Để góp phần thúc đẩy thực hiện tốt hơn nữa Quyền trẻ em và bình đẳng giới tại vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong khuôn khổ các hoạt động của Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam đã chủ trì, phối hợp với Hội đồng đội Trung ương và Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) triển khai Cuộc thi “Sáng tác sản phẩm truyền thông về bình đẳng giới dành cho trẻ em vùng DTTS và miền núi năm 2023”, với tên gọi “Lắng nghe con nói”.
Tỉnh Cao Bằng hiện có 1.462 Người có uy tín tại các khu dân cư, trong đó, Người có uy tín là người dân tộc thiểu số chiếm 98,56%. Những năm qua, Người có uy tín ở Cao Bằng đã có những đóng góp toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Trân trọng những đóng góp đó, năm 2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng đã tổ chức Hội nghị Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến là Người có uy tín trong đồng bào DTTS nhằm khích lệ động viên tinh thần.
Cùng với hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi thì Nhà nước sẽ hỗ trợ nâng cao trình độ năng lực sản xuất, tổ chức lớp tập huấn cho các hộ gia đình về kiến thức sản xuất tại thôn, bản và tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm…cho cộng đồng các dân tộc có khó khăn đặc thù. Đây là nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất và sinh kế thuộc Tiểu dự án 1 – Dự án 9 của Chương trình MTQG phát triển KT- XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), được quy định rất cụ thể để tháo gỡ “điểm nghẽn” về năng lực sản xuất, thúc đẩy phát triển bền vững các dân tộc có dân số dưới 10.000 người.
Thực hiện Dự án số 6 "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), huyện Văn Lãng đã quyết liệt triển khai, bước đầu đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân, đặc biệt tạo đà cho du lịch địa phương phát triển.
Cộng đồng các DTTS rất ít người chủ yếu sinh sống ở những điểm “lõi” của vùng nghèo cả nước. Do đó, tỷ lệ hộ nghèo cao là mẫu số chung của nhiều DTTS có dân số dưới 10.000 người. Mặc dù, rất nhiều chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ đã được triển khai, nhưng công tác giảm nghèo bền vững ở cộng đồng các DTTS rất ít người vẫn đang là một thách thức lớn.
Truyền thông đối ngoại là kênh thông tin hiệu quả trong tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam nói chung và tỉnh Lai Châu nói riêng. Xác định được ý nghĩa đó, những năm qua, tỉnh Lai Châu đã tích cực, chủ động đổi mới nội dung, hình thức truyền thông đối ngoại theo hướng phong phú, toàn diện nhằm tuyên truyền kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của tỉnh tới bạn bè trong nước và quốc tế.
LTS: Theo Quyết định số 1227/QĐ-TTg ngày 14/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2021 – 2025, cả nước có 14 dân tộc có khó khăn đặc thù sinh sống ổn định thành cộng đồng trên địa bàn các xã khu vực III và các thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi. Việc xác định những dân tộc có khó khăn đặc thù, là cơ sở để tập trung nguồn lực đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn văn hóa, phát triển dân số,… bảo đảm nhất quán nguyên tắc “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển” của Đảng, Nhà nước ta.
Nhằm đảm bảo điều kiện phát triển giáo dục, nguồn nhân lực vùng DTTS, thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) và đã được nhiều kết quả tích cực.
Hội đoàn kết sư sãi yêu nước (SSYN) tỉnh Cà Mau đóng một vai trò quan trọng trong các lĩnh vực đời sống, xã hội của đồng bào Khmer và Phật giáo Nam tông. Ở đó, những vị chức sắc, sư sãi một lòng thực hiện phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”, luôn phát huy truyền thống đoàn kết, yêu nước, hoà hợp dân tộc tiếp tục xây dựng khối đại đoàn kết, cùng chung tay với chính quyền địa phương thực hiện tốt các phong trào thi đua yệu nước trên địa bàn.
Vĩnh Phúc phấn đấu đến năm 2030, 100% cán bộ, công chức cấp xã vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh có trình độ đại học và 80% đạt trình độ cao cấp chính trị. Đội ngũ cán bộ “vừa hồng, vừa chuyên” này sẽ là “đầu tàu” để phát triển nhanh, bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi, xóa dần khoảng cách phát triển giữa các vùng miền trên địa bàn.
Xác định công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) có vai trò quan trọng, nhất là ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thời gian qua, các cơ quan, ban ngành tỉnh Quảng Nam đã triển khai nhiều biện pháp, tuyên truyền để “lấp đầy” khoảng trống về kiến thức pháp luật cho người dân. Nhờ đó, nhận thức của người dân ở vùng đồng bào DTTS và miền núi được nâng lên đáng kể, nhiều hủ tục lạc hậu không còn phù hợp với đời sống hiện đã dần được xoá bỏ.
Ngày 2/11, ông Nguyễn Minh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã chủ trì cuộc họp, nghe báo cáo tiến độ xây dựng 2 nhà hỏa táng cho đồng bào DTTS tại các huyện Tuy Phong, Bắc Bình. Tham dự cuộc họp có lãnh đạo các sở: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính; Ban Dân tộc tỉnh; UBND hai huyện Tuy Phong, Bắc Bình.
Ải Nam là thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK) ở thị trấn Phong Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Thời gian gần đây, Ải Nam đã có những thay đổi tích cực về mọi mặt, trong đó kết quả nổi bật nhất là thôn đầu tiên của thị trấn hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát…Kết quả này có sự đóng góp tích cực của Trưởng thôn, Người có uy tín Cư Seo Mười.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Khánh Hòa đang tích cực triển khai Tiểu dự án 1 của Dự án 3 (Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị).
Ngày 3/11, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã tiếp xã giao bà Ní Fhallúin đại sứ đặc mệnh toàn quyền Ai-len tại Việt Nam.
Từ ngày 1 đến 3-11/2023, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Sóc Trăng đã chủ trì phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sóc Trăng tổ chức Hội nghị Tuyên truyền công tác thông tin, truyền thông và thông tin đối ngoại trên khu vực biên giới biển tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2021 – 2030. Tham dự hội nghị có hơn 700 đại biểu là cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và cán bộ, Nhân dân khu vực biên giới biển thuộc thị xã Vĩnh Châu, huyện Trần Đề và huyện Cù Lao Dung.
Hòa chung không khí rộn ràng hướng tới kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam và Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2023), ngày 3/11, lãnh đạo tỉnh Gia Lai cùng đoàn công tác đã đến dự và chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với bà con tại các huyện Chư Păh, Kbang và Kông Chro.
Với quyết tâm thoát nghèo, làm giàu từ chính vùng đất quê hương, đồng cảm với khó khăn vất vả của người dân trong thôn, bản...những Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS ở Thanh Hóa đã tận tụy, trách nhiệm với cộng đồng và trở thành những "đầu tàu" trên các lĩnh vực, phong trào hoạt động ở địa phương, đặc biệt là trong việc xây dựng các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả để bà con tin tưởng học tập làm theo.
Tỉnh Lai Châu đặt mục tiêu huy động nguồn lực đầu tư, bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại.
Kể từ khi Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) được UNESCO chính thức công nhận là Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu, trở thành công viên địa chất đầu tiên của Việt Nam và là công viên thứ hai tại khu vực Đông Nam Á (năm 2010), diện mạo Hà Giang nói chung, vùng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn nói riêng đã khởi sắc, các di sản văn hóa, di sản địa chất, đa dạng sinh học được bảo tồn phát huy; đã và đang là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt.