Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

PV - 19:30, 13/04/2025

Ngày 13/4, kết luận Phiên họp Chính phủ phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, huy động toàn bộ nguồn lực phát triển.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận Phiên họp Chính phủ phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận Phiên họp Chính phủ phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ; các thành viên Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.

Tại Phiên họp, Chính phủ đã thảo luận, cho ý kiến về 4 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết của Quốc hội, gồm: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự; Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch; Nghị quyết của Quốc hội về việc xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam; Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Thủ tướng giao các Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách lĩnh vực chỉ đạo các cơ quan chủ trì trong tiếp thu, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ các dự án luật, nghị quyết theo đúng quy định để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 vào tháng 5/2025 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng giao các Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách lĩnh vực chỉ đạo các cơ quan chủ trì trong tiếp thu, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ các dự án luật, nghị quyết theo đúng quy định để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 vào tháng 5/2025 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Các đại biểu đã thảo luận, làm rõ những nội dung cần sửa đổi, hoàn thiện; những nội dung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục; phân cấp, phân quyền; những vấn đề còn ý kiến khác nhau và những vấn đề khác cần báo cáo Thường trực Chính phủ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trong đó, tại dự án sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự; các đại biểu thảo luận sâu về quy định về các hình phạt tử hình, thi hành án tử hình; mức phạt tiền các hành vi vi phạm pháp luật; các vấn đề liên quan tội phạm công nghệ cao, gian lận thương mại; xử lý hình sự hay không đối với hành vi vi phạm khi triển khai mô hình kinh doanh mới và mang tính thử nghiệm ứng dụng khoa học công nghệ…

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi), các thành viên Chính phủ quan tâm thảo luận về tổ chức bộ máy cơ quan điều tra hình sự, đặc biệt là các quy định liên quan các lực lượng có thẩm quyền điều tra hình sự và quan hệ giữa các cơ quan điều tra…

Với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam, Chính phủ thảo luận sôi nổi về các chính sách đặc thù, vượt trội xây dựng, phát triển trung tâm tài chính quốc tế hàng đầu, vận hành theo chuẩn mực quốc tế tại Việt Nam; mô hình tổ chức, quản lý, giải quyết tranh chấp tại trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam; cơ chế thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, các doanh nhân, nhà đầu tư nước ngoài…

Ở dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, các đại biểu quan tâm thảo luận về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo hướng phân cấp, phân quyền; thủ tục xử lý vi phạm hành chính phù hợp tình hình…

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng và Phó Thủ tướng Lê Thành Long tham dự phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng và Phó Thủ tướng Lê Thành Long tham dự Phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch, các đại biểu tập trung thảo luận những quy định liên quan vấn đề nhập tịch và trở lại quốc tịch Việt Nam theo hướng thuận lợi, thông thoáng hơn để đáp ứng nguyện vọng của người Việt Nam ở nước ngoài và thu hút nguồn lực phục vụ sự phát triển của đất nước.

Về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội, các thành viên Chính phủ tập trung thảo luận, cho ý kiến các nội dung nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp, nhất là việc tham gia xây dựng nhà ở xã hội của tổ chức Công đoàn, tỉ lệ diện tích nhà ở thương mại, nhà ở xã hội tại các dự án…

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng thảo luận và cho ý kiến cụ thể vào từng nội dung, kết luận Phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao các Bộ: Công an, Tư pháp, Tài chính, Xây dựng đã nỗ lực, tích cực chuẩn bị, trình các dự án luật, nghị quyết; các ý kiến phát biểu tâm huyết, trách nhiệm, sát thực tiễn, có chất lượng của các đồng chí Thành viên Chính phủ và các đại biểu tham dự Phiên họp.

Thủ tướng giao các Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách lĩnh vực chỉ đạo các cơ quan chủ trì trong tiếp thu, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ các dự án luật, nghị quyết theo đúng quy định để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 vào tháng 5/2025.

Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu tiếp tục rà soát để cụ thể hóa, thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, phục vụ cho sự phát triển - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu tiếp tục rà soát để cụ thể hóa, thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, phục vụ cho sự phát triển - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trong đó, về dự án sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu bám sát kết luận của Bộ Chính trị để rà soát, thể chế hóa, cụ thể hóa, thể hiện tinh thần nhân văn, nhân đạo của Đảng, Nhà nước ta trong quá trình lãnh đạo, quản lý đất nước; vừa phát huy tối đa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của con người, vừa có công cụ, chế tài phù hợp, đủ sức răn đe các loại tội phạm; góp phần thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển kinh tế tư nhân, không hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự.

Về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu cần có chính sách vượt trội so với pháp luật hiện hành tại Việt Nam và so với quốc tế.

Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch, Thủ tướng yêu cầu, với trường hợp nhập quốc tịch Việt Nam và quay trở lại quốc tịch Việt Nam cần thiết kế quy định bảo đảm đơn giản hơn, thiết thực, phù hợp thực tiễn trong nước và quốc tế, nhằm tạo điều kiện cho người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài hướng về quê hương, nhất là người Việt thế hệ thứ 2, thứ 3 và thu hút được các nhà khoa học, chuyên gia, doanh nhân người nước ngoài muốn đóng góp cho Việt Nam.

Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu tiếp tục rà soát để cụ thể hóa, thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, phục vụ cho sự phát triển; bỏ tư duy "không quản được thì cấm"; thực hiện "không biết thì không quản"; giải phóng toàn bộ sức sản xuất của đất nước, huy động toàn bộ nguồn lực xã hội cho phát triển; phân cấp, phân quyền tối đa với cơ chế kiểm tra, giám sát, đi đôi với phân bổ nguồn lực và nâng cao năng lực thực thi; cắt bỏ toàn bộ thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết và tăng cường thẩm quyền xử phạt hành chính, với chế tài, quy định cụ thể, rõ ràng; đảm bảo rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, rõ thời gian, rõ tiến độ để khi luật có hiệu lực được tổ chức thực hiện tốt, bảo đảm hiệu quả./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
TP. Cần Thơ có 32 xã, phường sau khi sáp nhập với Sóc Trăng và Hậu Giang

TP. Cần Thơ có 32 xã, phường sau khi sáp nhập với Sóc Trăng và Hậu Giang

Tin tức - Tào Đạt - 1 giờ trước
Chiều 14/4, Sở Nội vụ TP. Cần Thơ có thông báo về việc cung cấp thông tin sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp tỉnh.
Bình Định: Phát triển du lịch cộng đồng tại 4 địa điểm trong năm 2025

Bình Định: Phát triển du lịch cộng đồng tại 4 địa điểm trong năm 2025

Du lịch - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch về thực hiện đề án phát triển du lịch cộng đồng tại 4 địa điểm trên địa bàn tỉnh.
Sẽ diễn ra nhiều sự kiện tại Đại lễ Vesak 2025

Sẽ diễn ra nhiều sự kiện tại Đại lễ Vesak 2025

Dân tộc - Tôn giáo - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Đại lễ do Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp cùng Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc (ICDV) tổ chức, sẽ diễn ra từ ngày 6 - 8/5/2025, tại Học viện Phật giáo Việt Nam TP. Hồ Chí Minh.
Hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại Trung Quốc góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho quan hệ song phương

Hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại Trung Quốc góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho quan hệ song phương

Thời sự - PV - 23:05, 14/04/2025
Về hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại Trung Quốc thời gian qua, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc đã trở thành một trụ cột quan trọng, góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của quan hệ song phương.
Việt Nam nhất quán coi phát triển quan hệ với Trung Quốc là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược

Việt Nam nhất quán coi phát triển quan hệ với Trung Quốc là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược

Thời sự - PV - 22:55, 14/04/2025
Ngày 14/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến đồng chí Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Đêm hội “Âm vang đại ngàn”

Đêm hội “Âm vang đại ngàn”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 14/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm hội “Âm vang đại ngàn”. Chùa Linh Ứng Sơn Trà. 45 năm tận tụy giữ rừng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc

Thời sự - PV - 22:45, 14/04/2025
Chiều 14/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, ngay sau Lễ đón chính thức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiến hành hội đàm với đồng chí Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Thủ tướng: Sớm trình Bộ Chính trị Đề án phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng: Sớm trình Bộ Chính trị Đề án phát triển kinh tế tư nhân

Thời sự - PV - 20:20, 14/04/2025
Chiều 14/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo để tiếp tục cho ý kiến, hoàn thiện thêm một bước dự thảo Đề án để chuẩn bị trình Bộ Chính trị.
Kiên Giang: Hỗ trợ kinh phí cho 9 học sinh Campuchia

Kiên Giang: Hỗ trợ kinh phí cho 9 học sinh Campuchia

Nhịp cầu nhân ái - Tào Đạt - 19:40, 14/04/2025
Ngày 14/4, Đồn Biên phòng Phú Mỹ (Bộ đội Biên phòng Kiên Giang) phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang đã trao kinh phí hỗ trợ từ Chương trình “Nâng bước em tới trường” cho 9 học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Kampong Trach, tỉnh Kampot (Vương quốc Campuchia).
Đêm hội “Âm vang đại ngàn”

Đêm hội “Âm vang đại ngàn”

Media - BDT - 19:38, 14/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 14/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm hội “Âm vang đại ngàn”. Chùa Linh Ứng Sơn Trà. 45 năm tận tụy giữ rừng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thanh Hóa: Phát huy vai trò của tổ quần chúng tham gia bảo vệ rừng

Thanh Hóa: Phát huy vai trò của tổ quần chúng tham gia bảo vệ rừng

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 19:29, 14/04/2025
Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa có trên 647 nghìn ha rừng, trong đó diện tích rừng tự nhiên chiếm hơn 393 nghìn ha. Để làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân các thôn, bản tham gia các tổ, đội quần chúng quản lý, bảo vệ rừng, nhờ đó đã kịp thời ngăn chặn tình trạng xâm lấn rừng, khai thác, vận chuyển gỗ trái phép và làm tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tại các địa phương.