Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp là vấn đề quan trọng, cần quan tâm và ưu tiên

Hoàng Quý - 17:15, 28/11/2023

Chiều 28/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

(TIN QH) Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp là vấn đề quan trọng, cần quan tâm đặc thù và ưu tiên

Tại phiên thảo luận, các Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thống nhất với sự cần thiết ban hành luật nhằm thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng, hoàn thiện hành lang pháp lý đáp ứng nhu cầu thực tiễn của nhiệm vụ công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh và động viên công nghiệp; chủ động tự lực, tự cường củng cố, xây dựng tiềm lực quốc phòng, an ninh, xây dựng Quân đội, Công an cách mạng chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đồng thời góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Các ĐBQH đã làm rõ thêm một số vấn đề về cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý và thực tiễn, tính thống nhất trong hệ thống pháp luật; những cơ chế chính sách đột phá thật sự đặc thù để tập trung nguồn lực cho phát triển công nghiệp quốc phòng và động viên công nghiệp; về giải thích từ ngữ; về mối quan hệ giữa công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh và động viên công nghiệp; về hệ thống tổ chức công nghiệp quốc phòng an ninh; về chế độ chính sách trong công nghiệp quốc phòng an ninh…

Đại biểu Tạ Đình Thi (Đoàn ĐBQH Tp. Hà Nội)
Đại biểu Tạ Đình Thi (Đoàn ĐBQH Tp. Hà Nội)

Đại biểu Tạ Đình Thi (Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội): Cần chú trọng bảo đảm quốc phòng an ninh trên biển

Theo đại biểu, Việt Nam phải là quốc gia mạnh về biển nên cần chú trọng bảo đảm quốc phòng an ninh trên biển. Biển đảo là môi trường sinh tồn, phát triển của nước ta. Chúng ta phải ưu tiên nhiệm vụ bảo vệ biển đảo gắn với bảo vệ môi trường. Bổ sung thêm chính sách bảo vệ quốc phòng an ninh gắn với phát triển kinh tế...

Đại biểu cho rằng, dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, cần tiếp tục quán triệt sâu sắc hơn nữa các quan điểm, chủ trương lớn và các giải pháp được nêu tại Nghị quyết số 36 ngày 22/10/2018 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XII về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Cụ thể, đại biểu nhấn mạnh các nội dung sau:

Về quan điểm Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn, phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; tăng cường đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển.

Về chủ trương lớn là xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng chính quy, tinh nhuệ theo hướng hiện đại. Ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng thực thi pháp luật trên biển. Không ngừng củng cố, tăng cường thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân khu vực biển, bảo đảm năng lực xử lý tốt các tình huống trên biển; giữ vững độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia trên các vùng biển.

Về nhóm giải pháp, hoàn thiện tổ chức các lực lượng bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực thi pháp luật trên biển. Đầu tư trang thiết bị hiện đại, chú trọng đào tạo nhân lực, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật và tăng cường khả năng hiệp đồng tác chiến của các lực lượng tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và các lợi ích chính đáng, hợp pháp của đất nước. Xây dựng lực lượng Công an khu vực ven biển đảo, các khu đô thị, kinh tế, khu công nghiệp ven biển vững mạnh, làm nòng cốt, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội các vùng biển đảo.

Đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên)
Đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên)

Đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên): Để xây dựng nền quốc phòng, an ninh vững mạnh, cơ sở pháp luật phải rõ ràng, khoa học

Đánh giá cao cơ quan soạn thảo đã có sự chuẩn bị kỹ càng, đại biểu cho rằng, để xây dựng một nền quốc phòng, an ninh vững mạnh, hiện đại, thì cơ sở pháp luật phải rõ ràng, khoa học.

Về cách tiếp cận trong xử lý một số vấn đề kỹ thuật trong dự thảo luật, cụ thể, về mối quan hệ giữa công nghiệp quốc phòng và công nghiệp an ninh, đại biểu cho biết, khoản 6 Điều 4 có quy định tránh đầu tư trùng lặp những gì mà công nghiệp quốc phòng làm được, thì công nghiệp an ninh không đầu tư. Đại biểu cho rằng nguyên tắc này đúng về chủ trương, nhưng khó thực hiện trên thực tế, bởi liên quan đến việc xác định nhiệm vụ cụ thể trong hoạt động công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh.

Bên cạnh đó, đại biểu cho biết, quy định về vị trí, nhiệm vụ của công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh, động viên công nghiệp mới chỉ quy định chung, chưa chỉ rõ phạm vi. Vì vậy, đại biểu cho rằng, cần tách khái niệm công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh để quy định ở hai khoản thay vì quy định chung trong một khoản.

Đồng thời, đại biểu cho rằng cần có một Điều quy định giao Chính phủ ban hành nhóm danh mục chủ yếu về công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh, ban hành danh mục hoạt động, quy trình lập kế hoạch thẩm định.

Ngoài ra, đại biểu đề nghị cần có sự phân loại tương đối giữa các hoạt động công nghiệp quốc phòng, an ninh quan trọng, mang tính chủ đạo với hoạt động công nghiệp mang tính thông thường, lưỡng dụng, gắn với phát triển kinh tế xã hội.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Giáo dục - Hờ Bá Hùa - 08:38, 28/04/2024
Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 08:25, 28/04/2024
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Thời sự - PV - 21:15, 27/04/2024
Ngày 27/4, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã tiếp xúc cử tri tại huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Môi trường sống - Minh Nhật - 17:13, 27/04/2024
Trong kỳ nghỉ lễ 5 ngày tới đây, nắng nóng gay gắt diễn ra trên khắp cả nước ta, có những nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt. đây là lần đầu tiên trong 10 năm qua mà cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng trong kỳ nghỉ lễ như vậy.
U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 17:07, 27/04/2024
Trong trận tứ kết giải U23 châu Á, đương kim vô địch Saudi Arabia đã thất bại trước Uzbekistan với tỉ số 2-0, qua đó chính thức mất đi cơ hội bảo vệ chức vô địch của mình.
Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Tin tức - Vũ Mừng - 16:55, 27/04/2024
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang xác nhận thông tin về việc 2 cán bộ kiểm lâm đã tử nạn khi làm nhiệm vụ.
U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 16:45, 27/04/2024
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Việt Nam đã để thua đáng tiếc trước U23 Iraq với tỉ số tối thiểu 1-0 và bị loại khỏi giải đấu năm nay.
Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Trang địa phương - Hoàng Thùy - 16:25, 27/04/2024
Ngày 27/4, lãnh đạo UBND xã Ea Kly (huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) cho biết: Trận mưa đá chiều 26/4 làm thiệt hại 260ha diện tích lúa đang chín, chuẩn bị thu hoạch, trong đó 190ha lúa bị thiệt hại 100%. Ngoài ra, còn các cây trồng khác trên địa bàn xã Ea Kly cũng bị ảnh hưởng, chưa xác định được diện tích.