Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Vị tướng của lòng dân

Thanh Hải - 16:03, 25/07/2021

Tôi chưa một lần may mắn được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp; mọi hiểu biết về ông chỉ là những lời kể, qua sách vở và tài liệu lịch sử. Nhưng tự đáy lòng, tôi đặc biệt kính yêu và ngưỡng mộ ông. Và, tướng Giáp đã hiện lên trong tâm tưởng tôi thật đặc biệt. Còn trong lòng bao người dân, ông là một tượng đài bất tử.

Người dân Mường Phăng chào đón Đại tướng về thăm Sở chỉ huy ở Điện Biên Phủ - ảnh tư liệu
Người dân Mường Phăng chào đón Đại tướng về thăm Sở chỉ huy ở Điện Biên Phủ - ảnh tư liệu

Phàm là người, ở đời có hai khoảnh khắc quan trọng nhất là khi cất tiếng khóc chào đời và khi giã biệt cõi trần. Với tướng Giáp, cả hai khoảnh khắc này đều có thể coi là đặc biệt. 

Ông chào đời vào mùa lũ, nhằm ngày 25/8/1911. Tháng 8 năm ấy, mưa lũ trắng đồng trắng bãi làng An Xá; 103 năm sau ông giã biệt cuộc đời cũng đúng mùa mưa bão. Tôi lại nhớ đến một câu mà không rõ mình đã đọc từ đâu: “… có phải vì gió thổi mưa bay, hay vì xót thương mà trời sa nước mắt”. Ngày tướng Giáp về cõi vĩnh hằng, đất trời sụt sùi đẫm lệ!

Lớp hậu thế như tôi, những hiểu biết về Đại tướng chỉ qua những lời kể, qua sách vở và tài liệu lịch sử nhưng tự đáy lòng, tôi đặc biệt kính yêu và ngưỡng mộ ông. Bao người dân miền Lệ Thủy nói riêng, cả dân tộc Việt Nam nói chung vẫn trìu mến gọi ông là Bác Giáp, là Anh Văn đấy thôi.

Đại tướng quan sát trận địa trước khi nổ súng mở màn cho trận chiến Điện Biên Phủ - ảnh tư liệu
Đại tướng quan sát trận địa trước khi nổ súng mở màn cho trận chiến Điện Biên Phủ - ảnh tư liệu

Chỉ mỗi khoảnh khắc nghe tin Đại tướng mất, cũng đã là minh chứng rõ ràng nhất cho niềm kính yêu dành cho ông đến nhường nào. Quãng đường di quan từ Hà Nội về Quảng Bình hàng trăm cây số trong niềm tiếc thương, tiễn biệt của bao người. 

Phải chăng tài năng và nhân cách lớn của tướng Giáp đã là biểu tượng cao đẹp, chạm đến trái tim yêu chuộng hòa bình của mỗi người, để rồi khi nhận được tin dữ thì dâng lên vỡ òa.

Tôi đã về huyện Lệ Thủy, Quảng Bình những ngày cuối tháng 6. Đi giữa làng An Xá, xã Lộc Thủy mà rưng rưng bao xúc cảm. Ngay từ lối rẽ ở trung tâm huyện Lệ Thủy, đầu đường Võ Nguyên Giáp, là một biển chỉ dẫn màu xanh: Đường về nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp. 

Chỉ mấy chữ “đường về nhà” mà sao gần gũi, thân quen đến lạ. Ta như bắt gặp trong đó, nẻo về của nhà mình, quê mình với tất cả những tình cảm diết da của người con xa xứ.

Ngôi nhà của Đại tướng ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình
Ngôi nhà của Đại tướng ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình

Hình ảnh về tướng Giáp mà người dân làng An Xá vẫn còn nhớ mãi trong kí ức là một ông cụ bình dị, với nụ cười bình thản và vui vẻ. Đi đến đâu, bác Giáp cũng được hàng đoàn người vây quanh chào hỏi; và ông cũng đã hỏi thăm thật ân cần, từ các cụ bô lão đến các em thiếu nhi. 

Từ chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, đến đại thắng mùa xuân năm 1975 mãi mãi được ghi vào sử sách những mốc son chói lọi gắn với tên tuổi vị tướng Võ Nguyên Giáp. Xuất thân từ thầy giáo dạy lịch sử và chưa hề qua một lớp đào tạo bài bản nào về quân sự nhưng cả hai đế quốc sừng sỏ của thế kỉ 20 cùng nhiều tướng, tá… của Mỹ và Pháp đã phải “ngả mũ” trước tài cầm quân của anh Văn. 

Ông là vị tướng trẻ tuổi nhất, được lãnh tụ Hồ Chí Minh phong hàm theo cách rất đặc biệt - không hề qua các cấp, bậc trung gian nào. Và chính ông, cũng đã khiến bao đối thủ là các tướng lĩnh trong đoàn quân viễn chinh Pháp, đế quốc Mĩ nể phục. 

Chẳng thế mà, tướng De Castries, chỉ huy quân viễn chính Pháp tại Điện Biên Phủ đã phải thành thực thốt lên: Tôi thừa nhận tướng Giáp rất sành sỏi binh nghiệp và khôn ngoan hơn tôi, tài giỏi hơn tôi đã đành mà còn hơn cả tướng Cogny và Nava. Tôi hân hạnh được làm đối thủ của tướng Giáp, được làm kẻ chiến bại trực tiếp của một người tài giỏi như tướng Giáp. Tôi ngưỡng mộ và kính phục ông.

