; các Phó Bí thư Đảng ủy Chính phủ; các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Tại Phiên họp, Chính phủ xem xét, thảo luận về: Dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi); dự án Luật Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; dự án Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; đề nghị xây dựng Luật Doanh nghiệp (sửa đổi).

Cùng các thành viên Chính phủ thảo luận, cho ý kiến về từng nội dung, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao các cơ quan chủ trì đã tích cực chuẩn bị, nghiêm túc tiếp thu, giải trình, các ý kiến phát biểu rất tâm huyết, trách nhiệm, sát thực tiễn, chất lượng của các đại biểu; đề nghị các bộ trưởng chỉ đạo cơ quan chủ trì soạn thảo khẩn trương hoàn thiện, chủ động phối hợp với các cơ quan của Quốc hội trong việc trình, tiếp thu, hoàn thiện, trình các dự án luật.

Theo Thủ tướng, cần hoàn thiện khung khổ pháp lý an toàn, minh bạch, quản lý được nhưng phát triển được, định hướng là kiểm soát đầu ra, tăng cường hậu kiểm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Theo Thủ tướng, cần hoàn thiện khung khổ pháp lý an toàn, minh bạch, quản lý được nhưng phát triển được, định hướng là kiểm soát đầu ra, tăng cường hậu kiểm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng cũng giao nhiệm vụ cho các Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực trực tiếp chỉ đạo việc hoàn thiện các dự án luật, đề nghị xây dựng luật.

Về dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì xây dựng, Thủ tướng nêu rõ cần tiếp tục rà soát lại những cơ chế, chính sách tại Nghị quyết 189/2025/QH15 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt đầu tư xây dựng Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận để luật hóa. Cùng với đó, tham khảo, kế thừa các thành tựu của nhân loại; Việt Nam hóa các quy định của quốc tế, của các nước có thể vận dụng phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Thủ tướng chỉ đạo các cơ quan khẩn trương hoàn thiện, trình Quốc hội các luật, nghị quyết tại các phiên họp sắp tới bảo đảm tiến độ, chất lượng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng chỉ đạo các cơ quan khẩn trương hoàn thiện, trình Quốc hội các luật, nghị quyết tại các phiên họp sắp tới bảo đảm tiến độ, chất lượng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về dự án Luật Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì xây dựng, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục rà soát, luật hóa các nội dung của Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, các chính sách tại Nghị quyết 193/2025/QH15 của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia, các nghị quyết khác liên quan khoa học công nghệ.

Nhấn mạnh nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo không có giới hạn, Thủ tướng cho rằng cần mở ra không gian sáng tạo, khuyến khích đổi mới, chấp nhận rủi ro, độ trễ; áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát; khuyến khích đổi mới sáng tạo cả trong khu vực công và tư để mọi người đổi mới sáng tạo, nhà nhà đổi mới sáng tạo; chú trọng bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nhất là cho các viện, trường, các chủ thể nghiên cứu…

Về đề nghị xây dựng Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) do Bộ Tài chính chủ trì xây dựng, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần tháo gỡ, cởi trói cho doanh nghiệp, tạo động lực để doanh nghiệp phát triển càng nhiều, càng mạnh càng tốt, trong đó có doanh nghiệp tư nhân, theo tinh thần bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng" của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Theo Thủ tướng, cần hoàn thiện khung khổ pháp lý an toàn, minh bạch, quản lý được nhưng phát triển được, định hướng là kiểm soát đầu ra, tăng cường hậu kiểm. Thủ tục hành chính phải đơn giản để doanh nghiệp đăng ký thành lập, gia nhập thị trường nhanh và khi cần rút lui cũng nhanh. Có cơ chế, chính sách phát triển doanh nghiệp nhanh, bền vững, vừa tăng số lượng, vừa nâng cao chất lượng doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp lớn mạnh, tham gia các chuỗi cung ứng toàn cầu, tiên phong trong khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, đóng góp cho đất nước, bảo đảm an sinh xã hội.

Về dự án Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả do Bộ Công Thương xây dựng, Thủ tướng đề nghị rà soát để phạm vi, đối tượng điều chỉnh rộng hơn, gồm cả 5 khâu là nguồn điện, tải điện, sử dụng, phân phối và giá điện; gồm các chủ thể sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại Phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại Phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Lê Thành Long phát biểu tại Phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Lê Thành Long phát biểu tại Phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc phát biểu tại Phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc phát biểu tại Phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát biểu kết luận chung Phiên họp, người đứng đầu Chính phủ cho rằng, đầu tư cho thể chế là đầu tư cho phát triển; thể chế là đột phá của đột phá, nhưng hiện vẫn là điểm nghẽn của điểm nghẽn, nên đầu tư cho thể chế là đầu tư hiệu quả nhất trong bối cảnh hiện nay.

