Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Huy động tối đa lực lượng để giảm thiểu thiệt hại do áp thấp nhiệt đới, mưa lũ

PV - 20:52, 07/07/2021

Chiều 7/7, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp với Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai để ứng phó áp thấp nhiệt đới và mưa lớn.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành: Chúng ta đã sẵn sàng ứng phó với áp thấp nhiệt đới, kể cả tình huống mạnh lên thành bão - Ảnh VGP/Đức Tuân
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành: Chúng ta đã sẵn sàng ứng phó với áp thấp nhiệt đới, kể cả tình huống mạnh lên thành bão - Ảnh VGP/Đức Tuân

Đây là cuộc làm việc đầu tiên của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành trên cương vị Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn nhằm chỉ đạo ứng phó có hiệu quả với các loại hình thiên tai có thể xảy ra.

Khó có khả năng mạnh lên thành bão

Theo Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai Trần Quang Hoài, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) được đánh giá rủi ro thiên tai cấp độ 3. Rạng sáng mai, ATNĐ sẽ đổ bộ vào bờ, từ Ninh Bình-Thái Bình. Dự báo từ chiều 7/7 đến ngày mai 8/7, lượng mưa rất lớn, từ 100-250 mm, có nơi 300 mm. Hiện tại, toàn bộ tàu cá ở khu vực nguy hiểm (54.386 tàu với 250.000 người) đã được thông báo về ATNĐ. 3 đoàn công tác của Ban Chỉ đạo đã đến các địa phương để kiểm tra công tác phòng chống thiên tai. Hiện nay, các hồ chứa chủ yếu đang ở mức thấp. Bắc Bộ có 2.543 hồ thủy lợi mới đạt 65% dung tích thiết kế.

Ông Trần Quang Hoài đề nghị, ngay trong tối nay phải sơ tán dân trên các lồng bè thủy hải sản đến nơi trú tránh an toàn. Bày tỏ khu vực miền núi cần quan tâm đặc biệt vì có mưa lớn, ông Trần Quang Hoài cho rằng, các lực lượng xung kích cơ sở phải đến tất cả thôn bản, các khu vực có nguy cơ để hướng dẫn Nhân dân phòng chống.

Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Mai Văn Khiêm cho biết, chiều nay, ATNĐ đi vào vịnh Bắc Bộ với sức gió cấp 6-7, giật cấp 9. Sóng biển cao từ 2,5-3,5 m. Khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp là Đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Từ chiều nay đến hết ngày 8/7, ở Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Quảng Bình, có mưa to đến rất to với tổng lượng mưa phổ biến từ 100-250 mm/đợt, có nơi trên 300 mm/đợt.

Theo dự báo của các cơ quan, trung tâm quốc tế thì ATNĐ ít khả năng mạnh lên thành bão.

ATNĐ ảnh hưởng trực tiếp đến việc cất hạ cánh ở các sân bay Vân Đồn, Kiến An, Nội Bài, Vinh và mưa lớn ảnh hưởng tới kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021. Tại Hà Nội, từ chiều nay đã bắt đầu có mưa lớn, đề phòng mưa to gây ngập úng, gió giật mạnh làm đổ cây xanh. Cần lưu ý mưa lớn dẫn tới nguy cơ lũ quét, sạt lở đất rất cao ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, ông Mai Văn Khiêm cho biết.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nghe lãnh đạo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia báo cáo diễn biến ATNĐ - Ảnh: VGP/Đức Tuân
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nghe lãnh đạo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia báo cáo diễn biến ATNĐ - Ảnh: VGP/Đức Tuân

Báo cáo nhanh của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo, các tỉnh Thái Bình, Nam Định cấm biển từ 12h ngày 7/7; các tỉnh Quảng Ninh, Thanh Hóa cấm biển từ 13h ngày 7/7; TP. Hải Phòng cấm biển từ 15h ngày 07/7; tỉnh Ninh Bình dự kiến cấm biển từ 18h ngày 7/7; 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh đang theo dõi để xem xét việc cấm biển.

Bộ Quốc phòng đã có công điện chỉ đạo và duy trì 264.272 chiến sĩ, 1.979 phương tiện ứng trực sẵn sàng công tác tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai.

Đã sẵn sàng ứng phó

Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh yêu cầu phải huy động tối đa các lực lượng để chủ động phòng chống và giảm thiểu thiệt hại do ATNĐ, mưa lũ gây ra.