Trong suốt những năm tháng binh nghiệp, ông đều căn dặn đoàn quân của mình là luôn cố gắng giải quyết sự việc trước hết bằng hòa bình. Đó cũng là điều rất nhân văn và đặc biệt trong phong cách của người Đại tướng có một không hai này.

Sau này, khi được hỏi về chiến công vĩ đại, người chỉ huy huyền thoại năm nào đã rất xúc động khi chỉ nói về sự lãnh đạo tài tình của Đảng, Bác Hồ; về sự chiến đấu quên mình của dân và quân ta. Riêng ông, chỉ xem phần đóng góp của mình như một giọt nước giữa bao la biển cả.

Những phẩm chất cách mạng sáng ngời mà lãnh tụ Hồ Chí Minh truyền dạy, đã là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong hành trang cuộc đời, hành trang binh nghiệp của Đại tướng. Nhớ ngày Đại tướng về cõi vĩnh hằng, hàng vạn người đưa tiễn. 

Họ đã trật tự, lặng im, xếp hàng nối đuôi nhau trên cả cung đường dài để chờ vào tiễn biệt lần cuối, trước khi vị anh hùng vĩ đại của dân tộc về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Quảng Bình. Cả dân tộc đã để tang Đại tướng. Phút giây ấy, tướng Giáp đã trở thành tượng đài bất tử trong lòng dân tộc, trong lòng mỗi người dân đất Việt.

Vị tướng tài ba, lỗi lạc đã nằm xuống sau hơn một thế kỷ cống hiến mà những công lao đã trở thành bất tử với lịch sử. Đại tướng hưởng thọ 103 tuổi, âu cũng là điều hiếm thấy trong các bậc vĩ nhân. Ông được xem là vị tướng sống thọ nhất trong lịch sử thế giới. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Những người lính với hành trình làm sạch đất

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.
Tin nổi bật trang chủ
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Nhìn lại lịch sử cách mạng nước ta, hội nhập và phát triển của đất nước luôn gắn liền với những biến chuyển của thời đại. Ngay từ những ngày đầu lập nước, trong bức thư gửi tới Liên Hợp quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ tinh thần là Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước, bày tỏ mong muốn “thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực”. Đây có thể được coi là “bản tuyên ngôn” đầu tiên về cách tiếp cận của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với cộng đồng quốc tế.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam:

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam: "Không để xảy ra tình trạng lơ là công việc do tâm lý sáp nhập đơn vị hành chính và sắp xếp bộ máy"

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Đó là ý kiến chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết, tại Hội nghị Tỉnh ủy Quảng Nam lần thứ 19, khóa XXII, diễn ra ngày 2/4.
Lễ hội Hết chá - Di sản văn hóa của người Thái trắng ở Sơn La

Lễ hội Hết chá - Di sản văn hóa của người Thái trắng ở Sơn La

Sắc màu 54 - Minh Anh - 1 giờ trước
Vào dịp tháng 3 hàng năm, khi hoa mạ nở vàng, hoa ban nở trắng núi rừng, người Thái trắng ở xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La lại rộn ràng vui Lễ hội Hết Chá. Lễ hội Hết Chá là phong tục tín ngưỡng tâm linh độc đáo, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của người Thái trắng nơi rẻo cao Tây Bắc.
Thủ tướng: Có đối sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả trong mọi tình huống

Thủ tướng: Có đối sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả trong mọi tình huống

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Sáng 3/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành đánh giá tình hình, thảo luận về các giải pháp trước mắt và lâu dài sau khi phía Hoa Kỳ vừa công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Thời sự - Thanh Huyền - Tuấn Ninh - 20:49, 02/04/2025
Ngày 2/4, tại trụ sở Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã có buổi làm việc về một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Tại buổi làm việc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, công tác phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phải theo phương châm phối hợp nhịp nhàng, dân chủ, cùng nhau tìm ra chân lý, để đi đến thống nhất, có như vậy thì sự nghiệp công tác dân tộc mới đi đến sự đồng thuận, đạt được thắng lợi.
Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Thời sự - PV - 19:35, 02/04/2025
Chiều 2/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân đã chủ trì Phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo, tiếp tục cho ý kiến, hoàn thiện thêm một bước dự thảo Đề án để chuẩn bị trình Bộ Chính trị.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia

Thời sự - PV - 17:50, 02/04/2025
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 2/4 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia.
Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tin tức - Ngọc Thu - 16:47, 02/04/2025
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Gia Lai, tính đến ngày 30/3, toàn tỉnh đã khởi công xây dựng, sửa chữa 4.289/8.485 nhà, đạt 50,55% kế hoạch.
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Dân tộc - Tôn giáo - T.Nhân - H.Trường - 16:39, 02/04/2025
Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...
Tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo

Tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo

Dân tộc - Tôn giáo - Sỹ Hào - 16:17, 02/04/2025
Trong quý II/2025, Bộ Dân tộc và Tôn giáo cùng các bộ, ngành, địa phương tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo; tập trung giúp đỡ các tổ chức tôn giáo hợp pháp tổ chức các sự kiện tôn giáo lớn theo quy định của Giáo luật và pháp luật.
Nhiều tour du lịch đặc sắc, ý nghĩa dịp 50 năm thống nhất đất nước

Nhiều tour du lịch đặc sắc, ý nghĩa dịp 50 năm thống nhất đất nước

Du lịch - Minh Nhật - 16:10, 02/04/2025
Được thiết kế dành riêng cho dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các tour du lịch không chỉ góp phần phát huy ý nghĩa, giá trị văn hóa lịch sử của các điểm đến mà còn mang tính giáo dục sâu sắc, góp phần nâng cao nhận thức và lòng tự hào dân tộc.