Thủ tướng nhấn mạnh cần tiếp tục đổi mới tư duy, cách tiếp cận với tinh thần thực tiễn, xây dựng, hoàn thiện pháp luật phù hợp tình hình thực tế diễn biến rất nhanh; bảo đảm quy định có tính khả thi cao, vừa đáp ứng yêu cầu cấp bách, trước mắt, nhưng cũng bền vững, ổn định tương đối với tư duy "nhìn xa trông rộng, nghĩ sâu làm lớn", để người dân, doanh nghiệp yên tâm làm, giải phóng sức sản xuất, huy động mọi nguồn lực của Nhà nước, trong nhân dân, trong xã hội cho sự phát triển.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, dành thời gian, công sức, trí tuệ cho công tác này; ưu tiên nguồn lực, cơ sở vật chất, tăng cường ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số, ứng dụng AI, quan tâm bảo đảm chính sách phù hợp với cán bộ làm công tác xây dựng thể chế, pháp luật; đồng thời tham gia góp ý, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật do các bộ, ngành, cơ quan khác chủ trì xây dựng.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn phát biểu tại Phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn phát biểu tại Phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phát biểu tại Phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phát biểu tại Phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu tại Phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu tại Phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh phát biểu tại Phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh phát biểu tại Phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu tại Phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu tại Phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bộ Tư pháp chủ trì cùng các cơ quan tiếp tục rà soát và đặc biệt là khuyến khích các địa phương rà soát, tổng hợp, đề xuất xử lý các khó khăn, vướng mắc trong các quy định pháp luật hiện hành, trong năm 2025 tập trung sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định để huy động tối đa nguồn lực phục vụ tăng trưởng.

Thủ tướng nêu rõ, quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật phải bảo đảm thể chế hóa đầy đủ chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Để nâng cao chất lượng, tiết kiệm thời gian, bảo đảm tiến độ thì quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật phải bảo đảm làm rõ: Những nội dung lược bỏ; những nội dung kế thừa; những nội dung sửa đổi, hoàn thiện; những nội dung mới bổ sung; cắt giảm thủ tục hành chính đã đạt chỉ tiêu ít nhất 30% chưa; những nội dung phân cấp, phân quyền, những vướng mắc cần tháo gỡ; những vấn đề còn ý kiến khác nhau thì hướng xử lý thế nào, thẩm quyền thuộc về ai.

Khẳng định cần dứt khoát bỏ tư duy không quản được thì cấm, Thủ tướng cũng cho rằng, luật quy định theo hướng khung, mang tính nguyên tắc, tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ quy định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội; còn những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ thì đề xuất giao Chính phủ quy định chi tiết nhằm bảo đảm tính ổn định của luật và bảo đảm tính chủ động của Chính phủ trong quản lý, điều hành.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền tối đa trong điều kiện có thể, đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi theo tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm"; quản lý theo đầu ra, phát huy tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo của các cấp, giảm tập trung công việc lên cấp trên, các cơ quan Trung ương.

Cùng với đó, tổ chức thực hiện, phân công công việc đúng tinh thần 5 rõ: "rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm".

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan, địa phương tiếp tục tổ chức tốt công tác triển khai thi hành các luật, nghị quyết đã thông qua - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan, địa phương tiếp tục tổ chức tốt công tác triển khai thi hành các luật, nghị quyết đã thông qua - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về một số nhiệm vụ cụ thể, trọng tâm thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan, địa phương tiếp tục tổ chức tốt công tác triển khai thi hành các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV.

Lưu ý đối với Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Thủ tướng giao Bộ Tư pháp sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật này.

Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương trong việc xây dựng, triển khai thi hành các luật, nghị quyết đã được Quốc hội thông qua; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng phụ trách những vấn đề vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện.

Thủ tướng cũng chỉ đạo các cơ quan khẩn trương hoàn thiện, trình Quốc hội các luật, nghị quyết tại các phiên họp sắp tới bảo đảm tiến độ, chất lượng, trong đó tại Phiên họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV dự kiến Chính phủ sẽ trình Quốc hội khoảng 30 dự án luật, nghị quyết.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân dự Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại tại Moskva

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân dự Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại tại Moskva

Đúng 10h ngày 9/5 theo giờ Moskva (tức 14h cùng ngày theo giờ Hà Nội), Liên bang Nga đã long trọng tổ chức Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (09/5/1945 - 09/5/2025) tại Quảng trường Đỏ, Thủ đô Moskva.
Quảng Ngãi: Ngư dân an táng cá voi trôi dạt vào bờ theo nghi lễ truyền thống

Quảng Ngãi: Ngư dân an táng cá voi trôi dạt vào bờ theo nghi lễ truyền thống

Tin tức - Đình Quang - 2 giờ trước
Ngày 8/5, ngư dân thôn Định Tân, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã phát hiện một cá voi (ngư dân gọi là “Ông” hay Thần Nam Hải) trôi dạt vào bờ biển địa phương. Con cá ước nặng gần 1 tấn, dài khoảng 3,7 mét. Do cá quá nặng, ngư dân đã phải thuê xe cẩu đưa về lăng vạn Định Tân để làm lễ an táng.
Lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk chúc mừng cơ sở Phật giáo nhân dịp Lễ Phật đản

Lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk chúc mừng cơ sở Phật giáo nhân dịp Lễ Phật đản

Dân tộc - Tôn giáo - Lê Hường - 2 giờ trước
Ngày 9/5, Đoàn công tác của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đắk Lắk do Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk Trần Phú Hùng làm Trưởng đoàn, đã thăm, chúc mừng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Đắk Lắk và một số cơ sở Phật giáo trên địa bàn nhân Lễ Phật đản 2025.
Phát triển cà phê bền vững để nâng tầm giá trị

Phát triển cà phê bền vững để nâng tầm giá trị

Kinh tế - Hoàng Thùy - 2 giờ trước
Ngày 9/5, UBND huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk, phối hợp một số cơ quan, đơn vị tổ chức Hội thảo “Phát triển cà phê bền vững trên địa bàn huyện Ea H’leo”, nhằm nhìn nhận thực trạng, cơ hội, thách thức và thảo luận giải pháp nâng tầm giá trị cây cà phê trên địa bàn huyện.
Đắk Nông: Bộ Công an hỗ trợ 500 căn nhà ở cho người nghèo

Đắk Nông: Bộ Công an hỗ trợ 500 căn nhà ở cho người nghèo

Xã hội - Hoàng Thùy - 2 giờ trước
Hưởng ứng Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát do Thủ tướng Chính phủ phát động, thời gian qua, Bộ Công an và Công an các địa phương đã huy động các nguồn lực, triển khai mạnh mẽ. Tại tỉnh Đắk Nông, Bộ Công an quyết định hỗ trợ 30 tỷ đồng, để địa phương hỗ trợ xây dựng nhà cho 500 hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách, hộ khó khăn về nhà ở.
Khánh thành Trường học hạnh phúc tại xã vùng cao Sơn La

Khánh thành Trường học hạnh phúc tại xã vùng cao Sơn La

Nhịp cầu nhân ái - Cao Thiên - 2 giờ trước
Sau hơn 5 tháng khởi công, xây dựng, ngày 9/5, Trường học hạnh phúc trong Dự án “Hạnh phúc cho em” tại Điểm trường Tiểu học bản Suối Ó, xã Quang Huy, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã được Công an tỉnh Sơn La chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức khánh thành và đưa vào sử dụng.
Đại lễ Vesak 2025 thành công viên mãn

Đại lễ Vesak 2025 thành công viên mãn

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đại lễ Vesak 2025 thành công viên mãn. Vịnh Ngòi Hoa, hồ Mắt Ngọc Hòa Bình. Mường Nhé bảo vệ rừng phòng hộ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bồi dưỡng tiếng dân tộc Mông cho cán bộ vùng biên Thanh Hóa

Bồi dưỡng tiếng dân tộc Mông cho cán bộ vùng biên Thanh Hóa

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 2 giờ trước
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp với Trường Đại học Hồng Đức tổ chức khai giảng Lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc Mông cho cán bộ BĐBP, cán bộ cơ sở đang công tác trên tuyến biên giới đất liền tỉnh Thanh Hóa năm 2025.
EVNNPC: Nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện tháng 4/2025 và trong mùa nắng nóng

EVNNPC: Nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện tháng 4/2025 và trong mùa nắng nóng

Kinh tế - PV - 3 giờ trước
Tháng 4/2025, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, liên tục cho 27 tỉnh, thành phố miền Bắc, đặc biệt trong dịp nghỉ lễ 30/4–1/5, khi phụ tải tăng cao.
Kết nối tri thức từ báo chí để truyền tải chính sách dân tộc

Kết nối tri thức từ báo chí để truyền tải chính sách dân tộc

Gương sáng - Quỳnh Lưu - 4 giờ trước
Người có uy tín đóng vai trò “cầu nối” quan trọng trong công tác tuyên truyền. Để phát huy vai trò của lực lượng quần chúng đặc biệt này thì việc cung cấp thường xuyên thông tin chính thống từ tờ báo chuyên ngành về lĩnh vực công tác dân tôc, thực hiện chính sách dân tộc có ý nghĩa then chốt.
Tăng thuế thuốc lá là giải pháp hiệu quả giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá

Tăng thuế thuốc lá là giải pháp hiệu quả giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá

Sức khỏe - Vân Khánh - 4 giờ trước
Theo các chuyên gia, việc tăng thuế và giá thuốc lá là giải pháp quan trọng, đóng góp 60% hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá. Cùng với đó, tăng thuế còn là giải pháp hữu hiệu giúp đạt mục tiêu kép về giảm tiêu dùng, giảm bệnh tật, tử vong và tăng ngân sách nhà nước.
Bình Định: Thực hiện Đề án “Chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2025 - 2030”

Bình Định: Thực hiện Đề án “Chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2025 - 2030”

Pháp luật - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2025 - 2030” trên địa bàn tỉnh.