Mùa mưa bão năm nay được dự báo sẽ diễn biến rất phức tạp, khó lường, do đó cuộc họp này như một cuộc “tổng duyệt lại, kiểm tra xem các lực lượng đã chuẩn bị đến đâu”.

Từ các dự báo về diễn biến, báo cáo về công tác chuẩn bị ứng phó của các lực lượng trên biển, trên đất liền và ý kiến tại cuộc họp, Phó Thủ tướng đánh giá cao công tác chuẩn bị ứng phó cho đợt ATNĐ này là khá bài bản, chủ động. “Có thể khẳng định, chúng ta đã sẵn sàng ứng phó với ATNĐ, kể cả tình huống mạnh lên thành bão”, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nói.

Nhấn mạnh tinh thần “phòng là chủ yếu”, Phó Thủ tướng lưu ý, cần đặc biệt quan tâm, nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai. Dự báo không chính xác thì gây tai họa lớn. Phải ưu tiên đầu tư trang thiết bị cho công tác dự báo và cả cứu hộ, cứu nạn; tăng cường hợp tác với các cơ quan, tổ chức quốc tế trong công tác này. Phải bảo đảm trang thiết bị để các đoàn đi cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ có đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ, bảo đảm an toàn.

Trên cơ sở dự báo, cụ thể hóa thành các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Thường trực Ban Chỉ đạo, các địa phương... tùy cấp độ chủ động ban hành hoặc tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo, bảo đảm kịp thời, chính xác để các bộ, ngành, địa phương thuận tiện trong triển khai nhiệm vụ. Công tác chỉ đạo ứng phó thiên tai phải thật sớm, thật nhanh, nếu chậm một nhịp, thì các địa phương, cơ sở sẽ không vào cuộc kịp thời.

Đại diện Bộ đội Biên phòng báo cáo, 264.272 chiến sĩ, 1.979 phương tiện ứng trực sẵn sàng công tác tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai - Ảnh VGP/Đức Tuân
Đại diện Bộ đội Biên phòng báo cáo, 264.272 chiến sĩ, 1.979 phương tiện ứng trực sẵn sàng công tác tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai - Ảnh VGP/Đức Tuân

Các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là các cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở cần tăng cường công tác kiểm tra thực tế trước, trong và sau khi thiên tai xảy ra để có giải pháp sát hợp tình hình, không bị động bất ngờ, đặc biệt tại các địa bàn, khu vực trọng điểm, xung yếu, chịu tác động trực tiếp của thiên tai.

Đánh giá cao các lực lượng các vào cuộc, đi kiểm tra công tác chuẩn bị, Phó Thủ tướng lưu ý, tập trung thực hiện theo phương châm “4 tại chỗ” (lực lượng, phương tiện, chỉ huy và hậu cần) của địa phương. Trong đó, cần kiểm tra một cách cụ thể, kỹ lưỡng, bảo đảm sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xảy ra.

Các bộ, ngành, địa phương, nhất là các địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi thiên tai cần chủ động căn cứ tình hình để chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch tổng thể và cụ thể theo từng loại hình diễn biến thời tiết để ứng phó, trong đó lưu ý chuẩn bị vật tư, điều tiết hồ chứa, bảo vệ các cơ sở sản xuất, bảo đảm cung ứng lương thực thực phẩm… Đặc biệt trong bối cảnh phòng, chống dịch COVID-19, công tác phòng chống thiên tai càng thêm vất vả, Phó Thủ tướng chia sẻ và lưu ý việc đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông trong ứng phó với thiên tai. Trong đó, tiếp tục đổi mới, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ trong truyền tin, cảnh báo đến người dân, đặc biệt là người dân trên các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển, tại các khu vực chịu tác động trực tiếp của thiên tai. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao kiến thức, kỹ năng chủ động phòng chống thiên tai cho Nhân dân.

Sau khi thiên tai kết thúc, cần có tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm; nhanh chóng, kịp thời hỗ trợ, khắc phục thiệt hại, sớm ổn định tình hình.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Xác thực tài khoản bằng số điện thoại mới được đăng bài trên mạng xã hội

Xác thực tài khoản bằng số điện thoại mới được đăng bài trên mạng xã hội

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 147/2024 quy định biện pháp thi hành việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet, thông tin trên mạng đối với: Dịch vụ, tài nguyên internet; thông tin trên mạng; cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động; giám sát thông tin và ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng.
Tin nổi bật trang chủ
Hơn 1.000 kiều bào và người dân tại tỉnh Shihanuk Vill Vương quốc Campuchia được khám bệnh miễn phí

