Với nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình) đã thực hiện nhiều cách làm hay, sáng tạo, hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo sinh kế cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững.
Ngày 02/12, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở xã Hồng Ngài đã tổ chức Bế giảng lớp xóa mù chữ giai đoạn 1 tại bản Đung Giàng (xã Hồng Ngài, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) năm 2024. Tham dự có ông Nguyễn Đăng Thức, Trưởng phòng Dân tộc huyện Bắc Yên.
Chặng đường 120 năm hình thành và phát triển, tỉnh Đắk Lắk vươn lên phát triển xứng tầm vị thế trung tâm vùng Tây Nguyên. Vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh cũng chuyển mình mạnh mẽ, cơ sở hạ tầng khang trang, diện mạo buôn làng khởi sắc, trường lớp, bệnh viện được quan tâm đầu tư đầy đủ đáp ứng nhu cầu học tập, chăm sóc sức khỏe, bà con biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và chú trọng bảo tồn bản sắc văn hóa, đời sống ngày càng được nâng lên. Chứng kiến bao thăng trầm của quê hương, nhiều già làng tỉnh Đắk Lắk bày tỏ niềm vui về những đổi thay của buôn làng.
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, quyết tâm cao, qua 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) huyện Chi Lăng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Nông Văn Tài, Trưởng Phòng Lao động, Thương binh, Xã hội - Dân tộc huyện Chi Lăng về những kết quả bước đầu, cũng như những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các dự án, nội dung của chương trình trên địa bàn
Hàng trăm sản phẩm gắn mác OCOP 3 sao, 4 sao đang tô điểm thêm cho bức tranh kinh tế nông nghiệp ở vùng miền núi Nghệ An thêm nhiều mảng sáng tiềm năng. Kết quả này có vai trò trợ lực quan trọng từ nguồn kinh phí thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 đầu tư, hỗ trợ thúc đẩy phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị để nâng tâm nông sản vùng đồng bào DTTS&MN xứ Nghệ.
Triển khai thực hiện Dự án 8, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đặc biệt quan tâm trang bị kiến thức về bình đẳng giới (BĐG), kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản và Người có uy tín trong cộng đồng. Nhờ đó, đã nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, đảm bảo sự tiến bộ của phụ nữ DTTS trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Hiền Kiệt là một xã biên giới đặc biệt khó khăn của huyện Quan Hóa (Thanh Hóa), với 3,796km đường biên tiếp giáp nước bạn Lào. Đây là nơi sinh sống của 891 hộ dân, với 4.078 nhân khẩu, trong đó 98% là đồng bào dân tộc Thái. Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật và xây dựng mối quan hệ đối ngoại bền vững với nước bạn Lào, đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm, góp phần giữ vững vùng phên giậu của tỉnh Thanh Hóa.
Thời gian qua, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đã tích cực triển khai hiệu quả hoạt động tuyên truyền, xây dựng các mô hình trong Dự án 8, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: 2021 - 2025 bám sát với tình hình thực tế ở cơ sở. Qua đó, đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu của Dự án 8 tại địa phương về bình đẳng giới.
Cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ III năm 2024, theo phiếu xã bổ sung thêm nhiệm vụ thu thập thông tin về số lượng cơ sở dạy nghề tại xã/phường/thị trấn tính đến ngày 01/7/2024. Cùng với việc thu thập thực trạng trình độ của lao động theo phiếu hộ, thì thông tin về cơ sở dạy nghề đưa ra bộ dữ liệu quan trọng để nhìn lại công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động người DTTS.
11 huyện miền núi ở Nghệ An có không gian văn hóa đậm đà bản sắc. Di sản văn hóa phi vật thể nơi ấy rất phong phú về số lượng và đa dạng về loại hình. Tuy nhiên, công tác kiểm đếm, kiểm kê đang gặp những bất cập nhất định; là thách thức không nhỏ ảnh hưởng đến quá trình bảo tồn, phục dựng và phát triển. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến thực hiện Dự án 6, Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 về "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch" cần phải nỗ lực rất lớn thì mới có hiệu quả.
Để giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em DTTS, thực hiện Dự án 8 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), Cao Bằng đã và đang tập trung xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Các mô hình đang đem lại hiệu quả, góp phần thúc đẩy xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng.
Với sự nhiệt huyết, trách nhiệm của mình, trong những năm qua, lực lượng Người có uy tín ở huyện Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện. Họ là những tấm gương điển hình làm kinh tế, là cầu nối tuyên truyền các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước đến với người dân, nhất là trong việc vận động người dân hưởng ứng thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), đẩy lùi các hủ tục, và chung tay giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào mình. Để rõ hơn về vấn đề này, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Bằng – Trưởng Phòng Dân tộc huyện Phước Sơn.
Nhằm giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT), trong thời gian qua, huyện Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống, trong đó phát huy vai trò của những người đứng đầu, vai trò của đội ngũ tuyên truyền viên và đặc biệt sự phối hợp với nhà trường, đoàn thể cùng chung tay đẩy lùi tệ nạn này. Nhờ đó, tình trạng hôn nhân cận huyết thống đã chấm dứt, tảo hôn giảm rõ rệt.
Dự án 6, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 về "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch", với việc triển khai nhiều phần việc cụ thể đang tiếp tục tạo điều kiện cho du lịch phát triển. Tuy nhiên, đối với địa bàn vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An còn quá nhiều khó khăn về mọi mặt, trong đó có cả sự vướng mắc về cơ chế khi triển khai các chính sách, dự án hỗ trợ, thì nguồn lực này chưa thực sự giải quyết được những nhu cầu thực tế ở cơ sở.
Những năm qua, nhờ tranh thủ nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó các chương trình lớn như Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) đã đầu tư, hỗ trợ nhiều công trình, dự án dân sinh, qua đó đã góp phần thay đổi diện mạo địa phương, nâng cao đời sống Nhân dân.
Huyện Bảo Lạc có 5 xã biên giới: Cốc Pàng, Thượng Hà, Cô Ba, Khánh Xuân, Xuân Trường, với đoạn đường biên giới dài 53,6km, 114 cột mốc (trong đó, 83 cột mốc chính, 30 cột mốc phụ và 01 cột mốc kép) do 3 Đồn Biên phòng: Cốc Pàng, Cô Ba, Xuân Trường quản lý từ mốc 530 đến mốc 621/1. Trong cơn bão số 3 vừa qua, Bảo Lạc là một trong những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề.
Thu thập số lượng doanh nghiệp, hợp tác xã chế biến nông, lâm sản ở các xã vùng đồng bào DTTS và miền núi, là nội dung trong cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ III năm 2024. Từ dữ liệu này, các bộ, ngành, địa phương sẽ đánh giá thực trạng, từ đó có các giải pháp để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông, lâm sản, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về nông, lâm nghiệp theo chuỗi giá trị ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phú Yên là một trong những địa phương được đánh giá cao trong việc triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG). Từ nguồn vốn của các chương trình, tỉnh Phú Yên đã phân bổ cho các huyện miền núi xây dựng hạ tầng giao thông, đầu tư công trình thiết yếu và hỗ trợ người dân xây dựng nhà ở, phát triển sản xuất... Nhờ đó, đời sống của đồng bào DTTS được nâng lên, diện mạo miền núi ngày càng thay đổi tích cực.
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, quyết tâm cao, qua 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững huyện Bình Gia đã đạt được nhiều thành quả quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, để kết quả giảm nghèo được duy trì bền vững vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Nông Ngọc Nam, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Gia xung quanh vấn đề này.
Đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm trên địa bàn huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) trong những năm qua đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực.