Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Có ai về làng cổ Cảnh Dương...

Nguyễn Thanh - 16:05, 31/08/2021

… “Có ai về Cảnh Dương, quê tôi đứng nơi đầu sóng gió/Truyền thống đánh giặc giữ làng, mãi mãi còn đây...”. Câu ca ấy của cố nhạc sĩ Hoàng Vân trong nhạc phẩm nổi tiếng “Quảng Bình quê ta ơi” cứ thôi thúc tôi tìm về làng biển Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Ở đó không chỉ có con đường bích họa mô phỏng gần 400 năm lịch sử dựng làng, những bức tường san hô cổ kính, một làng chài bình dị… mà còn là câu chuyện liêu trai về tục thờ cúng cá voi.


Làng chài Cảnh Dương nhìn từ biển - ảnh chụp khi chưa có dịch Covid19
Làng chài Cảnh Dương nhìn từ biển - ảnh chụp khi chưa có dịch Covid19

“Bát danh hương” nơi đầu sóng

Nằm kề dòng sông Roòn thơ mộng, làng Cảnh Dương tựa như một chiếc thuyền neo bình yên bên bờ biển biếc. Người đời truyền tai rằng, đây là một trong “Bát danh hương” - tức 8 làng cổ có danh tiếng lâu đời, ở Quảng Bình. 

Theo sử sách, Cảnh Dương được thành lập năm Quý Mùi (1634), tính đến nay đã 387 năm. Những bậc cao niên trong làng kể: Người dân của làng có nguồn gốc từ Nghệ An, Thanh Hóa, di cư vào đây và bao đời nay gắn liền với nghề đi biển.

Cảnh Dương được xem là vùng đất còn lưu giữ được nhiều di tích, như là chứng tích hàng mấy trăm năm khai ấp lập làng. Nổi bật là đình thờ tổ, nơi thờ các bậc thành hoàng đã có công khai khẩn vùng đất này. Dù đã trải qua nhiều lần trùng tu, nhưng đình làng vẫn còn giữ được một số hiện vật quý giá như chuông cổ “Cảnh viện hồng chung”, đúc vào đời vua Cảnh Thịnh năm 1801. 

Bên cạnh đó, còn có tấm bia đá khắc tên các vị khoa bảng của làng; chứng tỏ Cảnh Dương xưa là một ngôi làng có truyền thống hiếu học, khoa cử. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Cảnh Dương là “làng chiến đấu kiểu mẫu”; trong kháng chiến chống Mỹ, Cảnh Dương là đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân.

Một góc làng Cảnh Dương trên con đường bích họa
Một góc làng Cảnh Dương trên con đường bích họa

Có lẽ, địa thế “đứng nơi đầu sóng gió” đã hun đúc, trui rèn nên những con người can trường, khí khái. Ông Nguyễn Văn Biểu, thủ từ đình thờ tổ ở Cảnh Dương tự hào: 24 năm sau khi thành lập làng, tức là năm 1667, ngôi đình tổ được xây dựng. Từ đó cho đến nay, đình tổ luôn là một dấu ấn tâm linh trong lòng những người con Cảnh Dương.

Bao đời nay, Cảnh Dương là vùng đất thuần ngư. Mờ sáng, những thuyền cá trở về sau một ngày đêm lênh đênh trên biển, với đủ loại hải sản tươi rói trong khoang. Trên bến dưới thuyền, chợ cá Cảnh Dương cũng vì thế mà luôn tấp nập, đông vui. Trong vị mặn mòi của biển cả, một ngày ở làng Cảnh Dương thường bắt đầu với những điều bình dị như thế.

Nghề làm nước mắm nơi đây cũng là nghề truyền nối, đã từng có nước mắm Hàm Hương để tiến vua. Loại cá để làm nước mắm Hàm Hương có màu hồng trong suốt, hằng năm chỉ xuất hiện trên vùng biển cửa song Roòn vài tháng. Đánh bắt được cá Hàm Hương đã khó, việc chế biến thành nước mắm lại càng công phu. Chỉ những người có tay nghề thành thạo mới chế biến được thứ mắm nức tiếng để mang đi cống ngự. Những trầm tích văn hóa ở Cảnh Dương, xét về một phương diện nào đó cũng là trầm tích của nghề làm nước mắm ở mảnh đất này.

Cuộc sống nơi làng biển bao năm qua đã yên bình, giản dị như vậy. Người lên tàu ra khơi, kẻ ở nhà đan lưới, làm mắm, đóng thuyền. Những người con của Cảnh Dương qua bao sóng gió vẫn giữ làng, giữ biển, giữ cho mình lối sống mộc mạc, chân phương mà không kém phần đằm thắm, lắng sâu.

Lịch sử hình thành làng Cảnh Dương được tái hiện qua mỗi bức vẽ
Lịch sử hình thành làng Cảnh Dương được tái hiện qua mỗi bức vẽ

Làng văn hóa du lịch

Lợi thế địa lý cùng lịch sử hình thành, là điều kiện để Quảng Bình xây dựng Cảnh Dương thành làng văn hóa, du lịch kiểu mẫu. Đầu năm 2018, Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình phối hợp UBND huyện Quảng Trạch thực hiện Dự án vì biển đảo quê hương, bằng con đường “Bích họa tương lai”. Đấy là những câu chuyện được viết nên bằng những sắc màu; mỗi bức tranh là một lát cắt lịch sử. 

Qua từng nét vẽ, đất và người Cảnh Dương trong lao động và chiến đấu đã hiện lên vừa gần gũi, bình dị; vừa kì vĩ, hiên ngang. Đi hết chiều dài của những bức tranh, ta như được sống lại cùng lịch sử và truyền thống của con người làng biển.

Men theo con đường bích họa là những ngôi nhà cổ, những bức tường cổ làm bằng đá vỉa tím hay đá san hô, phủ màu rêu xanh cổ kính. Xưa kia, hầu hết các nhà trong làng đều có tường bao làm bằng đá san hô như vậy. Những ngôi nhà hơn trăm năm tuổi, vẫn vững chãi, bền bỉ trước sóng gió của biển cả lẫn những thăng trầm của thời cuộc. 

Làng bích họa là một bức tranh tổng thể lớn nhưng thống nhất, dẫn dắt khách du lịch trải nghiệm nhiều sắc màu văn hóa từ điểm xuất phát, các điểm dừng chân đến điểm cuối là điểm nghỉ chân thưởng thức sản phẩm địa phương và ngắm biển tại nghĩa trang cá voi.

Nói về tín ngưỡng thờ thần biển, đó là nét văn hóa đã ăn sâu vào tâm thức người dân Cảnh Dương. Nhiều người vẫn gọi Cảnh Dương là “làng cá voi”, bởi tục thờ cá voi độc đáo nhưng cũng đượm màu liêu trai. Vùng đất này có hẳn một nghĩa trang cá voi nằm bên bờ biển, hướng ra khơi với khoảng 30 mộ cá, được người dân cắm bia, đặt tên và chăm sóc chu đáo. 

Dân làng cũng đã xây dựng một “Ngư Linh Miếu” bảo quản, gìn giữ hai bộ xương cá ông, cá bà đã “lụy” (mắc cạn và chết - PV) vào làng hàng trăm năm trước. Hai bộ xương cá này được cho là lớn nhất đang còn lưu giữ ở Việt Nam, với chiều dài lên tới 28m. 

Người dân Cảnh Dương cho rằng: “Ngư Linh Miếu”, là một điểm tựa tinh thần vững chãi cho những ngư dân ở mảnh đất này. Những ước mơ bình dị về một cuộc sống ấm no, về những chuyến ra khơi đầy ắp cá tôm giữa trời yên biển lặng, được gửi gắm trong những lời khẩn cầu thành kính của người dân đến cá ông, cá bà.

Miếu Linh Ngư thờ cá Bà ở làng Cảnh Dương
Miếu Linh Ngư thờ cá Bà ở làng Cảnh Dương

Về tiềm năng du lịch của khu vực phía Nam đèo Ngang, lãnh đạo Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình cho biết: Trong tương lai sẽ hình thành làng văn hóa, du lịch biển đặc trưng của Quảng Bình, là làng Cảnh Dương. Cùng với danh thắng Đèo Ngang, khu du lịch Vũng Chùa, Sở đang phối hợp các đơn vị thực hiện và kêu gọi đầu tư các dự án du lịch, dịch vụ, để mang đến cho du khách sự trải nghiệm khác biệt tại Cảnh Dương như, không gian trưng bày hai bộ xương cá voi lớn nhất và lâu đời nhất Việt Nam dưới hình dạng nguyên thủy, công viên thuyền thúng, nhà hàng cá Voi…

Những năm qua, người dân Cảnh Dương cũng đã biết đầu tư, mở các homestay để đón khách du lịch đến nghỉ và trải nghiệm một số hoạt động nghề biển, thưởng thức đặc sản biển, ngắm cảnh quan trù phú của làng biển nổi tiếng này. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Những người lính với hành trình làm sạch đất