Hơn 1.000 kiều bào và người dân tại tỉnh Shihanuk Vill Vương quốc Campuchia được khám bệnh miễn phí

Tin tức - Duy Chí - 1 phút trước
Tại xã Vill Rinh, huyện Pray Nup, tỉnh Shihanuk Vill, Vương quốc Campuchia, đoàn bác sĩ Tâm Việt thuộc Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức khám bệnh, xét nghiệm, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho 1.167 kiều bào và người dân địa phương.
Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV năm 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 11

Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV năm 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 11

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 6 phút trước
Theo dự kiến, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV, năm 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày 29 và 30/11, tại Nhà văn hóa lao động tỉnh. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc, góp phần tôn vinh các giá trị văn hóa tiêu biểu của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh.
Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 7 phút trước
Chiều 21/11, Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí - Phó trưởng Phòng khám Axan (đóng tại xã Axan, huyện Tây Giang, Quảng Nam), cho biết vừa kịp thời cứu sống 1 bệnh nhân nữ trên địa bàn ăn 6 lá ngón cùng lúc để tự tử.
Cà Mau: Sôi nổi Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc

Cà Mau: Sôi nổi Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc

Thể thao - Tào Đạt - 9 phút trước
Ngày 21/11, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau phối hợp với UBND thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời tổ chức Ngày hội đua vỏ lãi năm 2024. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ kỷ niệm 70 năm sự kiện chuyến tàu tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Ngày hội thu hút hàng ngàn người dân trong và ngoài tỉnh đến theo dõi.
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 11 phút trước
Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Tại vùng đất miền đá xám Mèo Vạc - Hà Giang, nơi có những dãy núi trùng điệp và những bản làng xa xôi, có một thầy giáo mầm non mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc không chỉ với các em học sinh mà còn với đồng bào nơi đây. Đó là thầy giáo Hoàng Đại Nghĩa, người đã giành hơn 14 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, giúp các em mở rộng cánh cửa tri thức, vươn lên từ những khó khăn của cuộc sống.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đối thoại với nông dân

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đối thoại với nông dân

Trang địa phương - Mỹ Dung - 14 phút trước
Ngày 21/11, tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Lãnh đạo tỉnh đối thoại với nông dân 2024, với chủ đề “Hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất - kinh doanh, nâng cao thu nhập và chất lượng đời sống Nhân dân khu vực nông thôn”. Hội nghị có sự tham gia của 250 đại biểu trên địa bàn toàn tỉnh.
Hoà Bình đánh thức tiềm năng phát triển du lịch vùng hồ

Hoà Bình đánh thức tiềm năng phát triển du lịch vùng hồ

Công tác Dân tộc - Lê Anh - 16 phút trước
Với những tiềm năng tự nhiên và văn hóa đa dạng, du lịch Hòa Bình có đầy đủ điều kiện “cất cánh”, mở ra nhiều cơ hội, để thu hút đông đảo khách trong nước, quốc tế đến trải nghiệm, khám phá. Từ đó đưa ngành du lịch trở thành động lực phát triển kinh tế quan trọng của tỉnh.
Lễ đón trọng thể Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Campuchia

Lễ đón trọng thể Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Campuchia

Thời sự - PV - 17:35, 21/11/2024
Chiều nay, 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia, Thủ đô Phnompenh, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Khuon Sudary đã chủ trì Lễ đón trọng thể Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lần đầu tiên thăm chính thức Vương quốc Campuchia.
Cao Bằng: Tạo “bệ đỡ” cho thanh niên dân tộc thiểu số khởi nghiệp

Cao Bằng: Tạo “bệ đỡ” cho thanh niên dân tộc thiểu số khởi nghiệp

Chính sách dân tộc - Lê Tuấn - Mai Chi - 17:21, 21/11/2024
Những năm qua, tỉnh Cao Bằng thực hiện nhiều chính sách, chủ trương thúc đẩy phong trào khởi nghiệp, sáng tạo cho thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Nhờ được hỗ trợ về vốn, kiến thức từ các chương trình này, trên địa bàn miền núi huyện Hạ Lang đã xuất hiện nhiều thanh niên ưu tú, có nghị lực vượt khó, vươn lên khởi nghiệp với những mô hình hay, sáng tạo.
Việt Nam, Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Việt Nam, Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Thời sự - PV - 16:25, 21/11/2024
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết, chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh, quốc phòng, hợp tác biển và một số lĩnh vực hợp tác về điện, kinh tế số…