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.
Tin nổi bật trang chủ
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Nhìn lại lịch sử cách mạng nước ta, hội nhập và phát triển của đất nước luôn gắn liền với những biến chuyển của thời đại. Ngay từ những ngày đầu lập nước, trong bức thư gửi tới Liên Hợp quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ tinh thần là Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước, bày tỏ mong muốn “thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực”. Đây có thể được coi là “bản tuyên ngôn” đầu tiên về cách tiếp cận của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với cộng đồng quốc tế.
Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Thời sự - Thanh Huyền - Tuấn Ninh - 20:49, 02/04/2025
Ngày 2/4, tại trụ sở Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã có buổi làm việc về một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Tại buổi làm việc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, công tác phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phải theo phương châm phối hợp nhịp nhàng, dân chủ, cùng nhau tìm ra chân lý, để đi đến thống nhất, có như vậy thì sự nghiệp công tác dân tộc mới đi đến sự đồng thuận, đạt được thắng lợi.
Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Thời sự - PV - 19:35, 02/04/2025
Chiều 2/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân đã chủ trì Phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo, tiếp tục cho ý kiến, hoàn thiện thêm một bước dự thảo Đề án để chuẩn bị trình Bộ Chính trị.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia

Thời sự - PV - 17:50, 02/04/2025
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 2/4 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia.
Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tin tức - Ngọc Thu - 16:47, 02/04/2025
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Gia Lai, tính đến ngày 30/3, toàn tỉnh đã khởi công xây dựng, sửa chữa 4.289/8.485 nhà, đạt 50,55% kế hoạch.
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Dân tộc - Tôn giáo - T.Nhân - H.Trường - 16:39, 02/04/2025
Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo

Tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo

Dân tộc - Tôn giáo - Sỹ Hào - 16:17, 02/04/2025
Trong quý II/2025, Bộ Dân tộc và Tôn giáo cùng các bộ, ngành, địa phương tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo; tập trung giúp đỡ các tổ chức tôn giáo hợp pháp tổ chức các sự kiện tôn giáo lớn theo quy định của Giáo luật và pháp luật.
Nhiều tour du lịch đặc sắc, ý nghĩa dịp 50 năm thống nhất đất nước

Nhiều tour du lịch đặc sắc, ý nghĩa dịp 50 năm thống nhất đất nước

Du lịch - Minh Nhật - 16:10, 02/04/2025
Được thiết kế dành riêng cho dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các tour du lịch không chỉ góp phần phát huy ý nghĩa, giá trị văn hóa lịch sử của các điểm đến mà còn mang tính giáo dục sâu sắc, góp phần nâng cao nhận thức và lòng tự hào dân tộc.
Đắk Lắk: Người có uy tín phát huy vai trò đoàn kết ở buôn làng

Đắk Lắk: Người có uy tín phát huy vai trò đoàn kết ở buôn làng

Dân tộc - Tôn giáo - Lê Hường - 16:02, 02/04/2025
Gương mẫu, đi đầu trong mọi phong trào, đồng hành cùng đồng bào DTTS trong cuộc sống, sinh hoạt, lao động sản xuất...; đội ngũ Người có uy tín tỉnh Đắk Lắk được ví như “trung tâm đoàn kết” của buôn làng, là hạt nhân đặc biệt góp phần củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thanh minh trong tiết tháng Ba

Thanh minh trong tiết tháng Ba

Sắc màu 54 - Đức Hồng - 16:01, 02/04/2025
Từ xa xưa, Tết Thanh minh (được tổ chức vào mùng 3 tháng Ba Âm lịch hằng năm) đã trở thành ngày lễ quan trọng, thiêng liêng đối với người Việt. Đối với đồng bào Tày, Nùng ở miền núi phía Bắc nói chung, tỉnh Bắc Kạn nói riêng, Tết Thanh minh là một trong những ngày Tết lớn sau Tết Nguyên đán. Đây không chỉ là dịp tưởng nhớ tổ tiên mà còn là lúc con cháu sum vầy, thấm tình gắn kết dòng tộc.
Đơn vị cung ứng giống cây dược liệu không thực hiện cam kết, nhiều hộ DTTS rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”

Đơn vị cung ứng giống cây dược liệu không thực hiện cam kết, nhiều hộ DTTS rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”

Pháp luật - Phạm Tiến - 15:49, 02/04/2025
Từ năm 2024 đến nay, nhiều hộ đồng bào DTTS tham gia Dự án trồng cây dược liệu quý (trồng cây gấc) ở huyện A Lưới , TP. Huế rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”. Đất trồng cây gấc đã san ủi, hố trồng cây gấc đã đào, thế nhưng đơn vị tham gia liên kết sản xuất là Công ty La San lại chưa giao cây giống, vật tư trồng gấc như cam kết.